Giảo cổ lam: Tác dụng và các bài thuốc trị bệnh cực hay
Giảo cổ lam là một trong những loại dược liệu rất quý, được ví như “nhân sâm” vì đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, điển hình là công dụng làm đẹp, kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức đề kháng. Chính vì lẽ đó mà loại dược liệu này đã và đang được đông đảo người dân tìm mua và sử dụng.
- Tên gọi khác: Thất diệp đảm, trường sinh thảo, dây lã hùng, cỏ thần kỳ, thư tràng năm lá, cỏ trường thọ, cỏ trường sinh…
- Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum
- Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae)
Tổng quan về giảo cổ lam
1. Đặc điểm và hình thái nhận biết
Giảo cổ lam không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà nó là một trong những loại thảo dược quý hiếm được săn tìm sử dụng trên thế giới, đặc biệt là các nước Trung Quốc, Nhật Bản… Loại cây này có một số điểm nhận biết nổi bật như:
- Là cây thân thảo thuộc họ dây leo, vì vậy cây có thể vươn dài đến vài mét nhờ những tua cuốn đơn ở nách lá.
- Thân cây rất mảnh, cây cái và cây đực khác nhau.
- Lá giảo cổ lam mọc đơn lẻ, xòe ra giống hình dạng chân vịt và xẻ sâu đến tận cuống lá. Bề mặt lá nhẵn, có lông nhám và nổi rõ các đường gân.
- Hoa thường nở rộ vào khoảng tháng 4 – 5 hàng năm. Hoa mọc thành từng cụm có màu trắng sữa và có hình chùy.
- Sau kỳ hoa nở là đợt ra quả khoảng tháng 6 – 7. Ban đầu, khi quả còn non sẽ có màu xanh, đường kính không quá lớn chỉ khoảng 5 – 6mm. Đến khoảng tháng 8 – 9 khi quả chín sẽ chuyển dần sang màu đen, có kích thước to hơn ban đầu, khỏng một đốt ngón tay. Bên trong mỗi quả chứa từ 2 – 3 hạt nhỏ.
Một số hình ảnh về loài cây giảo cổ lam:
2. Phân loại
Dựa vào đặc điểm hình thái các nhà khoa học đã thực hiện các cuộc nghiên cứu chuyên sâu và phân loại giảo cổ lam thành 3 loại chính gồm:
- Loại 3 lá: Loại này thân dây khá lớn, lá không có mùi thơm. Vị trà hơi nhạt, không đắng. Đánh giá thành phần dược tính thấp, không khuyến khích sử dụng để làm dược liệu trị bệnh.
- Loại 5 lá: Loại này có thân dây mảnh, nhỏ. Nước trà nấu từ giảo cổ lam 5 lá có vị thơm, uống vào cảm nhận vị đắng trước nhưng sau đó có vị ngọt hậu. Đây cũng chính là loại được sử dụng chủ yếu trong các bài thuốc điều trị bệnh.
- Loại 7 lá: Loại này không có mùi thơm đặc trưng như giảo cổ lam 5 lá, trà có vị đắng chát rất khó uống. Loại giảo cổ lam 7 lá này chưa có thông tin về công dụng chữa bệnh nên chưa được sử dụng rộng rãi.
3. Phân bố
Giảo cổ lam là loại cây ưa ẩm và mọc phổ biến trong các khu rừng nguyên sinh, có độ cao từ 1.000 – 2.000m. Loại dược liệu này được tìm thấy ở một số quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên…
Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc khám phá trên cả nước và cho thấy quần thể giảo cổ lam lớn nhất nằm tại đỉnh núi Fansipan (Lào Cai) ở độ cao 1500m. Sau này, chúng được nhân giống và trồng rộng rãi ở một số tỉnh thành phía Bắc như Mộc Châu – Sơn La, Hòa Bình…
4. Thành phần hóa học
Theo nhiều kết quả nghiên cứu với mẫu dược liệu giảo cổ lam được lấy từ đỉnh núi Fansipan cho thấy có chứa các thành phần hóa học tương tự như các loại giảo cổ lam khác của Hàn Quốc và Nhật Bản. Điển hình như một số thành phần chính sau: Saponin, Polysaccharid, flavonoid… và hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất như sắt, selen, kẽm, canxi hữu cơ, acid amin tan trong nước…
5. Thu hái và chế biến
Giảo cổ lam là loại cây sống lâu, trồng một lần có thể thu hoạch trong 2 – 3 năm.
- Thời gian thu hoạch lần 1 khoảng 5 – 6 tháng sau khi trồng.
- Thời gian thu hoạch lần 2 là sau 8 tháng – 1 năm.
Theo các nghiên cứu khoa học, phần lớn các dược chất chữa bệnh của loại cây này đều tập trung ở phần lá và phần thân mọc trên mặt đất. Khi thu hoạch, người ta sẽ cắt toàn bộ phần thân của cây và để lại khoảng 40cm tính từ phần gốc. Lưu ý chỉ chọn những lá bánh tẻ, không sâu rầy, không quá già vì chúng sẽ không còn nhiều dưỡng chất nữa.
Sau khi thu hoạch xong, rửa sạch, cắt thành từng đoan nhỏ và cắt thành từng khúc khoảng 2 – 3cm, phơi dưới nắng nhẹ hoặc bóng râm đều được. Khi thấy chúng khô lại thì cho vào túi kín để bảo quản và sử dụng dần.
6. Thành phần hóa học
Theo các tài liệu ghi chép lại, trong giảo cổ lam có chứa một số thành phần hóa học gồm: saponin, polysaccharide, flavonoid, các chất có gốc sterol cùng nhiều loại vitamin, khoáng chất như kẽm, sắt, canxi hữu cơ, phốt pho…
7. Tính vị, quy kinh
- Dược liệu có tính hàn, vị đắng, ngọt nhẹ
- Quy kinh: được quy vào kinh can, phế.
Công dụng của giảo cổ lam
Uống giảo cổ lam hàng ngày có tốt không? Câu trả lời là có. Đây là lại dược liệu được nhiều người săn tìm và sử dụng, vì theo nhiều nghiên cứu theo Y học cổ truyền và Y học hiện đại cho thấy, trong giảo cổ lam có chứa nhiều thành phần dược chất quý, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh từ nhẹ đến nặng.
Theo Y học cổ truyền
Theo ghi chép trong Y học cổ truyền, giảo cổ lam được biết đến là loại thảo dược trường sinh, có vị đắng, ngọt và tính hàn. Đồng thời, được quy vào kinh can, phế có khả năng tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và cải thiện sắc đẹp. Cụ thể, trà thất diệp đảm được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền Trung Quốc với tác dụng:
- Chống mệt mỏi, chống u, chống lão hóa
- Làm giảm căng thẳng, giảm cân, giảm tình trạng nám, dạm, da không đều màu.
- Duy trì sự tỉnh táo, ăn ngon ngủ ngon, làn da khỏe mạnh, sức khỏe ổn định.
Theo các nghiên cứu Tây y
Vượt ra khỏi các tác dụng theo y học dân gian, giảo cổ lam còn được các chuyên gia thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá về các thành phần dược chất cũng như công dụng chữa trị bệnh cụ thể của loại dược liệu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trà giảo cổ lam là một trong những loại trà hiếm hoi có khả năng chữa bệnh hiệu quả, điển hình như:
- Chữa bệnh mỡ trong máu cao: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trong thất diệp đảm có chứa hơn 100 loại saponin khác nhau có khả năng làm giảm hàm lượng mỡ trong máu và hỗ trợ phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
- Làm giảm huyết áp: Sử dụng trà giảo cổ lam thường xuyên có khả năng kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, chất này có vai trò kiểm soát nồng độ huyết áp trong cơ thể một cách tích cực.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2: Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia trường Đại học Y Hà Nội cho biết trong giảo cổ lam có chứa hàm lượng cao chất Phanosid có khả năng phục hồi chức năng của các tế bào insulin, từ đó tăng cường khả năng hấp thụ glucose trong máu, ổn định chỉ số đường huyết và ức chế sự tiến triển của bệnh,
- Cải thiện chức năng tim mạch: Trong giảo cổ lam 5 lá cũng có chứa hàm lượng lớn Adenosine có khả năng làm giảm nguy cơ bùng phát cơn đau tim đột ngột. Bên cạnh đó, tạo ra nguồn năng lượng mạnh để làm tăng sức chịu đựng của tim, ổn định chỉ số huyết áp trong máu, kích thích tuần hoàn máu não, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu và ngon hơn.
- Ngăn chặn u bướu: Năm 2011 qua một nghiên cứu cho thấy giảo cổ lam có khả năng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển của các khối u trong cơ thể một cách rõ rệt. Cụ thể hơn vào năm 2012, một nghiên cứu khác cho thấy trong loại giảo cổ lam tại Việt Nam có chứa đến 7 hoạt chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư như bạch cầu, đại tràng, tử cung, vú, phổi…
- Dành cho người thừa cân béo phì: Nhờ vào khả năng hoạt hóa men AMPK – một loại men đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng của cơ thể, từ đó thúc đẩy quá trình oxy hóa và tăng cường chức năng chuyển hóa các chất đạm, mỡ, đường và làm giảm thiểu tối đa lượng mỡ thừa, nhờ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả.
- Giảo cổ lam có tác dụng gì? Bảo vệ chức năng gan: Hàm lượng cao flavoinoid còn có khả năng chống lại các độc tố tích tụ trong cơ thể, làm giảm và bảo vệ chức năng gan hoạt động hiệu quả. Không những vậy, các nghiên cứu khoa học còn chứng minh rằng loại thảo dược này còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan thông qua cơ chế ức chế hình thành các mô sẹo.
- Chống suy nhược cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch: Theo đó, trong giảo cổ lam có chứa hàm lượng cao các hoạt chất chống oxy hóa, acid amin, vitamin khoáng chất, flavonoid có khả năng ức chế và làm sạch các gốc tự do trong cơ thể, nhờ đó giúp ổn định và tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm mệt mỏi, giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ giảo cổ lam
Giảo cổ lam là vị thuốc rất quý, tùy vào nhu cầu sử dụng mà cách sử dụng sẽ khác nhau. Sau đây, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ một số bài thuốc hiệu quả được lưu truyền từ lâu như:
1. Bài thuốc trị viêm gan virus, làm mát gan
Cách thực hiện
- Chuẩn bị các dược liệu gồm: 30g giảo cổ lam, 20g cà gai leo và 30g xạ đen.
- Cho hết số dược liệu đã chuẩn bị vào ấm trà hoặc bình giữ nhiệt, đổ vào 1.5l nước sôi.
- Đậy kín nắp lại trong vòng 30 phút là có thể sử dụng được.
Đây là cách khá đơn giản, dễ thực hiện dành cho những người không có nhiều thời gian. Ngược lại nếu có thời gian, bạn có thể đem các vị thuốc trên sắc với 1.5l nước trong khoảng 20 phút trên lửa vừa. Khi thấy nước thuốc cạn xuống còn 2/3 lượng nước trong siêu thì tắt bếp, chắt lọc lấy phần nước thuốc ra chén và uống hết trong ngày.
2. Bài thuốc trị bệnh tiểu đường
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 40g thất diệp đảm và 20g cỏ ngọt.
- Nếu mua dược liệu tươi, hãy rửa sạch và phơi khô trước khi sử dụng. Hoặc bạn cũng có thể mua thất diệp đảm và cỏ ngọt khô tại các cửa hàng uy tín.
- Các dược liệu khi đã khô cắt nhỏ và chia làm 3 phần bằng nhau.
- Mỗi lần sử dụng 1 phần đem hãm thành trà và uống hằng ngày.
- Lưu ý không nên sắc 2 vị thuốc trên vì rất dễ làm mất đi dược tính của chúng, không đạt được kết quả trị bệnh cao.
3. Bài thuốc trị tiểu đường, hạ mỡ máu
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 25g thất diệp đảm và 25g thìa canh
- Cho hết số dược liệu đã chuẩn bị vào ấm, đổ vào 2 lít nước và nấu sôi lên.
- Khi nước vừa sôi bùng lên thì giảm nhỏ lửa xuống nấu đến khi còn 800ml nước thì tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước thuốc đổ chén, chia làm 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.
Bên cạnh áp dụng các bài thuốc uống từ giảo cổ lam, tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn lựa thực hiện theo các cách khác như:
- Sử dụng trà túi lọc: So với việc thực hiện các bài thuốc sắc thì uống trà túi lọc rất tiện lợi, dễ sử dụng mà vẫn đảm bảo các công dụng chữa bệnh như mong muốn. Mỗi lần sử dụng, chỉ cần dùng 1 túi lọc 3 – 5g hãm cùng 1 lít nước, cho nước vào chai bảo quản và uống hết trong ngày.
- Viên nén: Bên cạnh dạng trà giảo cổ lam túi lọc, hiện nay trên thị trường cũng đã có dạng viên nén để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhanh chóng và thuận tiện dành cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc viên nén thường chứa nhiều thành phần phụ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gây tác dụng phụ ngoài ý muốn.
- Bột cốm: Sản phẩm bột cốm giảo cổ lam cũng được nhiều người sử dụng vì tiện lợi và hiệu quả. Mỗi ngày chỉ cần uống 2 – 3 gói, pha mỗi gói với 300 – 400ml nước ấm là được.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng giảo cổ lam tươi như một loại rau để chế biến thành những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng như xào với thịt bò, nấm, nấu canh tôm… Lưu ý với cách này, bạn nên hái hoặc mua những cây tươi, còn non và không sâu rầy hay lẫn thuốc trừ sâu.
Tác dụng phụ của giảo cổ lam khi dùng quá liều
Nhiều người thắc mắc uống nhiều giảo cổ lam có sao không? Chuyên gia cho biết, mặc dù là một trong những loại dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, nhưng nếu sử dụng không đúng cách vẫn có thể gây ra nhiều tác hại khó lường cho sức khỏe. Có thể kể đến như:
- Tụt huyết áp: Sử dụng trà giảo cổ lam với liều lượng vừa đủ sẽ giúp duy trì chỉ số huyết áp luôn trong mức ổn định. Ngược lại, lạm dụng quá mức cho phép, uống quá nhiều trà trong ngày sẽ gây tụt huyết áp, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, lơ mơ, trong tập trung như bị say.
- Mất ngủ: Uống nhiều trà vào buổi tối có thể gây ra rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Vì trong giảo cổ lam có chứa hàm lượng cao các dược chất tác động mạnh đến hệ thần kinh, kích thích sự hưng phấn và tỉnh táo.
- Đầy bụng: Các chuyên gia luôn khuyến khích nên uống trà giảo cổ lam hết trong ngày, vì nếu uống trà đã để qua đêm không chỉ làm giảm dược chất trong trà, chúng bị biến chất và khi vào trong dạ dày gây ra tình trạng đầy bụng, ợ hơi cùng nhiều ảnh hưởng khác đến đường tiêu hóa.
Những điều cần biết để sử dụng giảo cổ lam an toàn hiệu quả
Vì vậy, để tránh gây ra những tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, khi sử dụng giảo cổ lam người bệnh nên chú ý tuân thủ một số điều sau đây:
- Ở mỗi bài thuốc phải sử dụng đúng liều lượng, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng để tránh gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Liều dùng giảo cổ lam do các chuyên gia khuyến cáo ở mức 60 – 70g/ ngày hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia về liều dùng cụ thể với tình trạng bệnh.
- Chống chỉ định sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi, những người có tiền sử dị ứng với các loại thảo dược nói chung. Phụ nữ mang thai và sau khi sinh con tham tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.
- Huyết áp thấp có uống được giảo cổ lam không? Người có huyết áp thấp khi sử dụng trà giảo cổ lam nên pha thêm đường để hỗ trợ ổn định huyết áp.
- Kết hợp với một chế độ sinh hoạt và thực đơn ăn uống khoa học, kiêng cữ đúng cách theo từng loại bệnh để đạt được hiệu quả tối đa.
- Trong quá trình sử dụng, nếu có bất kỳ vấn đề gì bất thường, hãy ngưng sử dụng ngay và thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin cơ bản về dược liệu giảo cổ lam. Hy vọng những kiến thứ bổ ích này sẽ giúp quý bạn đọc có thêm sự chọn lựa dược liệu chữa bệnh phù hợp với tình trạng của bản thân. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nơi bán giảo cổ lam, nhưng hãy lưu ý chọn mua ở những nơi uy tín, đáng tin cậy để tránh tiền mất tật mang.
Nguồn: Giảo cổ lam: Tác dụng và các bài thuốc trị bệnh cực hay
Tin liên quan
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch
14:51 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Không phân biệt hạng bệnh viện trong kê đơn thuốc BHYT
13:50 | 05/12/2024 Thông tin đa chiều
Hà Nội: Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
11:11 | 05/12/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk
17:49 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp
07:00 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý
07:00 | 03/12/2024 Y học cổ truyền
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà
07:00 | 02/12/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"
14:00 | 01/12/2024 SKV- Mag
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền
17:23 | 30/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô
06:30 | 27/11/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh
06:30 | 26/11/2024 SKV- Mag
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen
06:30 | 25/11/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
4 ngày trước Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội