Chè dây - dược liệu được sử dụng nhiều cho người mắc bệnh dạ dày
Chè dây là loại dược liệu được nhiều người biết tới, đặc biệt là những người mắc bệnh dạ dày. Đây là loại thảo dược phổ thông, rẻ tiền nhưng công dụng chữa bệnh rất tốt. Không chỉ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh dạ dày, trà dây còn có rất nhiều tác dụng tác dụng khác mà bạn có thể khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về cây chè dây
Cây chè dây có danh pháp khoa học là Ampelopsis cantoniensis. Trong Đông y, trà dây còn được gọi là bạch liễm hay khau rả. Đây là loại thảo mộc mọc nhiều ở các khu rừng rậm, vùng núi cao.
Sở dĩ gọi là trà dây vì loại cây này có dạng thân leo, khi phát triển thường quấn vào các cây cổ thụ to, leo lên để đón ánh nắng mặt trời.
Mỗi cây trà dây thường dài khoảng 1 – 2m, phần tua bám vào thân cây cổ thụ rất chắc chắn. Lá cây bản to, dài, đầu lá nhọn, có răng cưa ở hai mép. Lá cây có màu xanh, không có lông, bề mặt nhẵn bóng, phần viền lá màu tím sẫm. Khi mới mọc, lá cây trà dây có màu hơi tím, sau đó chuyển dần sang màu xanh. Khi đạt độ trưởng thành lá cây sẽ có màu xanh đậm.
Cây trà dây có hoa trắng, trên cùng một cây sẽ có hoa đực và hoa cái mọc xen kẽ với nhau. Hoa chè nở thành chùm, thụ phấn nhờ côn trùng. Vào mùa hè hoa chè sẽ nở và kết trái vào đầu mùa thu. Quả của cây chè dây có màu đỏ hơi tím, gần giống với màu lá non, mỗi quả có khoảng 3 – 4 hạt.
Cây chè dây mọc ở đâu?
Cây chè dây phát triển tốt nhất ở khu vực có khí hậu á nhiệt đới. Chính vì thế loại thảo dược này thường được tìm thấy ở những khu rừng trên núi cao thuộc vùng Tây nguyên, Tây Bắc, nhiều nhất là các tỉnh như Thái Nguyên, Lào Cai, Cao Bằng…
Chè dây thường phân bố ở các vùng có độ cao từ 600 – 1600m so với mực nước biển. Cây phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa mưa ẩm. Kinh nghiệm cho thấy, cây trà dây sau khi cắt cành có khả năng tái sinh và phát triển mạnh hơn.
Hiện nay do nạn chặt phá rừng làm nương rẫy nên vùng sinh trưởng của cây trà dây trong tự nhiên bị thu hẹp. Chính vì thế nhiều cơ sở đã tiến hành nuôi trồng loại cây này bằng phương pháp gieo hạt hoặc trồng trực tiếp từ cây non trong tự nhiên.
Cây trà dây phát triển quanh năm, thu hoạch tốt nhất khi đã trưởng thành. Khi thu hoạch sẽ lấy hết toàn bộ phần lá và thân bám ở cây thân gỗ.
Chè dây sau khu thu hoạch cũng được chế biến như những loại chè thông thường để tạo thành các dạng bào chế phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
Thành phần hóa học, tính vị, quy kinh, tác dụng dược lý của cây chè dây
Thành phần hóa học:
Trong cây trà dây có chứa những hoạt chất chính là tanin, flavonoid, glucose. Trong rễ có myricetin, ampelopsin.
Trong đó tỉ lệ thành phần các dược chất như sau: flavonoid toàn phần chiếm khoảng 18,15%. Hỗn hợp flavonoid chứa 2 hoạt chất là dihydromyricetin và myricetin với tỉ lệ lần lượt là 58,83% và 5, 32%
Tính vị: Theo Đông y trà dây có vị ngọt đắng, tính mát, rất lành tính.
Quy kinh: Cây chè dây quy kinh vào vị, tì
Tác dụng dược lý:
-
Theo Y học hiện đại: Trong cây trà dây có chứa thành phần chính là flavonoid, đây là một hoạt chất có tác dụng giảm đau rất hiệu quả, ngoài ra còn giúp làm lành các vết loét tại niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó thành phần flavonoid còn mang đến công dụng tiêu diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori, đây là một loại khuẩn gây ra viêm loét ở dạ dày, tá tràng. Cây trà dây còn có công dụng giải độc gan, thải loại độc tố và an thần.
-
Theo Y học cổ truyền: Chè dây tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cơn đau nhức, chữa viêm loét dạ dày, chống oxy hóa, chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, trị viêm kết mạc, cảm mạo, viêm họng, viêm gan thể hoàng đản, mụn nhọt.
Cây chè dây có tác dụng gì?
Trà dây là loại thảo dược chữa bệnh tuyệt vời với chi phí thấp. Công dụng chữa bệnh của trà dây đã được chứng minh trong cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại.
Tác dụng của trà dây theo Y học hiện đại
Y học hiện đại đã có nhiều đề tài nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng của cây trà dây, trong đó phổ biến nhất là những công dụng sau.
Chống loét dạ dày
Thí nghiệm được thực hiện trên chuột cống trắng đã được gây loét dạ dày. Các nhà nghiên cứu sử dụng hoạt chất flavonoid toàn phần có trong trà dây với liều lượng 1g/1kg/ngày liên tục trong 4 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tình trạng loét giảm tới 62.5%.
Nghiên cứu này đã chứng minh khả năng điều trị và chống lại tình trạng loét dạ dày của chè dây rất hiệu quả.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng thực hiện các nghiên cứu cho thấy khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP của trà dây là 42.5%, cao hơn so với Alusi là 19.35%.
Điều hòa huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch
Nhiều nghiên cứu về hoạt chất flavonoid cho thấy rằng, hoạt chất này có khả năng giúp tăng cường tuần hoàn máu. Khảo sát cho thấy, những người duy trì uống trà dây thường xuyên ít bị canxi hóa thành mạch máu.
Ngoài ra, trà dây còn giúp những bệnh nhân cao huyết áp ổn định huyết áp và các chỉ số đường huyết. Nhờ đó, loại dược liệu này làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…
Giải độc gan, hỗ trợ giấc ngủ
Theo các chuyên gia, ngoài khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP gây loét dạ dày, chè dây còn có khả năng thanh lọc, giải độc gan rất tốt. Thường xuyên uống nước trà dây giúp làm giảm tình trạng mụn nhọt, rôm sảy do độc tố tích tụ ngoài da.
Bên cạnh đó, trà dây cũng có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Kháng viêm, giảm đau
Thí nghiệm được thực hiện trên chuột nhắt trắng đã được gây đau bởi dung dịch axit axetic 0,1%. Các nhà khoa học đã tiêm hoạt chất flavonoid toàn phần có trong chè dây vào chuột nhắt với liều lượng 1g/1kg. Kết quả thí nghiệm cho thấy các cơn quặn đau ở chuột giảm 50 – 80% cho từng 5 phút.
Nghiên cứu này đã chứng minh khả năng giảm đau, kháng viêm rất hiệu quả của cây chè dây.
Tác dụng kháng khuẩn
Một nghiên cứu đã được thực hiện trên môi trường thạch với phương pháp đục lỗ. Các nhà nghiên cứu sử dụng 2 nồng độ 1% và 0,5% hoạt chất flavonoid toàn phần có trong cây chè dây. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt chất này cho tác dụng trung bình và yếu với ba loại vi khuẩn là Bacillus, Staphylococcus aureus và Escherichia coli.
Điều này đã chứng minh khả năng kháng khuẩn của cây trà dây.
Tác dụng chống oxy hóa
Thí nghiệm thử nghiệm cao khô trà dây thực hiện trên chuột nhắt trắng cho thấy dược liệu này phát huy tốt khả năng chống oxy hóa trên vật thí nghiệm.
Chè dây là dược liệu rất lành tính
Thí nghiệm về độc tính của trà dây được thực hiện để thử nghiệm mức độ an toàn của dược liệu này.
-
Với độc tính cấp: Thử nghiệm trên 10 con chuột nhắt trắng uống nước trà dây sắc theo liều lượng 500g/kg. Sau thử nghiệm chuột trắng không chết. Điều này chứng minh độc tính trong trà dây là rất thấp và an toàn cho sức khỏe.
-
Với độc tính bán trường diễn: Thử nghiệm được thực hiện trên thỏ. Cho thỏ uống hoạt chất flavonoid toàn phần có trong trà dây với liều lượng 1g/kg/ngày trong 30 ngày liên tiếp. Kết thúc thử nghiệm thỏ không có biểu hiện nhiễm độc.
Tác dụng của chè dây theo Y học cổ truyền
Theo các tài liệu Y văn cổ, trà dây là dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, giảm đau, giúp điều trị nhiều căn bệnh như loét dạ dày tá tràng, viêm kết mạc cấp tính, cảm mạo, viêm gan, mụn nhọt, viêm họng.
Bài thuốc chữa dạ dày
Dùng 30 – 50g trà dây, hãm với nước hoặc sắc uống nhiều lần trong ngày. Mỗi đợt nên uống từ 15 – 30 ngày liên tục để đạt được hiệu quả giảm loét dạ dày tốt nhất.
Bài thuốc trà dây giảm nhức xương khớp
Dùng lá trà dây tươi giã nát, đặt lên tấm vải đem hơ nóng rồi đắp vào vùng đau nhức trong khoảng 30 phút. Thực hiện ngày 1 – 2 lần sẽ giúp giảm cơn đau.
Phòng bệnh sốt rét
Lấy 60g trà dây, 60g lá hồng bì, 12g lá tía tô, 12g rễ cỏ xước, 12g vỏ cây vối, 12g lá đại bi đem thái nhỏ, rửa sạch, phơi khô.
Sắc hỗn hợp dược liệu trên với 400ml nước, đun đến khi cạn còn 100ml thì dùng để uống. Cách 3 ngày uống 1 thang.
Cách pha trà chè dây chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả nhất
Cây trà dây có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày rất hữu hiệu. Tuy nhiên người bệnh cũng cần biết cách sử dụng và liệu lượng thích hợp để hỗ trợ trị bệnh hiệu quả mà không gây hại cho sức khỏe. Theo các chuyên gia khi pha trà trà dây người bệnh cần lưu ý về liều lượng và cách pha như sau:
Liều lượng sử dụng
Trà dây rất lành tính, tuy nhiên đây vẫn là một loại dược liệu, do đó không nên sử dụng quá liều lượng. Theo các chuyên gia về Y học cổ truyền, lượng trà dây một người nên uống mỗi ngày không quá 60 – 70g một ngày. Tùy tình trạng bệnh nặng mà có thể sử dụng từ 30 – 60g là tốt nhất.
Với 60g trà dây có thể chia ra làm hai lần pha trà để uống thay nước hàng ngày.
Cách pha trà chè dây
Chè dây sau khi thu hái được bào chế sấy khô như trà mạn thông thường, do đó cách pha cũng rất đơn giản.
-
Lấy khoảng 30g trà dây cho mỗi lần pha, cho vào ấm, có thể sử dụng ấm sứ hoặc ấm nhôm đều được.
-
Đổ một chút nước nóng và ấm trà, lắc qua để trà dây ngấm nước rồi đổ bỏ lượt nước đầu tiên đi.
-
Đổ thêm 600ml nước đun sôi vào ấm trà.
-
Ủ trà dây trong ấm khoảng 15 – 20 phút để các dược chất hòa tan vào nước là được.
Trà dây có vị ngọt đắng, khi pha thành trà có mùi thơm dịu, vị ngọt tự nhiên, hơi đắng rất dễ uống. Người bệnh không nên pha thêm đường hoặc các thành phần khác có vị ngọt vào nước trà dây để đảm bảo giữ nguyên được dược chất.
Để chữa bệnh dạ dày, người bệnh nên uống nước trà chè dây liên tục trong ít nhất 30 ngày. Nước chè dây nên uống vào buổi sáng và trước khi ăn 30 phút, vì đây là thời điểm vi khuẩn HP hoạt động mạnh nhất trên dạ dày. Ngoài ra ở các thời điểm khác trong ngày người bệnh cũng có thể uống thay nước để thanh nhiệt, giải độc.
Uống trà dây chữa bệnh có tác dụng phụ không?
Các nghiên cứu khoa học về độc tính của chè dây đã khẳng định rằng loại dược liệu này rất lành tính. Do đó dùng cây trà dây chữa bệnh không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Bên cạnh đó, việc uống trà dây còn giúp cơ thể được thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trên những bệnh nhân bị đau dạ dày đã sử dụng nước trà dây cho thấy:
-
Người bệnh giảm hẳn cơn đau dạ dày và các triệu chứng khác như chướng bụng, đầy hơi, ợ chua ngay sau 1 tuần đầu uống nước chè dây.
-
Khi kiên trì điều trị bằng trà dây từ 1 – 2 tháng, khoảng 50% bệnh nhân dạ dày không còn gặp phải các cơn đau khó chịu và thường xuyên nữa.
Mặc dù cũng có một vài ý kiến cho rằng uống nước trà dây có thể gây tác dụng phụ nhẹ như buồn nôn, chóng mặt, vàng da… Tuy nhiên các chuyên gia khẳng định rằng tình trạng này chỉ xảy ra khi bệnh nhân sử dụng trà dây quá liều lượng cho phép. Hoặc bệnh nhân mua phải loại chè dây kém chất lượng, bị ẩm mốc, không rõ nguồn gốc…
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng trà dây để chữa bệnh
Bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày, ợ hơi, trào ngược, đầy bụng bằng cây trà dây xuất phát từ đồng bào dân tộc Tày ở Tây Bắc. Đến nay phương pháp này ngày càng phổ biến và được đông đảo bệnh nhân dạ dày biết đến. Tuy nhiên, theo các chuyên gia để đạt được hiệu quả tốt nhất, khi chữa bệnh bằng cây chè dây, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:
-
Không sử dụng trà dây quá liều lượng, chỉ nên dùng tối đa 60 – 70g trà dây khô một ngày.
-
Nên chia lượng trà dây khô ra pha làm 2 lần uống trong ngày để nước trà dây không bị để quá lâu bên ngoài.
-
Tốt nhất nên uống trà dây trước khi ăn 30 phút để đạt hiệu quả chữa dạ dày tốt nhất.
-
Nước trà dây nên uống khi còn nóng, nếu nước đã nguội thì có thể hâm nóng lại rồi uống.
-
Nước trà dây chỉ uống trong ngày, không nên để đến ngày hôm sau để tránh bị thiu sẽ gây tác dụng ngược.
-
Khi mùa trà dây phải chọn địa chỉ uy tín, chất lượng, tránh mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Chữa bệnh bằng chè đây cần kiêng gì?
Cây trà dây là loại thuốc Nam sinh trưởng tại núi rừng Tây Bắc. Mặc dù cũng là một loại trà nhưng thành phần hoạt chất có trong trà dây khác hoàn toàn với trà xanh. Do đó những kiêng kỵ khi uống trà xanh khác với trà dây.
Khi uống trà dây để chữa bệnh, cần lưu ý những điều sau đây:
-
Khi uống trà dây chữa đau dạ dày nên hạn chế ăn những loại thực phẩm muối chua, giàu axit như: dưa muối, cà muối, kim chi…
-
Nên hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như tỏi ớt, hạt tiêu…
-
Không nên sử dụng các đồ uống có cồn như rượu bia, sử dụng chất kích thích, thuốc lá… trong quá trình điều trị bệnh dạ dày.
Tin liên quan
Ngày sinh nhật đặc biệt của nữ Chủ tịch TT-Green
22:00 | 24/11/2024 Sức khỏe tinh thần
Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
10:34 | 25/11/2024 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 25/11/2024: Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi
05:05 | 25/11/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen
06:30 | 25/11/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội