Chữa đau bụng "ngày" phụ nữ, bằng Y học cổ truyền.

Chữa đau bụng kinh bằng Y học cổ truyền đôi khi chính là phương pháp an toàn, hiệu quả và quan trọng là không gây tác dụng phụ. Một số bài thuốc Y học cổ truyền còn giúp cân bằng nội tiết, điều hòa kinh nguyệt, bổ máu, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.

Đau bụng kinh là gì?

Trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, khi trứng rụng và không được tiến hành giao hợp thụ tinh, khiến niêm mạc tử cung bị bong tróc và tống xuất ra ngoài, đó chính là máu kinh. Do quá trình này hoạt động dưới sự thay đổi của các hormone sinh dục nữ, nên có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan khác nhau trong cơ thể như tử cung, buồng trứng, âm đạo, vú và hệ thống thần kinh nội tạng. Vì vậy, khi đến ngày hành kinh, cơ thể phụ nữ có thể xuất hiện những cơn đau bụng dưới, hay còn gọi là thống kinh. Tình trạng này thường gây đau kiểu co thắt vùng bụng dưới, cơn đau có thể lan ra sau lưng và xuống hai đùi.

Đau bụng kinh có lúc rất dữ dội, nhưng thông thường chỉ là cảm giác đau nhoi nhói và khó chịu một chút ở bụng. Cơn đau bụng kinh có thể không giống nhau giữa những đợt hành kinh. Đôi khi có những chu kỳ không có hiện tượng đau bụng kinh hoặc chỉ gây ra một chút khó chịu cho người phụ nữ, song lại có những chu kỳ gây đau dữ dội. Mặt khác, một số phụ nữ có thể bị đau bụng dưới ngay cả khi không hành kinh.

Nguyên nhân đau bụng kinh

Tùy theo nguyên nhân, hiện tượng này được chia làm 2 loại

Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra do sự co bóp của tử cung. Các cơn co nhỏ, vị trí đau dọc từ trên xuống dưới tử cung, tuy nhiên các cơn co thắt tử cung này thường khá yếu và khó có thể cảm nhận rõ ràng được. Trong suốt giai đoạn hành kinh, tử cung của người phụ nữ sẽ co bóp thường xuyên để tống hết các phần tử niêm mạc tử cung đã bị hoại tử ra bên ngoài, tạo ra máu kinh nguyệt.Khi co bóp, các mạch máu được siết chặt lại, dẫn đến hạn chế máu và oxy đến. Sự thiếu oxy này phát ra tín hiệu kích thích cơ thể tiết ra các chất hóa học gây đau. Đồng thời, prostaglandin cũng được sản sinh, chất này tác động làm cho tử cung co thắt nhiều hơn dẫn đến cơn đau nhiều hơn. Đau bụng kinh nguyên phát thường sẽ cải thiện hơn khi phụ nữ lớn tuổi, nhất là sau khi có con.

Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát thường ít gặp hơn, gây ra do một nguyên nhân bệnh lý nào đó. Tình trạng này có liên quan đến tuổi tác, thường gặp hơn ở phụ nữ từ 30 - 45 tuổi. Những rối loạn bệnh lý có khả năng gây ra đau bụng kinh thứ phát bao gồm:

Lạc nội mạc tử cung: Thông thường lớp nội mạc tử cung vốn ở bên trong tử cung, nhưng trong tình huống này lại lạc chỗ ra các vị trí khác bên ngoài tử cung như: ống dẫn trứng, buồng trứng,.... gây ra đau bụng dưới.

U xơ tử cung: Khối u xơ phát triển trong tử cung có nguy cơ gây rong kinh và thống kinh.

Viêm vùng chậu: Khiến cho các cơ quan trong vùng chậu hông như tử cung, vòi trứng, buồng trứng bị viêm nhiễm.

Lạc tuyến nội mạc tử cung (adenomyosis): Là sự “lạc chỗ” của các tế bào thuộc lớp nội mạc tử cung vào lớp cơ tử cung, dẫn đến tình trạng đau bụng kinh thứ phát.

Dụng cụ tránh thai: Được đặt vào bên trong buồng tử cung để tránh khả năng thụ thai. Tuy nhiên, phương pháp này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng kinh ngoài ý muốn, đặc biệt là với những chu kỳ kinh nguyệt sau khi đặt dụng cụ tránh thai.

Có nên chữa đau bụng kinh bằng Y học cổ truyền không?
Chữa đau bụng kinh bằng Y học cổ truyền đôi khi chính là phương pháp an toàn, hiệu quả/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Biện pháp điều trị

Đa số các trường hợp là đau bụng kinh nguyên phát mức độ nhẹ, không cần phải can thiệp điều trị, hoặc nếu có thì thường chỉ cần điều trị tại nhà. Phương pháp điều trị được áp dụng là:Dùng thuốc giảm đau để giải quyết triệu chứng đau, riêng đối với trường hợp đau bụng kinh thứ phát, cần điều trị triệt để căn nguyên gây ra triệu chứng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và khả năng sinh sản nói riêng.

Ngoài các biện pháp Tây y, các bài thuốc Y học cổ truyền trị đau bụng kinh cũng được rất nhiều chị em quan tâm và lựa chọn sử dụng mỗi khi tới tháng. Khác với các bài thuốc Tây y các bài thuốc Y học cổ truyền mang lại hiệu quả an toàn hơn và hạn chế được các tác dụng phụ. Bởi các bài thuốc này đều có nguồn gốc từ các cây thuốc quý tự nhiên nên vừa trị đau bụng kinh lại giúp điều hòa kinh nguyệt, bổ máu và khí huyết được lưu thông.

Để có thể giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng tới tháng, bằng các cách:

Sử dụng túi chườm ấm hay một chai nước ấm đặt lên vùng bụng dưới

Tập luyện một số bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe trước đó

Tắm bằng nước ấm

Thực hiện các phương pháp giúp thư giãn, như thiền hay yoga

Giảm bớt căng thẳng tâm lý

Thử sử dụng một số thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, axit béo omega-3, magie…

Tránh uống rượu, bia, hút thuốc hay sử dụng các kích thích khác vì có thể khiến cơn đau trầm trọng thêm

Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, có thể là paracetamol hay các thuốc NSAIDs phổ biến

Kiểm soát hormone sinh sản bằng các cách như dùng thuốc tránh thai dạng uống hay dán, tiêm, cấy dưới da… (cách này cần phải được sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ)

Có nên chữa đau bụng kinh bằng Y học cổ truyền không?
Bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng Y học cổ truyền/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng Y học cổ truyền

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Đỗ đen: 30g; hồng hoa: 6g, đường đỏ

Cách làm: Đỗ đen đem vo sạch rồi sau đó rang thơm, tiếp đến đem cho vào nồi cùng hồng hoa với khoảng 500ml nước. Đun đến khi đỗ chín kỹ thì lọc lấy nước rồi cho đường đỏ vào. Như vậy là bạn đã hoàn thành bài thuốc. Đối với bài thuốc này thì bạn nên uống trước kì kinh nguyệt 3 ngày. Uống hai lần mỗi ngày và mỗi lần là khoảng 20ml.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Gạo tẻ: 100g; ngải cứu: 50g; đường đỏ

Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, thêm nước xâm xấp vừa đủ và đun trong khoảng 30 phút. Gạo vo sạch sau đó dùng nước ngải cứu đã đun để nấu cháo. Khi cháo nấu chín thì cho đường đỏ vào ăn kèm cùng. Các chị em chú ý nên ăn nóng, chia nhỏ ăn nhiều lần trong ngày và đặc biệt cần ăn trước kỳ kinh khoảng 3 -5 ngày để thuốc kịp phát huy công hiệu nhé.

Những bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng đông y hiệu quả mà bạn không ngờ tới 2

Ngải cứu là một trong những nguyên liệu quan trọng trong những bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng Đông y.

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Gừng tươi: 15g, lá ngải cứu loại bánh tẻ: 9g, trứng gà: 2 quả

Cách làm: Đầu tiên bạn rửa sạch gừng và ngải cứu sau đó đập dập gừng còn ngải cứu thì thái nhỏ rồi đem 2 loại đun cùng khoảng 300ml nước, bạn nhớ thêm trứng gà vào luộc cùng. Khi trứng chín thì vớt trứng ra bóc vỏ rồi cho vào luộc tiếp trong khoảng 5 phút. Sau đó bắc ra ăn trứng gà và uống nước thuốc. Bạn chú ý ăn trước kỳ kinh khoảng 3 ngày và mỗi ngày ăn một lần để thuốc phát huy hiệu quả.

Những bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng đông y hiệu quả mà bạn không ngờ tới 3

Gừng, trứng gà, ngải cứu được xem là thần dược để trị đau bụng kinh.

Đối với nhiều người thì mỗi kỳ kinh nguyệt là một nỗi ám ảnh. Không chỉ do tâm lý thay đổi thất thường mà còn do những dấu hiệu tới tháng khó chịu như đau lưng, đau khớp, đau bụng kinh. Ngoài việc áp dụng những bài thuốc Đông y thì chị em nên chú ý tới sinh hoạt hằng ngày như ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá để nội tiết tố trong cơ thể luôn ổn định, từ đó sẽ giúp kinh nguyệt đều hơn và những triệu chứng khi đến kỳ kinh nguyệt cũng sẽ dần biến mất.

Phòng khám Y học cổ truyền chữa đau bụng kinh hiểu quả

Phòng khám chuyên khoa YHCT An Triết

Phòng Mạch Đông Y An Triết là một môi trường khám chữa bệnh thân thiện cùng với sự nhiệt tình, chu đáo của từng lương y, bác sĩ đang công tác tại các Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương, Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Bộ Công An, Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Tuệ Tĩnh.

Dưới sự phụ trách quản lý của Tiến sĩ – Bác sĩ Ngô Quang Hải đã từng học tập, nghiên cứu làm việc 13 năm tại Bệnh viện Đông y tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc, tất cả bệnh nhân khi đến với Phòng mạch Đông y An Triết luôn được sự tư vấn, hướng dẫn chu đáo để mang lại hiệu quả ổn định lâu dài trong việc phòng và chữa bệnh.

Nhất Nam Y Viện

Nhất Nam Y Viện tái hiện lại Thái Y Viện triều Nguyễn một cách đầy sinh động và thực tế, từ hệ thống kiến trúc, không gian đặc trưng Cung đình Huế đến các bài thuốc sử dụng trong điều trị bệnh. Chính vì thế, Nhất Nam Y Viện đã tạo được dấu ấn riêng trong lòng người dân Việt, đồng thời mang lại nhiều giá trị văn hóa, tinh thần cho cộng đồng.

Đặc biệt nhất là, những bài thuốc - thành quả của các đề tài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc - được chuyển giao cho Nhất Nam Y Viện ứng dụng trong khám và điều trị bệnh cho nhân dân.

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc được thành lập bởi những bác sĩ giàu tâm huyết với Y học cổ truyền. Trung tâm đã sưu tầm được hơn 100 bài thuốc cổ phương, ứng dụng thành công nhiều bài thuốc vào công tác khám chữa bệnh, cho kết quả điều trị cao và bền vững.

Trung tâm Sản Phụ khoa Đông y Việt Nam

Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện) có bề dày hơn 10 năm phát triển. Đơn vị luôn nỗ lực sưu tầm, nghiên cứu và phục dựng các phương pháp, thuốc chữa bệnh từ nền tảng Y học Hoàng Cung Triều Nguyễn.

Thông qua nghiên cứu hiện đại, Trung tâm kế thừa thành công những giá trị tinh hoa từ bí quyết chữa bệnh phụ khoa của các Ngự Y lớn dùng trong điều trị, chăm sóc sức khỏe cho các Hoàng hậu, Cung phi, cung tần mỹ nữ Triều Nguyễn. Giải pháp điều trị các bệnh lý phụ khoa, sức khỏe sinh dục nữ giới của Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam đã giúp rất nhiều chị em thoát khỏi các tình trạng bệnh viêm nhiễm phụ khoa và sinh dục nữ giới.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà

Tin liên quan

Phòng khám chuyên khoa YHCT An Triết - Địa chỉ chăm sóc sức khỏe toàn diện

Phòng khám chuyên khoa YHCT An Triết - Địa chỉ chăm sóc sức khỏe toàn diện

Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, Phòng khám chuyên khoa YHCT An Triết đã xây dựng một danh tiếng vững chắc và khẳng định uy tín trong việc khám và điều trị cũng như chăm sóc sức khỏe bằng YHCT.
Chữa mất ngủ bằng Y học cổ truyền và những điều cần lưu ý

Chữa mất ngủ bằng Y học cổ truyền và những điều cần lưu ý

Mất ngủ hay còn gọi thất miên, đây là một tình trạng bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị mất ngủ kéo dài, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, cần sớm xác định nguyên nhân mất ngủ để có hướng điều trị phù hợp. Ngoài các phương pháp điều trị hiện đại. Chữa mất ngủ bằng Y học cổ truyền cũng được nhiều người lựa chọn.

Cùng chuyên mục

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Theo Đông y, hoa đồng tiền có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, long đờm, chỉ khái, đi vào kinh phế. Do đó, loài hoa này là một vị thuốc chữa ho hiệu quả.
Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Hoàng bá được ví như "kháng sinh tự nhiên". Hoàng bá là một dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học.
Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà (Lào Cai) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP.
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Trong đời sống, cây lưỡi hổ thường được biết tới là một loại cây cảnh. Tuy nhiên, cây lưỡi hổ còn là một dược liệu với khá nhiều tác dụng chữa bệnh.
Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ngày 19/7, tại khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phục hồi và bảo tồn, khai thác cây dược liệu của các xã miền núi trên địa bàn huyện Ba Vì gắn với xây dựng nông thôn mới”.

Các tin khác

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Trong Y học cổ truyền, những bài thuốc điều trị đau vai gáy là sự kết hợp của các loại thảo dược trên từng thể bệnh. Những bài thuốc này tác động đến xương khớp, các mạch máu và các khối cơ giúp lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc ứ trệ, giảm co cứng, giảm đau, giảm tê bì hiệu quả và cải thiện chức năng của xương khớp.
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

Dành dành là một loại cây bụi, mọc xanh tốt quanh năm, thường được trồng làm cây cảnh. Bên cạnh đó, dành dành còn là nguồn dược liệu quý, có tác dụng đối với nhiều bệnh lý.
Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Cây dướng là một loại cây lớn, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Trong y học cổ truyền, cây dướng, đặc biệt là quả dướng, có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh.
Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu do đã có trường hợp tử vong. Trong Đông y, bạch hầu cũng được coi là bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới nêu yêu cầu tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam.
Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Lá xoài từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian và ngày nay được khoa học chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Đột quỵ được biết đến là căn bệnh nguy hiểm và người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Sau đột quỵ cấp, người bệnh có thể bị mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, sa sút trí tuệ hoặc dễ trầm cảm, rối loạn cảm xúc…Căn bệnh này nếu không có dự phòng và điều trị tốt sẽ có hậu quả rất nguy hiểm đến tính mạng và tàn phế sau này.
Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử là hạt sấy hay phơi khô của cây tơ hồng. Thỏ ty tử là một vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền được sử dụng để dưỡng can thận, điều trị chứng bất lực và di tinh, ngăn ngừa sảy thai, cải thiện thị lực...
[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

Lá mơ lông vừa là một loại rau gia vị, vừa là một vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như lỵ trực trùng, ăn uống không tiêu, đau dạ dày...
Vỏ quả sầu riêng tưởng chừng như vô dụng nhưng lại vô vàn lợi ích

Vỏ quả sầu riêng tưởng chừng như vô dụng nhưng lại vô vàn lợi ích

SKV - Sầu riêng là một trong những loại trái cây nhiệt đới, phổ biến tại Việt Nam. Ngoài phần cơm vàng béo ngọt và hạt, ít người biết rằng vỏ quả sầu riêng vừa có thể chế biến các món ăn, vừa là vị thuốc nam với nhiều công dụng.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động