Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây lá móng tay
Nấm linh chi xanh: Đặc điểm, công dụng và lưu ý khi dùng |
Quả sung - Vị thuốc dân gian với công dụng chữa bệnh hiệu quả |
Cây lá móng tay
Cây móng tay tên khoa học là Lawsonia inermis, họ Lythraceae (Tử vi), chúng còn được gọi là cây lá móng, tán mạt hoa, lựu mọi,... Trước đây, cây rất quen thuộc trong đời sống người dân Việt Nam bởi thường được dùng để nhuộm móng tay vào ngày Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch). Tuy nhiên, ngày nay, nó ít được trồng.
Một số đặc điểm cấu tạo nổi bật của chúng có thể kể đến như:
Thường sống ở vùng có khí hậu nóng, ẩm, trước đây được trồng để làm bờ rào hoặc làm cảnh.
Thân nhỏ, vỏ nhẵn, chiều cao từ 3 tới 4m, trên các đầu cành có gai song gai này không nhọn.
Chiều dài lá từ 2 tới 3cm và mọc đối xứng nhau, có hình trứng, dẹt hai đầu, phiến lá rộng từ 1 - 1,5cm và cuống ngắn.
Hoa thường mọc đầu cành thành chùm, hình thùy, khi mới nở có màu trắng và về già chuyển đỏ, vàng sậm. Hoa của loại cây này có mùi thơm hăng hắc.
Quả hình cầu và dạng nang với kích thước nhỏ, vỏ dày, dai, ở trong chia thành 4 ngăn chứa hạt.
Việc trồng trọt có thể được thực hiện qua ươm hạt.
Trong các bộ phận của cây thì lá hoa, rễ đều có thể được dùng làm thuốc, trong đó, lá là bộ phận phổ biến hơn cả. Những cây có tuổi thọ khoảng 2 - 3 tuổi là có thể thu hái để làm dược liệu.
Việc thu hái được thực hiện bằng cách cắt cả cành để sấy hoặc phơi khô, sau đó bảo quản ở những nơi thông thoáng, tránh ánh nắng. Thông thường, nếu cắt đúng cách, mỗi cây một năm có thể thu hái 2 lần và liên tục trong khoảng 10 - 30 năm.
Cây lá móng tay có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người |
Công dụng cây lá móng tay
Theo y học cổ truyền
Cây móng tay có vị đắng, tính ấm, có tác dụng làm giãn gân cốt, hoạt kinh chỉ thống, có thể chữa cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, vàng da, phong thấp đau nhức, tê thấp.
Dùng ngoài, lá móng tay tươi giã nhuyễn trộn với dấm đắp trị ghẻ lở, nhọt độc, hắc lào, rắn cắn, côn trùng độc cắn…
Theo y học hiện đại
Loại cây này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh rằng các thành phần của chúng rất có ích đối với sức khỏe cũng như đời sống của con người, cụ thể là:
Trong hoa có chứa tới 0,02% tinh dầu nên có thể được sử dụng như một nguyên liệu trong ngành công nghiệp nước hoa, mỹ phẩm.
Trong lá của chúng có chứa Lawsone cấu trúc quinone hoạt động như một dạng kháng sinh mạnh. Bên cạnh đó, chúng còn chứa tinh dầu (6%), tanin (7 - 8%), chất nhựa (2 - 3%), chất màu (2%). Chính chất màu này khiến cho khi bào chế cây thành bột dưới tác động của không khí, ánh sáng, sẽ tạo ra hỗn hợp với màu đỏ xung quanh và xanh nhạt ở giữa.
Trong y học hiện đại, tác dụng của chúng cũng đã được chứng minh qua các nghiên cứu, kiểm nghiệm khoa học. Theo đó, dịch chiết và các hoạt chất từ cây mang lại tác dụng tốt trong chống viêm, giảm đau, hạ sốt khi được thí nghiệm trên chuột.
Bên cạnh đó, các dịch chiết từ lá, hoa, quả của chúng còn có tác dụng kháng khuẩn và hoạt động tốt trong tiêu diệt trực khuẩn ecoli, coli bethesda, shiga, typhi hay sonnei,...
Cây lá móng tay được dùng trong bài thuốc chữa bế kinh, đau nhức cột sống, trị hói đầu và hắc lào, ghẻ lở,… |
Bài thuốc chữa bệnh từ cây lá móng tay
Cây lá móng tay có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, vì vậy dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều bệnh như sau:
Bài thuốc chữa chấn thương do té ngã, đau nhức cột sống
Dùng 10g cam thảo, 50g cốt toái bổ (dược liệu đã được cạo sạch lông, cắt lát mỏng và phơi trong 3 nắng), 50g cây lá móng tay (dùng toàn cây), 15g ngũ gia bì và 15g cẩu tích. Hỗn hợp được liệu được rửa sạch và sắc với 1 lít nước đến khi còn lại khoảng 300ml thì dừng. Nước thuốc được chia thành 4 lần uống trong ngày (sáng, trưa, chiều, tối), sử dụng bài thuốc liên tục trong 30 ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị hói đầu, giúp kích thích mọc tóc
Dùng lá cây móng tay tươi đem rửa sạch, phơi trong bóng mát đến khi khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 60g bột thuốc đem hòa tan với 250g dầu mù tạt, đun nóng rồi lọc qua vải thưa, bảo quản trong lọ kín. Dùng một ít thuốc thoa lên vùng da đầu bị hói hàng ngày, duy trì sử dụng bài thuốc đến khi đạt được kết quả mong muốn.
Bài thuốc trị mất kinh hay bế kinh
Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 50g lá móng tay, 30g nghệ đen và 40g ích mẫu. Hỗn hợp dược liệu được rửa sạch, đem sắc với 500ml nước đến khi còn khoảng 200ml thì dừng. Dùng nước thuốc sắc được uống 3 lần trong ngày. Để đạt hiệu quả cao, người bệnh nên sử dụng bài thuốc trước kỳ kinh nguyệt khoảng 15 ngày.
Bài thuốc trị hắc lào, ghẻ lở
Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 100g lá sả, 100g lá ổi và 200g lá móng tay. Hỗn hợp dược liệu được rửa sạch, đem sắc với 3 lít nước. Nước sắc được hòa loãng thêm bằng nước lạnh, dùng tắm mỗi ngày sẽ giúp trị hắc lào, ghẻ lở. Người bệnh nên thực hiện bài thuốc liên tục trong 14 ngày để đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, dùng lá móng tay tươi đã được rửa sạch, để ráo nước và giã với 1⁄2 thìa muối tinh, thêm 3 thìa giấm nuôi rồi đem chắt lấy nước uống, bã dùng đắp lên vị trí da bị tổn thương. Thực hiện bài thuốc 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 10 ngày.
Bài thuốc trị sưng đau tỳ vị, đau vùng hông và hạ sườn
Dùng 20g lá cây móng tay tươi, 15g cỏ nhọ nồi và 20g rau má tươi. Lá móng tay được cắt khúc dài 3cm.
Tất cả dược liệu được rửa sạch, để ráo nước, đem sao khử thổ sau đó sắc với 1 lít nước đến khi cong 300ml nước thuốc thì dừng. Nước thuốc được chia uống 3 lần mỗi ngày, sử dụng bài thuốc liên tục trong 4 tuần.
Cây móng tay là một trong những vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền |
Lưu ý khi sử dụng cây lá móng tay
Tránh nhầm lẫn cây lá móng tay với bông móng tay (Impatiens balsamina L) – thuộc họ Bóng nước.
Không sử dụng dược liệu trong điều trị bệnh cho trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người có chứng ứ huyết.
Mặc dù cây lá móng tay có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên cũng như các vị thuốc khác dược liệu này có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả trong điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tin liên quan
Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
10:34 | 25/11/2024 Tin tức
Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2
22:03 | 21/11/2024 Tin tức
Hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc
20:13 | 06/11/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh
06:30 | 26/11/2024 SKV- Mag
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen
06:30 | 25/11/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Các tin khác
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội