Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây giao
Hạt chia giúp ngăn ngừa cao huyết áp và bệnh ung thư hiệu quả |
Giảo cổ lam: Tác dụng và các bài thuốc trị bệnh cực hay |
Cây giao
Cây giao là loại cây có nguồn gốc từ Nam Phi còn được biết đến với cái tên khác là cây xương cá, thanh san hô hay lục ngọc thụ,… Du nhập vào nước ta, cây giao với hình dáng độc đáo được nhiều người ưa chuộng trồng làm cảnh trang trí nhà cửa, thôn quê còn trồng nhiều ở hàng rào.
Dễ dàng thích nghi, sinh trưởng mạnh với cả điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên cây giao được trồng ở hầu hết khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, còn mọc hoang khá nhiều.
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật giúp bạn dễ dàng nhận biết cây giao trong tự nhiên:
Cây giao thuộc họ cây xương rồng, cao khoảng 1 – 1,5m nhưng thân không có gai
Cây to lâu năm có thể cao đến 8m, đường kính to bằng cổ tay người trưởng thành
Thân cây có nhiều nhánh mọc ra xung quanh như xương cá
Lá cây thường chỉ có ở các cành nhỏ, dài 1,2 – 1,6cm, rộng 0,2cm mọc thành cụm
Có quả hình trái xoan, ít lông
Người ta thu hái toàn bộ các bộ phận của cây dùng làm thuốc ở dạng tươi hay phơi khô đều được, có thể thu hoạch cây giao quanh năm.
Cây giao rất hữu hiệu trong chữa viêm xoang |
Công dụng của cây giao
Theo Y học cổ truyền
Toàn cây có tính mát, vị cay, hơi chua và hơi có độc. Cả cây có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thúc sữa, sát trùng, khử phong. Nhựa cây rất độc, để dính vào mắt có thể làm mù; nhựa còn gây phồng làm nóng đỏ, tẩy xổ và chống kích thích. Để ngoài ánh nắng mặt trời, nhựa cây sẽ khô đặc lại và khi ngâm trong nước sẽ cho loại nhựa như cao su.
Ở một số nước Đông Nam Á, thuốc đắp từ cành hoặc vỏ cây giao được dùng để trị gãy xương.
Ở Malaysia, dùng thuốc đắp từ cành cây hay rễ giã nát để trị sưng tấy, loét mũi và trĩ. Rễ nạo nhỏ, tròn với dầu dừa, uống trị đau dạ dày. Cao chiết từ cây có tác dụng kháng sinh.
Ở Indonesia, nhựa mủ cây giao được phết lên chân tay bị gãy để làm chất đỡ khi khô cứng lại.
Ở Ấn Độ, nhựa mủ đắp tại chỗ trị mụn cóc, thấp khớp, đau dây thần kinh, đau răng. Ngoài ra, giao còn dùng trị đau tai, ho, hen; với liều nhỏ cho tác dụng tẩy và với liều lớn cho tác dụng kích thích, gây nôn. Nước sắc từ rễ và cành non của giao được dùng trị đau dạ dày và đau bụng. Tro cây giao được dùng để làm vỡ áp xe.
Ở Madagascar, nhựa mủ cây giao được dùng để gây nôn và làm thuốc bả cá do có độc tính khi dùng quá liều.
Ở Tây Phi, nhựa mủ bôi chữa mụn cóc, thấp khớp và đau dây thần kinh.
Theo y học hiện đại
Tác dụng ức chế vi khuẩn: Cao ethanol của cành cây giao cho tác động ức chế trên vi khuẩn Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis.
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Thí nghiệm trên động vật sử dụng cao ethanol của lá cây, thân non, nhựa mủ cây giao, kết quả cho thấy giao có tác động chống co giật, ức chế thần kinh trung ương và giảm đau.
Cao cây giao có tác dụng làm tăng sự hoạt hóa các hệ gen tiềm tàng của virus Epstein – Barr (EBV) trong những nguyên bào lympho người gây bởi EBV và cả trên sự biến đổi tế bào lympho người gây bởi EBV.
Nước và đất lấy ở xung quanh cây có thể gây nguy hiểm cho người vì cũng cho tác dụng làm tăng sự hoạt hóa trên. Những diterpen ester dẫn chất của các resiniferonol, alcol ingenol và phorbol có trong nhựa mủ cây giao là những chất kích thích và gây ung thư.
Cây giao chứa thành phần dược tính cao có lợi cho sức khỏe |
Bài thuốc chữa bệnh từ cây giao
Nhận biết cây giao không khó, cái khó là phải dùng cây thuốc này như thế nào mới thực sự hiệu quả và chữa khỏi bách bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc hay từ cây giao mà bạn nên tham khảo và áp dụng:
Bài thuốc trị viêm xoang
Dùng cây giao trị viêm xoang là một trong những công dụng được nhiều người biết đến và áp dụng thành công nhất. Thậm chí công dụng chữa xong của loại cây này còn được minh chứng hiệu quả lên đến 80%.
Nguyên liệu: 2 – 3 nhánh cây giao tươi đã được rửa sạch, ấm sứ chuyên để đun thuốc và một ống tre tươi
Cách dùng: cắt nhánh cây giao thành từng đoạn dài khoảng 1,5 – 2,5cm cho vào ấm đun có chứa khoản 300ml nước sạch, lưu ý nên để cành ở miệng ấm để nhựa chảy xuống đáy. Đun lửa to cho đến khi ấm bốc hơi lên nhiều thì hé miệng ấm cho ống tre nhỏ vào, đầu còn lại đưa lên mũi xông
Thời gian áp dụng: Xông mỗi ngày 2 lần sáng và tối, mỗi lần 20 – 30 phút, duy trì đều đặn 2 – 3 tháng cho đến khi các triệu chứng của xoang thuyên giảm rõ rệt
Lưu ý: không áp dụng bài thuốc xông cây giao chữa xoang cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, chỉ cho ống tre xông phía ngoài mũi, không được cho vào bên trong
Bài thuốc trị bong gân, sưng tấy tay chân
Các hoạt chất kháng sinh trong cây giao cũng có tác dụng giảm đau, sát khuẩn và kháng viêm nên còn dùng làm bài thuốc trị bong gân, sưng tay chân công hiệu.
Nguyên liệu: một ít cành giao tươi đã rửa sạch để ráo nước, muối tinh, vải để băng bó
Cách dùng: cắt nhỏ cành giao tươi thành từng đoạn dài 2 – 3cm trộn cùng muối tinh dạng bột rồi cho vào túi nilon, dùng chày đập nát giao trộn lẫn muối cho đến khi hỗn hợp nát nhuyễn thì dùng đắp lên vết thương, dùng vải băng bó cố định lại
Thời gian sử dụng: mỗi ngày đắp 1 lần, duy trì đều đặn 2 – 3 ngày là có hiệu quả
Bài thuốc trị bệnh đau răng
Dược tính chống viêm, sát khuẩn và giảm đau trong cây giao còn áp dụng trị được các chứng viêm chân răng, viêm nướu và đau răng.
Nguyên liệu: 50g cành giao phơi khô, còn 90 độ khoảng 100ml
Cách dùng: cành giao khô đem rửa sạch để ráo nước rồi ngâm vào cồn 90 độ
Mỗi lần trị bệnh, người bệnh lấy 1 muỗng cà phê cồn ngâm giao pha loãng với 50ml nước đun sôi để nguội rồi ngậm khoảng 5 – 7 phút, súc miệng nhổ bỏ
Để đạt hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân nên duy trì sử dụng đều đặn mỗi ngày 3 – 4 lần, tốt nhất là vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ cho đến khi răng khỏi đau
Lưu ý không nuốt dung dịch, không dùng cho trẻ nhỏ
Bài thuốc chữa mụn cóc, mụn thịt, hắc lào
Nhựa của cây giao có chứa Isophorone có tính sát khuẩn rất cao. Vì vậy, người ta còn lấy nhựa cây trực tiếp từ chỗ giao nhau giữa các đốt cây chấm trực tiếp lên các nốt mụn cóc, mụn thịt hay da bị hắc lào.
Duy trì chấm thuốc mỗi ngày 2 lần khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Hiện nay trên thị trường, bạn có thể liên hệ với các điểm chuyên cung cấp các vị thuốc Đông y từ thảo dược tự nhiên để mua cây giao làm thuốc. Lưu ý mua tại các cửa hàng có uy tín để đảm bảo về chất lượng sản phẩm.
Nhựa cây giao rất độc, để dính vào mắt có thể làm mù |
Lưu ý khi dùng cây giao
Mặc dù cây giao có nhiều công dụng trị bệnh, song khi sử dụng vẫn cần chú ý để phát huy tối ưu công dụng và hạn chế tác dụng phụ:
Khi hái hay sơ chế cây giao tươi nên dùng bao tay và đồ bảo hộ an toàn, tuyệt đối không được để nhựa cây bắn lên mắt có thể làm mất thị lực bởi độc tính có trong mủ
Không sử dụng các bài thuốc từ cây giao cho trẻ em dưới 10 tuổi
Phụ nữ có thai hay đang cho con bú không nên áp dụng bài thuốc xông giao chị xoang
Ấm nấu cây giao không dùng để đun nước uống có thể gây nhiễm độc trong nước
Người gặp vấn đề về hô hấp như ho, viêm phổi hay viêm phế quản không nên dùng các bài thuốc có cây giao có thể dẫn đến tình trạng khó thở
Chỉ sử dụng bài thuốc theo thời gian định sẵn, không nên quá lạm dụng có thể gây ra tác dụng phụ hại cho sức khỏe người bệnh.
Tóm lại, mọi loại cây thuốc tự nhiên sử dụng trong y học cổ truyền, bao gồm cả cây giao, đều mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được kết quả trị bệnh mong muốn, quan trọng nhất là bệnh nhân cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và vào thời điểm phù hợp./.
Cùng chuyên mục
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà
07:00 | 02/12/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"
14:00 | 01/12/2024 SKV- Mag
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền
17:23 | 30/11/2024 Y học cổ truyền
10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô
06:30 | 27/11/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh
06:30 | 26/11/2024 SKV- Mag
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen
06:30 | 25/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
1 ngày trước Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội