Mới nhất Đọc nhiều

Chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả từ các bài thuốc Nam dân gian

Nguồn dược liệu thiên nhiên ở Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến và biết được hết công dụng của các cây thuốc Nam có sẵn trong vườn nhà. Đối với những người bị bệnh gan nhiễm mỡ, các loại cây như cây nha đam, cây chó đẻ, cà gai leo…là những bài thuốc hữu hiệu mà dân gian thường sử dụng. Các bài thuốc trị gan nhiễm mỡ từ thiên nhiên sẽ có công hiệu “kép” vừa trị bệnh lại còn giúp mát gan, tăng cường sức khỏe.
Bệnh gan nhiễm mỡ là một loại bệnh phổ biến. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/
Bệnh gan nhiễm mỡ là một loại bệnh phổ biến. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Bệnh gan nhiễm mỡ chỉ tình trạng tích tụ quá nhiều mỡ trong các tế bào gan khiến cho cơ quan này bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động. Ngoài việc lạm dụng bia rượu quá mức thì tình trạng béo phì, rối loạn lipid máu hay đái tháo đường cũng là những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

Để chữa gan nhiễm mỡ, nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng các bài thuốc Nam có nguồn gốc từ cây cỏ hay thảo dược thiên nhiên, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh một cách an toàn.

Dùng nha đam – cách chữa bệnh gan nhiễm mỡ bằng lá cây thông dụng

Trong số các loại cây uống chữa gan nhiễm mỡ, nha đam khá dễ kiếm và có độ thông dụng cao. Thảo dược này được y học cổ truyền ghi nhận với tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, làm mát gan, đào thải mỡ dư thừa, hỗ trợ tiêu hóa và nâng cao chức năng hoạt động của gan.

Ảnh minh họa. https://suckhoeviet.org.vn/
Ảnh minh họa. https://suckhoeviet.org.vn/

Đặc biệt, nha đam còn có khả năng làm giảm lipid trong máu, từ đó ngăn chặn sự tích tụ của các mô mỡ trong gan, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Dân gian thường sử dụng lá xay nhuyễn chung với mật ong để lấy nước uống nhằm đẩy lùi các triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ trong giai đoạn nhẹ một cách tự nhiên.

Bạn chỉ cần chuẩn bị: 100 gram lá nha đam tươi; 2 thìa cà phê mật ong và 200ml nước đun sôi để nguội. Với cách dùng của phương thức này vô cùng đơn giản:

Gọt lớp vỏ xanh bên ngoài của lá nha đam rồi rửa với nước muối loãng cho bớt nhớt;

Cắt nhỏ ruột rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với nước;

Đổ nguyên liệu vừa xay vào rây lọc lấy nước cốt;

Trộn nước nha đam thu được chung với mật ong, khuấy đều lên;

Uống hết trong 1 lần hoặc chia làm 2 lần uống trong ngày để trị gan nhiễm mỡ.

Bài thuốc dân gian từ lá sen

Lá sen có tính mát, hương thơm nhẹ, vị đắng hơi chát được người dân sử dụng nấu nước uống để thanh nhiệt, giảm cholesterol trong máu, ổn định huyết áp. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/
Lá sen có tính mát, hương thơm nhẹ, vị đắng hơi chát được người dân sử dụng nấu nước uống để thanh nhiệt, giảm cholesterol trong máu, ổn định huyết áp. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Lá sen vốn là vị thuốc dân dã có tính mát, hương thơm nhẹ, vị đắng hơi chát được người dân sử dụng nấu nước uống để thanh nhiệt, an thần, giảm cholesterol trong máu, ổn định huyết áp. Tuy nhiên chưa có tài liệu khoa học trực tiếp chứng minh nhưng từ lâu lá sen đã được sử dụng để bồi bổ cho cơ thể, hỗ trợ chữa gan nhiễm mỡ, giải độc gan.

Để chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen, mỗi ngày người bệnh chỉ cần dùng 10g lá sen khô nấu cùng 500ml nước, uống nhâm nhi như trà, hoặc để nguội cho vào chai, bảo quản trong tủ lạnh như một loại nước trà giải khát. Ngoài ra, còn có thể dùng lá sen chữa gan nhiễm mỡ bằng cách nấu cháo lá sen non để ăn vài ba lần trong tháng.

Nhân trần – Cây thuốc nam chữa gan nhiễm mỡ dễ kiếm

Trong các tài liệu của y học cổ truyền, nhân trần được ghi nhận là cây thuốc có vị đắng, tính bình. Thảo dược này giúp giải nhiệt, trị nóng gan, ức chế phản ứng viêm, đồng thời tiêu hủy mỡ. Chính vì vậy mà cây nhân trần thường được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về gan mật như gan nhiễm mỡ, viêm gan vàng da hay bệnh sỏi túi mật. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng dược lý khác của cây như: Kích thích gan sản xuất dịch mật đảm bảo cho quá trình tiêu hóa thức ăn; chống nhiễm độc carbon tetrachloride; bảo vệ gan khỏi nấm, virus, vi khuẩn, tụ cầu khuẩn; ổn định huyết áp, đảm bảo cho quá trình tuần hoàn máu đến gan…

Nhân trần được dân gian xem là cây thuốc quý chữa gan nhiễm mỡ. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/
Nhân trần được dân gian xem là cây thuốc quý chữa gan nhiễm mỡ. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Cây nhân trần là vị thuốc quý được dân gian truyền tụng. Vị thuốc Nam này có tác dụng làm mát gan, lợi tiểu, thúc đẩy khả năng tiết mật và bài tiết mật. Dùng một nhúm cây nhân trần phơi khô, thái nhỏ, hãm với nước sôi khoảng 15 phút rồi chắt nước và uống như trà. Kiên trì dùng nước này thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ hiệu quả.

Chữa gan nhiễm mỡ từ cây cà gai leo

Cà gai leo chính là một gợi ý hữu ích cho những ai đang thắc mắc gan nhiễm mỡ uống thuốc Nam gì. Thảo dược này còn có tên gọi khác là cà quạnh hay gai cườm. Nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra, nhiều hoạt chất quý được tìm thấy trong cây cà gai có tác dụng tích cực trong điều trị các bệnh lý về gan, bao gồm cả bệnh gan nhiễm mỡ.

Ảnh minh họa. https://suckhoeviet.org.vn/
Ảnh minh họa. https://suckhoeviet.org.vn/

Các hoạt chất Saponin steroid, Flavonoid, Solasodinon trồng cà gai leo khi được hấp thụ sẽ hoạt động bằng cách thanh nhiệt, chống viêm, tăng cường chức năng thải độc của gan và bảo vệ các mô khỏe mạnh.

Chất Glycoalkaloid với khả năng chống oxy hóa mạnh có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của gan nhiễm mỡ, giảm nguy cơ biến chứng thành xơ gan, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B.

Chính vì lý do trên mà cà gai leo được dân gian xem như là cây thuốc quý chữa gan nhiễm mỡ. Trên thị trường cũng có nhiều loại thực phẩm chức năng hay thuốc bổ gan chứa chiết xuất từ loại cây này.

Có 2 cách chữa gan nhiễm mỡ bằng bài thuốc dân gian từ cà gai leo như sau:

Dùng cà gai leo ở dạng trà

Cà gai leo rửa sạch, phơi khô bảo quản nơi khô ráo để dùng dần;

Mỗi ngày, bạn lấy 100g dược liệu khô bỏ vào ấm hãm với nước sôi trong 15 phút;

Rót trà uống vài lần trong ngày.

Bài thuốc sắc từ cà gai leo và cây xạ đen

Chuẩn bị một thang thuốc gồm: Cà gai leo (30 gram ) và cây xạ đen (40 gram);

Rửa sạch cả hai rồi đem sắc với 1,5 lít nước. Đun sôi trên bếp 15 – 20 phút để các hoạt chất trong thảo dược tiết hết ra nước;

Lọc bỏ bã lấy nước sắc uống 2 – 3 lần mỗi ngày;

Áp dụng bài thuốc Nam chữa gan nhiễm mỡ từ cà gai leo theo cách này trong ít nhất vài tháng để thấy được kết quả rõ ràng.

Chữa bệnh gan nhiễm mỡ bằng thuốc Nam từ lá chè

Ảnh minh họa. https://suckhoeviet.org.vn/
Ảnh minh họa. https://suckhoeviet.org.vn/

Lá chè xanh là thức uống rất quen thuộc của nhiều người. Lá chè xanh có vị đắng, chát, hơi ngọt, có tính mát nên được dùng phổ biến để thanh nhiệt, giải khát. Ngoài ra, lá chè còn rất tốt cho sức khỏe, trong đó giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, nhờ ngăn ngừa quá trình oxy hóa, cản trở sự hấp thụ chất béo không tốt của cơ thể, loại bỏ mỡ thừa tích tụ lâu ngày, tăng sức đề kháng cho gan.

Lấy 30g chè tươi hãm với nước sôi để uống mỗi ngày. Khi uống lá chè cần lưu ý không nên uống khi bụng đang đói, không uống trước khi đi ngủ, không uống nước chè quá nóng sẽ làm bụng cồn cào, mất ngủ không tốt cho sức khỏe.

Cây chó đẻ răng cưa – Bài thuốc dân gian chữa gan nhiễm mỡ

Thêm một loại cây uống chữa gan nhiễm mỡ để bạn tham khảo đó là cây chó đẻ răng cưa. Thảo dược này còn được biết đến với tên gọi khác là diệp hạ châu. Trong cây chứa thành phần Alkaloid, Niranthin hay tanin. Chúng có khả năng chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do và các tác nhân có hại, giảm tổn thương cho gan khi bị tích tụ quá nhiều mỡ, đồng thời ngăn chặn sự tiến triển của bệnh xơ gan.

Bài thuốc Nam chữa gan nhiễm mỡ từ cây chó đẻ có tác dụng làm mát gan, giải độc, tiêu hủy mỡ tích tụ trong gan. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/
Bài thuốc Nam chữa gan nhiễm mỡ từ cây chó đẻ có tác dụng làm mát gan, giải độc, tiêu hủy mỡ tích tụ trong gan. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Tiến hành thí nghiệm trên kháng nguyên HbsAg cho thấy, chiết xuất từ cây chó đẻ răng cưa có tác dụng ức chế rõ ràng đối với virus viêm gan siêu vi B. Ngoài ra, cây còn có tác dụng tốt trong việc đào thải độc tố và loại bỏ mỡ cho gan.

Với loại cây này, có 2 cách dùng gồm:

Cách 1: Dùng 20g cây chó đẻ độc vị đem sắc chung với 400ml nước đến khi cạn còn 100ml thì gạn ra. Tiếp tục dùng bã thuốc sắc thêm 2 lần nữa theo cách tương tự. Thuốc thu được trộn lẫn với nhau đem chia đều làm 3 phần. Sử dụng hết trong ngày.

Cách 2: Dùng cây chó đẻ, cây vọng cách và nhân trần mỗi vị 10g. Tất cả rửa sạch và sắc với nửa lít nước trong 20 phút. Gạn thuốc sắc chia làm 2 lần uống. Dùng ngày 1 thang cho đến khi chữa khỏi bệnh gan nhiễm mỡ.

Mặc dù mang lại nhiều tác dụng tích cực, những cách chữa gan nhiễm mỡ bằng bài thuốc dân gian được áp dụng triệt để. Nhưng một số bài thuốc chữa bệnh được lưu truyền và áp dụng theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng. Cần có thêm nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh về tính hiệu quả và an toàn của chúng. Vì vậy, trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc và các bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn.

https://suckhoeviet.org.vn/

Ngô Huyền (t/h)

Tin liên quan

Độc lực của cúm A/H5N1 nguy hiểm thế nào?

Độc lực của cúm A/H5N1 nguy hiểm thế nào?

Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 và đã có 1 trường hợp vừa được ghi nhận tử vong ngày 23/3 vừa qua. Cúm A/H5N1 là chủng có độc lực cao, người nhiễm có biểu thường có biểu hiện nặng, với tỷ lệ tử vong tương đối lớn. Làm gì để phân biệt được cúm A/H5N1 và cúm thông thường, làm gì để phòng bệnh là điều rất nhiều người dân quan tâm.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây sau sau

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sau sau

Nhiều bộ phận của cây sau sau như lá, quả, vỏ, rễ, nhựa đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Nhật Bản thu hồi một số sản phẩm của Kobayashi

Nhật Bản thu hồi một số sản phẩm của Kobayashi

Một loại thực phẩm chức năng (TPCN) của Nhật Bản đang bị thu hồi sau khi hơn 100 người nhập viện và 2 người thiệt mạng.

Cùng chuyên mục

Chỉ xác - dược liệu quý trong y học cổ truyền

Chỉ xác - dược liệu quý trong y học cổ truyền

Chỉ xác là một loại dược liệu thường sử dụng trong y học cổ truyền. Vị thuốc có mùi thơm, vị đắng, hơi chua thường được dùng để trừ đờm, táo thấp, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi, hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
Nguyên nhân gây mất ngủ và những bài thuốc điều trị

Nguyên nhân gây mất ngủ và những bài thuốc điều trị

Để điều trị chứng mất ngủ một cách có hiệu quả, có thể căn cứ vào những triệu chứng (biểu hiện) cụ thể để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp.
Liên Kiều- Nguồn Dược liệu quý trong Đông Y

Liên Kiều- Nguồn Dược liệu quý trong Đông Y

Theo đông y, Liên Kiều có vị đắng, hơi hàn, không độc, vào 4 kinh tâm, đởm, tan tiêu và đại trường có tác dụng tán khách nhiệt ở các kinh, chữa sang thũng. Liên kiều tán chữa kinh huyết ngưng, khí tụ, lợi thuỷ đạo, sát trùng, chỉ thống, tiêu thũng, bài nùng (tiêu mủ)...
Những bài thuốc hay từ củ mài

Những bài thuốc hay từ củ mài

Củ mài hay còn gọi là hoài sơn được dùng làm thuốc hoặc chế biến món ăn. Tham khảo thông tin về dược liệu qua bài viết sau đây.
Những bài thuốc điều trị tai biến mạch máu não

Những bài thuốc điều trị tai biến mạch máu não

Y học cổ truyền gọi tai biến mạch máu não là trúng phong.
Vai trò của y học cổ truyền trong điều trị và phục hồi sau đột quỵ

Vai trò của y học cổ truyền trong điều trị và phục hồi sau đột quỵ

Các nghiên cứu gần đây bắt đầu nhìn nhận giá trị của y học cổ truyền trong việc hỗ trợ điều trị đột quỵ, nhấn mạnh sự cần thiết của việc tích hợp các phương pháp này vào hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại.

Các tin khác

Cây ráy: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Cây ráy: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Củ ráy có vị nhạt, tinh hàn, có độc ăn vào gây ngứa trong miệng và cổ họng. Nhân dân thường dùng củ ráy để làm thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng bàn tay, bàn chân,...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...
Những bài thuốc chữa mất ngủ theo y học cổ truyền

Những bài thuốc chữa mất ngủ theo y học cổ truyền

Theo Y Học Cổ Truyền, nguyên nhân là do tâm tỳ hư tổn, thận hư, âm hư, tâm thận bất giao, tâm hỏa cang thịnh, cũng có thể còn do tâm thần bị sang chấn quá mạnh sinh ra mất ngủ.
Châm cứu trên mặt: Khám phá phương pháp làm đẹp thời cổ đại với công nghệ hiện đại

Châm cứu trên mặt: Khám phá phương pháp làm đẹp thời cổ đại với công nghệ hiện đại

Không chỉ dừng lại ở việc điều trị các bệnh lý phức tạp, châm cứu còn mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực làm đẹp - châm cứu trên khuôn mặt.
Hội thảo khoa học “Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam”

Hội thảo khoa học “Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam”

SKV - Sáng 17/03/2024 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam” với mục đích kế thừa di huấn của Thiền sư trong việc phổ biến sử dụng thuốc Nam với phương châm “Nam Dược trị Nam nhân”.
49 thao tác tại huyệt đặc hiệu chữa bệnh theo kinh nghiệm

49 thao tác tại huyệt đặc hiệu chữa bệnh theo kinh nghiệm

Trong kho tàng y học cổ truyền, việc sử dụng các huyệt đạo để điều trị bệnh đã được lưu truyền hàng nghìn năm và đến nay vẫn được áp dụng trong y học hiện đại.
Cây trầu không- Dược liệu quý trong đông Y

Cây trầu không- Dược liệu quý trong đông Y

Trầu không ngoài công dụng dùng để ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), nhân dân nhiều nơi còn dùng lá trầu không giã nhỏ, cho thêm nước sôi vào rồi dùng rửa những vết loét, mẩn ngứa, viêm mạch bạch huyết,...
Nần Vàng - Dược liệu quý cho người bị mỡ máu cao

Nần Vàng - Dược liệu quý cho người bị mỡ máu cao

Cây nần vàng (nần nghệ) là một trong những vị dược liệu quý giúp giảm mỡ máu, hạ các chỉ số mỡ xấu trong máu và tăng chỉ số máu tốt. Vậy nần vàng có tác dụng như thế nào trong điều trị mỡ máu, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Quy định về kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám, chữa bệnh

Quy định về kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BYT ngày 12/3/2024 quy định cấp giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Cảo bản: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Cảo bản: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Theo các tài liệu cổ, Cảo bản có vị cay, ôn, không độc, có năng lực tán phong, hàn, chữa chứng nhức óc, là thuốc khu phong, chữa ung nhọt, thường dùng chữa chứng âm hộ lạnh, sưng đau nhức, nhức đầu, còn dùng gội đầu cho sạch gầu.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động