Mới nhất Đọc nhiều

Chữa mất ngủ bằng Y học cổ truyền và những điều cần lưu ý

Mất ngủ hay còn gọi thất miên, đây là một tình trạng bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị mất ngủ kéo dài, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, cần sớm xác định nguyên nhân mất ngủ để có hướng điều trị phù hợp. Ngoài các phương pháp điều trị hiện đại. Chữa mất ngủ bằng Y học cổ truyền cũng được nhiều người lựa chọn.
Có nên chữa viêm da cơ địa bằng Y học cổ truyền không? Có nên chữa viêm da cơ địa bằng Y học cổ truyền không?
Cây ngải cứu và những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời Cây ngải cứu và những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời

Bệnh mất ngủ là gì ?

Theo Y học cổ truyền, mất ngủ thuộc chứng bất đắc miên, thất miên hay bất mị. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ xảy ra vào ban đêm, khi bệnh nhân muốn ngủ nhưng không ngủ được hoặc ngủ không sâu giấc, không đảm bảo chất lượng của giấc ngủ.

Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng như khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ, đang ngủ thì tỉnh dậy và không ngủ lại được, dù đã ngủ nhưng khi tỉnh dậy vẫn cảm thấy người mệt mỏi, thần thái không tươi tỉnh. Mất ngủ kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.

Một giấc ngủ chập chờn sẽ khiến mắt thâm quầng, đầu óc thiếu tỉnh táo, làm việc không tập trung, cơ thể luôn trong trạng thái thèm ngủ, mệt mỏi. Có 2 dạng bệnh mất ngủ.

Mất ngủ cấp tính

Đây là tình trạng mất ngủ tạm thời thường gặp nhất, xảy ra trong một vài đêm cũng có thể một vài tuần rồi lại hết. Nguyên nhân của tình trạng này bao gồm:

Do gặp các vấn đề về mặt tâm lý cảm xúc tạm thời như đau buồn hay có sự tác động ở các yếu tố ngoại cảnh như gia đình, bạn bè.

Không thích nghi với địa điểm ngủ lạ, không thoải mái.

Thói quen lối sống không lành mạnh, giờ giấc không tuân thủ (ngủ trưa nhiều, sử dụng chất kích thích trước khi ngủ, dùng điện thoại hay làm việc quá giấc, qua cơn buồn ngủ,..).

Một số bệnh khác ảnh hưởng như đau bụng, đau răng, ho, sốt...

Mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng. Người bệnh thường vào giấc rất khó và rất lâu (30p – 1,5h). Giấc ngủ chỉ đạt được khoảng 3-4 giờ trong giấc ngủ có thể bị tỉnh giấc nhiều lần hoặc sau khi tỉnh thì khó vào lại giấc ngủ tiếp. Chất lượng giấc ngủ kém không đạt được đủ các thành phần trong giấc ngủ, khi tỉnh dậy người thường mệt mỏi.

Chữa mất ngủ bằng Y học cổ truyền và những điều cần lưu ý
Chữa mất ngủ bằng Y học cổ truyền/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Nguyên nhân gây mất ngủ

Theo y học cổ truyền, mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể do suy giảm chức năng tạng phủ như Tâm, Can, Tỳ, Phế,Thận làm cho tinh khí và thần trí không được yên ổn mà dẫn đến chứng mất ngủ. Lý luận Y học cổ truyền cho rằng, mọi cơ quan tạng phủ trong cơ thể đều có liên quan mật thiết với nhau, khi một tạng bị tổn thương có thể kéo theo sự suy giảm chức năng của các tạng phủ khác tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Theo đó, tất cả mọi tổn thương tạng phủ đều biểu hiện ra thần sắc. Vậy nên, khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền chữa mất ngủ, ngoài việc điều trị triệu chứng, cần phải xác định rõ đâu là gốc bệnh để điều trị tận gốc.

Ngoài nguyên nhân tạng phủ, mất ngủ còn bị gây nên bởi tình trạng tinh huyết không đủ hoặc do tà khí xâm phạm nhiễu động làm cho thần không yên mà sinh bệnh.

Chữa mất ngủ bằng Y học cổ truyền

Nếu như Tây y chủ yếu quan tâm đến điều trị triệu chứng thì chữa bệnh mất ngủ theo Y học cổ truyền lại chú trọng đến căn nguyên gây ra bệnh. Từ đó giúp điều trị tận gốc tình trạng mất ngủ và điều hòa ngũ tạng, nâng cao thể trạng, mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững.

Trong Y học cổ truyền chứng mất ngủ được gọi là thất miên (thất nghĩa là mất, miên nghĩa là ngủ) hoặc bất mị (bất là không, mị là ngủ). Đồng thời, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do tâm tỳ hư, can khí uất, thận âm hư gây nên.

Chứng mất ngủ thường xuất hiện kèm theo các biểu hiện như: Đau đầu, váng đầu, hay quên, tim đập hồi hộp,… Vì vậy, khi điều trị chứng mất ngủ, thầy thuốc cần phối hợp tốt với người bệnh. Đồng thời người bệnh phải bình tĩnh, không nên nóng vội mới đem lại kết quả như mong đợi.

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa mất ngủ thường sử dụng nguyên liệu là các loại cỏ cây, thảo dược. Vì vậy, những bài thuốc này thường không có hiệu quả ngay lập tức, nhưng an toàn, không gây tác dụng phụ và giúp bồi bổ, tăng cường sức khỏe, cải thiện triệu chứng từ tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh.

Như vậy, qua những thông tin này, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời có nên điều trị mất ngủ bằng thuốc Y học cổ truyền hay không.

Điều trị và cải thiện bệnh mất ngủ theo y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, bệnh mất ngủ chia làm nhiều thể. Mỗi thể bệnh sẽ có các triệu chứng cũng như phương pháp dược khác nhau để điều trị.

Mất ngủ do tâm tỳ hư

Suy nghĩ lo lắng quá độ làm tổn thương tâm tỳ, từ đó tỳ kém không sinh huyết, huyết hư không nuôi dưỡng được tâm.

Pháp: Bổ tâm dưỡng tỳ sinh huyết.

Phương: Quy tỳ thang

Nhân sâm 12g Quế chi 8g
Táo đỏ 3g Mộc hương 2g
Hoàng kỳ 12g Cam thảo 2g
Bạch truật 12g Đương quy 8g
Phục thần 12g Viễn chí 4g
Toan táo nhân 12g Sinh khương 3g

Mất ngủ do âm hư hỏa vượng, tâm hỏa thượng cang

Người bệnh khó ngủ dễ tỉnh giấc, người phiền muộn bứt rứt, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô tai ù đầu váng, lưỡi đỏ mạch tế sác.

Pháp: Tư âm thanh nhiệt, an thần.

Phương: Chu sa an thần hoàn.

Chu sa 4g Hoàng liên 6g
Cam thảo 2g Sinh địa 2g
Đương quy 2g

Mất ngủ do tâm thận bất giao

Mất ngủ, đầu váng ù tai, khát nước, lưng đau, hay mộng, triều nhiệt, tiểu đỏ, lưỡi đỏ không rêu mạch tế sác.

Pháp: Giao thông tâm thận

Phương: Giao thái hoàn

Hoàng liên 4g Nhục quế 2g

Mất ngủ do vị bất hòa

Ăn uống không điều độ gây thực tích không tiêu sinh đàm thấp gây ủng trệ. Ngủ không được vì ngực bụng căng tức, đầy hơi khó chịu, bụng đau, mạch hoạt.

Pháp: Tiêu đạo hòa vị hóa đờm

Phương: Bảo hòa hoàn.

Sơn tra 6g Thần khúc 2g
Bán hạ 3g Phục linh 3g
Trần bì 1g Liên kiều 1g
La bặc tử 1g

Ngoài việc dùng thuốc, để điều trị bệnh mất ngủ thì vai trò và sự phối kết hợp của bệnh nhân là khá quan trọng trong việc điều trị. Trong giai đoạn điều trị cần tuân thủ một số điều sau đây:

Tạo lịch ngủ khoa học, luyện tập bản thân lên giường và dậy đúng giờ

Không gian ngủ: Sạch sẽ mát mẻ, yên tĩnh, để tối hoặc dùng đèn ngủ. Trước khi ngủ 1-2 tiếng nên giảm ánh sáng trong phòng hoặc dùng đèn mờ.

Thay đổi thói quen ăn uống: ăn quá no, ăn uống đồ có chất kích thích thần kinh như cà phê, trà, nước ngọt...

Thực hiện các hoạt động: Thiền, đọc sách, nghe nhạc nhẹ, ngâm chân tắm nước ấm. Không nên sử dụng máy tính điện thoại trên giường.

Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày để có một sức khỏe tốt ổn định.

Bệnh mất ngủ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe chúng ta, vì vậy ngay từ bây giờ hãy thiết lập một lối sống khoa học và duy trì thường xuyên để phòng tránh căn bệnh này. Các vấn đề về tình trạng mất ngủ cần điều trị kịp thời, tránh để diễn biến lâu dài dẫn tới các tình trạng nặng nề hơn và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Chữa mất ngủ bằng Y học cổ truyền và những điều cần lưu ý
Những điều cần lưu ý chữa mất ngủ bằng YHCT/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Phòng khám Y học cổ truyền điều trị mất ngủ

Nhất Nam Y Viện

Nhất Nam Y Viện được thành lập là biết bao tâm huyết của đội ngũ y bác sĩ của Nhất Nam Y Viện và Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc. Đây cũng là địa chỉ đầu tiên phục dựng thành công mô hình khám chữa bệnh cùng các bài thuốc cổ phương của Thái Y Viện triều Nguyễn giúp cho người bệnh cả nước được trải nghiệm phong cách khám chữa bệnh độc đáo, mới lạ, hiệu quả.

Trong suốt những năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, Nhất Nam Y Viện luôn không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, dịch vị khám bệnh. Cùng với việc cải tiến, phát triển các bài thuốc cổ nhằm mang lại những hiệu quả vượt trội trong điều trị bệnh.

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc được thành lập bởi những bác sĩ giàu tâm huyết với Y học cổ truyền, trong đó, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Anh, bác sĩ Trần Quang Minh, bác sĩ Trịnh Thị Hà. Trung tâm đã sưu tầm, nghiên cứu và phát triển nhiều bài thuốc cổ truyền của dân tộc có tác dụng điều trị các bệnh, như: Bệnh cơ xương khớp, bệnh dạ dày, yếu sinh lý, bệnh trĩ, nám tàn nhang, mụn trứng cá, viêm da… nhận được nhiều phản hồi tích cực của giới chuyên gia và người bệnh.

Trung tâm đã sưu tầm được hơn 100 bài thuốc cổ phương, ứng dụng thành công nhiều bài thuốc vào công tác khám chữa bệnh, cho kết quả điều trị cao và bền vững. Trung tâm ký kết thành công văn bản hợp tác với Viện y học bản địa Việt Nam về nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất thuốc điều trị bệnh, sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thảo dược Việt Nam.

Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường

Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền cùng với bề dày kinh nghiệm trong thực tiễn chữa bệnh cứu người. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường ngày một nỗ lực hơn nữa để kết tinh những giá trị của Y học cổ truyền vào các bài thuốc, mang lại sức khỏe cho mọi người.

Đỗ Minh Đường là nhà thuốc Đông y gia truyền có tuổi đời hơn 150 năm, được đông đảo người bệnh trên cả nước biết đến với những bài thuốc nam đặc biệt, độc đáo, hiệu quả chữa bệnh cao.

Phòng Khám Đông Y Thọ Xuân Đường

Thọ Xuân Đường nghiên cứu sâu về cơ thể người, về đặc điểm quy luật sinh học của các bộ phận trong cơ thể, nghiên cứu về y học môi trường, cũng như cơ chế tồn tại của các loại vi rút, vi trùng gây bệnh để bào chế ra các bài thuốc mới từ dược liệu quý hiếm.

Bên cạnh dạng thuốc sắc, các vị thuốc Nam cũng được điều chế thành dạng thuốc viên, thuốc bột, thuốc bôi, thuốc nước, thuốc tán bỏ phích,... thuận tiện với những bệnh nhân không có điều kiện sắc thuốc. Các sản phẩm được sản xuất dựa trên bài thuốc gia truyền của Thọ Xuân Đường, kết hợp với công nghệ bản quyền của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, được Bộ y tế cho phép sản xuất và lưu hành một số sản phẩm truyền thống của gia đình trên toàn quốc - Đăng ký thương hiệu Việt Nam.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà

Tin liên quan

Chữa đau bụng "ngày" phụ nữ, bằng Y học cổ truyền.

Chữa đau bụng "ngày" phụ nữ, bằng Y học cổ truyền.

Chữa đau bụng kinh bằng Y học cổ truyền đôi khi chính là phương pháp an toàn, hiệu quả và quan trọng là không gây tác dụng phụ. Một số bài thuốc Y học cổ truyền còn giúp cân bằng nội tiết, điều hòa kinh nguyệt, bổ máu, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.
Có nên chữa viêm da cơ địa bằng Y học cổ truyền không?

Có nên chữa viêm da cơ địa bằng Y học cổ truyền không?

Viêm da cơ địa là một chứng viêm da, ngứa da mãn tính. Bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, sốt hay viêm mũi dị ứng... Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường khởi phát rất sớm, ngay từ tuổi sơ sinh, có thể tiếp tục đến lúc trưởng thành hoặc cũng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong đời.

Cùng chuyên mục

18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

Cây chi tử được xem là dược liệu tốt có thể điều trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau như: viêm gan cấp, đại tiện ra máu, bong gân, trĩ,…
Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Hoàng kỳ được người trong dân gian lưu truyền và hiện nay được Y học hiện đại nghiên cứu về các ứng dụng của dược liệu đối với sức khỏe.
Vị thuốc từ hoa mào gà

Vị thuốc từ hoa mào gà

Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát, tác dụng kiện tỳ lợi thấp, lương huyết chỉ huyết.
Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong có vị ngọt, tính bình, bổ, nhuận phế trừ ho, chống đau, giải độc, mềm và sánh có thể dung hòa bách bệnh, là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu được trong ngành y dược.
Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Say nóng, say nắng là tình trạng mất nước kèm theo rối loạn trung khu điều hoà thân nhiệt cấp tính.
Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

SKV - Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, với sự tận tâm, hết lòng, hết sức chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, lương y Cao Thanh Thanh Tâm, luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp trên mọi miền tin yêu, quý trọng bởi tài năng và đức độ của chị dành cho hàng chục ngàn bệnh nhân ở Việt Nam và nước ngoài.

Các tin khác

Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp để rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu theo Công điện số 35/CĐ-TTg ngày 10/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Ngày 15/4, Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam (Pháp), Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Bấm huyệt là một cách có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do buồn nôn.
Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Chữa mất ngủ bằng thảo dược là phương pháp được ưa chuộng từ xưa đến nay. Dưới đây là 5 cây thuốc chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả từ thiên nhiên.
Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Bấm huyệt đã được sử dụng trong hàng ngàn năm như một liệu pháp chữa trị cho nhiều triệu chứng và bệnh tật.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện 35/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Cây vọng cách hay cây cách, lá cách... là một loại cây mọc hoang phổ biến. Dân gian truyền tai nhau nhiều bài thuốc hay từ lá vọng cách. Cùng tìm hiểu lá vọng cách chữa bệnh gì,... trong bài viết sau đây.
Tỉnh Bắc Kạn phê duyệt dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể

Tỉnh Bắc Kạn phê duyệt dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể

UBND tỉnh Bắc Kạn đã có quyết định số 194/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Bổ khí “tứ quân tử” trong châm cứu

Bổ khí “tứ quân tử” trong châm cứu

Khí theo quan niệm của Y học cổ truyền đó là một loại vật chất tinh vi, cùng với huyết cấu thành hoạt động sinh mạng của con người. Cách thức hình thành, bộ vị tồn tại, công năng tác dụng và tên gọi của khí cũng không giống nhau. Khí tiên thiên (quan trọng...
Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

Cây thồm lồm còn có tên gọi khác là lồm, đuôi tôm, mía bẹm, mía mung, xốm cúng (Thái), nú mí (Tày), xích địa lợi, hoả mẫu thảo, cơ đô (K’ho)… Theo Đông y, cây thồm lồm có tính mát, vị chua, ngọt mang lại công dụng tiêu độc, giải nhiệt, chữa đau dạ dày, chữa trị mụn nhọt, kinh phong, sưng lở, lở ngứa, viêm da và kiết lỵ rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc từ cây thồm lồm mời các bạn tham khảo.
Xem thêm
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Phiên bản di động