Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây sài đất
Công dụng chữa bệnh và bài thuốc từ dược liệu thiên môn đông |
Những bài thuốc Y học cổ truyền hỗ trợ, điều trị đau cổ vai gáy |
Sài đất
Sài đất còn có tên gọi khác là xoài đất, sài đất, cúc nháp, húng trám, ngổ núi ... Tên khoa học Wedelia chinensis (Osbeck) Merr thuộc họ Cúc (Asteraceae). Trong nông nghiệp, đây là loại cây mọc hoang, phát triển rất mạnh mẽ dễ tìm thấy ở nhiều nơi.
Sài đất thuộc loại cây thảo, sống dai, đứng thẳng hay mọc bò, rễ trên thân mọc ra từ các đốt trên thân, nơi đất tốt có thể cao tới 50cm. Thân màu xanh, có lông trắng. Lá mọc đối, dính sát vào thân, gần như không có cuống, hình bầu dục, có răng cưa to và nông, có lông thô ở cả 2 mặt, mép có 1-3 răng cưa nông.
Lá có 1 gân chính và 2 gân phụ gần như xuất phát từ 1 điểm ở phía cuống lá, nổi rõ ở mặt dưới lá. Hoa màu vàng tươi, xếp thành đầu ở nách lá hoặc ở ngọn cành, hoa nhìn xa hơi giống hoa cải nhưng kích thước lớn hơn. Cây ra hoa vào mùa hè. Quả bế nhỏ, không có lông.
Sài đất là cây của vùng Ấn Độ - Malaysia, mọc hoang và thường được trồng làm thuốc. Ở nước ta, sài đất chủ yếu mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Thời gian gần đây, do ngày càng nhiều người biết được công dụng của loại thảo dược này nên nhiều nơi đã trồng Sài đất dùng làm thuốc.
Ở một số địa phương sẽ ngắt sài đất để ăn như một loại rau sống, một số khác thì trồng sài đất để làm cảnh. Sài đất thường được thu hoạch lúc đang ra hoa và có khá nhiều tác dụng khác nhau.
Sài đất là thảo dược quý trong Y học cổ truyền. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Công dụng sài đất
Theo Y học cổ truyền
Sài đất tính mát, không độc, vị hơi chua và đắng nhẹ. Quy vào kinh can và phế.
Sài đất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, tiêu nhọt, kháng viêm, long đờm. Chủ trị các chứng ho, đau họng, viêm tuyến vú, rôm sảy, nổi mẩn, cao huyết áp… Ngoài ra, dược liệu này cũng được dùng trong dự phòng bệnh sởi, bạch hầu, hỗ trợ điều trị ung thư môn vị.
Theo y học hiện đại
Trong sài đất chứa dimethyl wedelolacton, norwedelic acid cùng với rất nhiều muối vô cơ và lượng lớn tinh dầu. Đặc biệt nhất trong cây sài đất chứa cả saponin triterpen, chất này tác dụng tương tự như chất saponin có ở trong nhân sâm. Một số công dụng của cây sài đất được kể đến là:
Chống ung thư
Các phản ứng viêm có liên quan đến việc thúc đẩy khối u phát triển, xâm lấn và di căn.
Sài đất là một loại dược liệu với đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Trong sài đất có bốn hợp chất là flavonoid, diterpenes, saponin triterpene và phytosteroid có khả năng chống tăng sinh các tế bào ung thư, giúp cản trở sự phát triển của chúng trong cơ thể.
Hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Sự tiếp xúc của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt với chiết xuất sài đất gây ra quá trình apoptosis có chọn lọc trong các tế bào ung thư dương tính với thụ thể androgen, giúp cản trở sự hình thành khối u trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, trong sài đất có ba hợp chất có lợi cho sức khỏe bao gồm: wedelolactone, luteolin, và apigenin với tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong ống nghiệm.
Cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cấp tính
Viêm đại tràng cấp tính đặc trưng bởi các triệu chứng đau bụng dữ dội, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể lẫn máu, chất nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh.
Triệu chứng đau bụng phổ biến hơn với cảm giác đau thắt bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng, có khi gây cứng bụng.
Nhờ vào đặc tính kháng viêm mạnh mẽ và khả năng chữa lành vết thương, sài đất có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cấp.
Các thành phần có trong sài đất giúp cải thiện các triệu chứng trong viêm đại tràng cấp tính
Các thành phần có trong sài đất giúp cải thiện các triệu chứng trong viêm đại tràng cấp tính
Chống lại bệnh viêm ruột kết
Bệnh viêm ruột kết bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng đại diện cho một nhóm các rối loạn viêm mạn tính tái phát của đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa.
Viêm ruột kết gây viêm niêm mạc, thâm nhập vào bạch cầu và gây các triệu chứng như tiêu chảy, chảy máu trực tràng, đau bụng và sụt cân. Bệnh nhân mắc bệnh thường không có các triệu chứng lâm sàng mà thường có nguy cơ cao phát triển thành ung thư đại trực tràng.
Một nghiên cứu về khả năng làm giảm viêm ruột kết với chế độ ăn bổ sung chiết xuất sài đất được thực hiện trên chuột cho thấy sài đất không độc và có thể cải thiện tích cực bệnh viêm đại tràng cấp tính.
Trong số các phương pháp bào chế khác nhau, chiết xuất sài đất bằng nước sôi có hiệu quả chống viêm đại tràng cao nhất.
Chữa lành vết thương
Hiệu quả chữa lành vết thương của chiết xuất lá sài đất được đánh giá trong các thử nghiệm trên các mô bị cắt bỏ, rạch hay vết thương hở. Các thông số được nghiên cứu bao gồm tốc độ co lại của vết thương, thời gian biểu mô hóa hoàn toàn và khả năng cầm máu vết thương.
Chiết xuất của sài đất được tìm thấy có hoạt tính chữa lành vết thương đáng kể, được chứng minh bằng việc giảm thời kỳ biểu mô hóa, tăng tốc độ co vết thương, độ bền của da.Nghiên cứu hiện tại đã chứng minh rằng chiết xuất của lá sài đất có các đặc tính thúc đẩy hoạt động chữa lành vết thương nhanh hơn so với các đối chứng giả dược.
Chống oxy hóa
Các nghiên cứu rằng đây đã chỉ ra tác động của tinh dầu sài đất có tác động lên các gốc tự do, đây là nhờ vào các đặc tính chống oxy hóa.
Trong tất cả các thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy sự tồn tại mối tương quan đáng kể giữa nồng độ của tinh dầu sài đất và tỷ lệ phần trăm ức chế các gốc tự do.
Từ những kết quả này, tinh dầu sài đất có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và có thể được khuyên dùng để điều trị bệnh các bệnh lý liên quan đến các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Kháng khuẩn, kháng viêm
Các chuyên gia cho rằng chiết xuất từ lá sài đất có tiềm năng lớn như một chất kháng khuẩn để điều trị các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây bệnh gây ra.
Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết methanol từ lá cây sài đất đã được nghiên cứu và thử nghiệm chống lại ba vi khuẩn Gram dương gây bệnh (Bacillus cereus, B. subtilis và Staphylococcus aureus) và ba vi khuẩn Gram âm gây bệnh (Escherichia coli , Proteus rettgeri và Pseudomonas aeruginosa).
Dịch chiết thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với tế bào vi khuẩn, đặc biệt khả năng kháng khuẩn được ghi nhận mạnh hơn ở vi khuẩn Gram dương.
Sài đất được dùng làm dược liệu dưới dạng tươi hoặc khô. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc chữa bệnh từ sài đất
Chữa cảm cúm
Thành phần: Sài đất, kinh giới, tía tô, cam thảo đất mỗi vị 3g, mạn kinh 2g, kim ngân hoa 30g, gừng tươi 3 lát.
Cách dùng: Tất cả cho vào ấm, thêm 3 bát nước nấu cạn còn 1 bát. Gạn lấy nước chia đều làm 2 phần uống trong ngày. Dùng mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.
Trị rôm sảy, nổi mẩn ngứa cho trẻ nhỏ
Thành phần: Cây sài đất tươi
Cách sử dụng: Nấu nước tắm cho trẻ ngày 1 -2 lần. Khi tắm lấy phần bã xoa nhẹ lên da để tăng hiệu quả. Cuối cùng lên tắm lại bằng một lượt nước sạch.
Điều trị khạc ra máu
Thành phần: Trắc bá diệp và tử chu thảo mỗi vị 15g, sài đất 30g, bách hợp 10g.
Cách dùng: Sắc lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 thang.
Giảm sốt
Thành phần: 20 – 50g sài đất tươi
Cách dùng: Rửa sạch sài đất rồi giã nát, chắt nước uống. Phần bã lấy đắp vào lòng bàn chân sẽ giúp hạ nhiệt nhanh chóng.
Thanh nhiệt, giải độc gan
Thành phần: 100 – 200g cây sài đất tươi
Cách dùng: Rửa và ngâm sài đất với nước muối pha loãng. Dùng ăn sống trong bữa ăn để thay thế cho rau.
Điều trị bệnh sốt xuất huyết
Thành phần: Củ ( hoặc lá ) sắn dây, lá trắc bá, củ tóc tiên, kim ngân hoa mỗi loại 20g, cam thảo đất và hoa hòe mỗi loại 16g, sài đất 30g.
Cách dùng: Hoa hòe đem sao cháy, lá trắc bá sao đen. Đem tất cả sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa nhiễm trùng phần mềm ngoài da, mụn đầu đinh, viêm khớp, chốc đầu, đau mắt
Thành phần: 20 – 30g cây sài đất
Cách dùng: Giã nát đắp vào khu vực tổn thương. Những trường hợp da có biểu hiện mưng mủ thì không nên dùng.
Trị viêm cơ
Thành phần: 50g sài đất, kim ngân hoa và bồ công anh mỗi loại 20g, cam thảo đất 16g.
Cách dùng: Tất cả các vị trên hợp thành một thang, nấu nước đặc uống. Khi dùng nên kết hợp lấy cây sài đất tươi giã nát rồi đắp vào chỗ viêm để nhanh thấy được hiệu quả hơn.
Chữa hôi miệng, nhiệt miệng, đau bụng, ăn nhiều nhưng chóng đói
Thành phần: Sài đất, thạch cao, thục địa mỗi vị 16g, rễ cỏ xước 10g, thạch môn 12g.
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia thuốc làm 2 lần uống.
Chữa sưng viêm tuyến vú
Thành phần: 50g sài đất, 16g cam thảo đất, bồ công anh, thông thảo và kim ngân hoa mỗi loại 20g.
Cách dùng: Tất cả đem sắc với 500ml nước trong khoảng 20 phút. Gạn thuốc chia làm 3 lần uống.
Chữa ngứa da theo mùa, ngứa do thời tiết hanh khô hoặc do bị eczema, viêm da dị ứng
Thành phần: Sài đất, kim ngân hoa mỗi loại 30g, kinh giới và rau má mỗi loại 15g, lá khế 10g.
Cách dùng: Các vị thuốc đã chuẩn bị nấu với nửa lít nước. Khi nước nguội lấy lau rửa vùng da bị ảnh hưởng.
Điều trị bệnh nhiễm trùng bàng quang
Thành phần: Bồ công anh và mã đề mỗi loại 20g, sài đất 30g, cam thảo đất 16g.
Cách dùng: Sắc thuốc chia làm 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối > Mỗi ngày 1 thang.
Chữa nổi mẩn ngứa trên da
Thành phần: Sài đất 15g, kim ngân hoa, hà thủ ô, ngưu tất, sa sâm mỗi vị 12g, thiên niên kiện 8g, diệp hạ châu 10g, cam thảo 4g, thạch cao 6g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang dưới dạng sắc uống.
Chữa bệnh chàm, mụn lở
Thành phần: 15g kim ngân hoa, 12g ké đầu ngựa, 30g sài đất, 10g khúc khắc, 16g cam thảo đất.
Cách thực hiện: Sắc nước uống kết hợp giã sài đất tươi đắp lên khu vực cần điều trị.
Trị mụn nhọt
Thành phần: Thổ phục linh và bồ công anh mỗi loại 12g, sài đất 30g, ké đầu ngựa và kim ngân hoa mỗi loại 10g.
Cách dùng: Sắc lấy nước uống. Phối hợp dùng sài đất nấu nước tắm để mụn nhọt nhanh lành.
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư môn vị
Thành phần: Sài đất, bạch hoa xà thiệt và bán linh chi tất cả đều 30g. Đem sắc với 5 bát nước, sắc cạn còn 3 chén chia uống làm 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối trong ngày.
Phòng ngừa bệnh bạch hầu và bệnh sởi
Thành phần: 30g cây sài đất khô
Cách dùng: Nấu nước uống, dùng trong 3 ngày liên tục.
Trị bệnh viêm chân răng
Thành phần: 30g sài đất, 15g bán liên biên, 10g huyền sâm
Cách dùng: Kết hợp 3 vị thuốc sắc uống ngày 1 thang
Hạ huyết áp, chữa bệnh ho gà, ho ra máu, viêm amidan, viêm phổi
Thành phần: 15 – 30g sài đất khô
Cách dùng: Sắc sài đất khô uống để cải thiện các triệu chứng bệnh.
Chữa nổi ban độc ở trẻ em
Thành phần: 6g sài đất, 2g thạch cao, 3 con trùn hổ, các vị khác gồm cỏ mực, bạc hà và nhãn lồng mỗi vị 4g.
Cách dùng: Tất cả cho vào ấm, đổ 600ml nước. Nấu cho đến khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ liu riu, canh cho thuốc cạn còn khoảng 200ml thì ngưng. Chia thuốc làm 3 lần uống.
Chữa viêm gan
Thành phần: Nhân trần và sài đất mỗi loại 10g, kim ngân hoa 5g.
Cách dùng: Nấu nước uống hàng ngày thay cho trà
Sài đất là thảo dược có thể chữa được rất nhiều bệnh. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Lưu ý khi sử dụng sài đất
Sử dụng liều lượng vừa đủ, hợp lý và không nên lạm dụng.
Không nên dùng thuốc để qua đêm, vì như vậy tác dụng của thuốc cũng đã bị giảm.
Cần chú ý việc bảo quản thuốc, tránh để ẩm mốc, hư hỏng.
Một số trường hợp có thể quá mẫn với thành phần của sài đất. Trước khi sắc uống hoặc đắp sài đất trên diện rộng, nên bôi một ít nước ra cổ tay. Nếu trong 1 ngày da không có biểu hiện bị kích ứng thì có thể dùng được.
Cây sài đất rất dễ bị nhầm lẫn với cây lỗ cúc địa nên cần chú ý nhận biết để không hái nhầm thuốc. Cây lỗ cúc địa thường có lá ngắn hơn, hoa có hình dáng tương tự như sài đất nhưng màu vàng nhạt.
Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng sài đất cùng lúc với thuốc điều trị bệnh trong tây y vì chúng có thể tương tác gây ra phản ứng phụ có hại cho sức khỏe.
Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng sài đất trị bệnh. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Địa chỉ mua dược liệu uy tín, an toàn
Trung tâm dược liệu Vietfarm
Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm được thành lập bởi đội ngũ chuyên gia gồm các tiến sĩ, bác sĩ với hàng chục năm kinh nghiệm. Đã và đang làm việc tại nhiều đơn vị YHCT đầu ngành như bệnh viện YHCT Trung Ương, bệnh viện GTVT, Học viện Quân Y, Viện y dược Hồ Chí Minh,... Với sứ mệnh và tôn chỉ “bảo tồn và phát triển tinh hoa cây thuốc Việt, vì sức khỏe cộng đồng”, hiện nay, Trung tâm dược liệu Vietfarm đang là địa chỉ uy tín hàng đầu trong cung ứng dược liệu sạch.
Với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia đầu ngành, Trung tâm dược liệu Vietfarm đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường. Trở thành địa chỉ uy tín hàng đầu nghiên cứu và phát triển dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO.
Với sự đầu tư nghiêm túc và chiến lược phát triển bền vững, Trung tâm Vietfarm đã xây dựng thành công chuỗi gồm hơn 100 vùng chuyên canh dược liệu sạch đạt chuẩn GACP trải dài khắp mọi miền Tổ Quốc như Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Dương,...Mỗi một dược liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng về chủng giống, đảm bảo nguồn gen thuần chủng không lai tạp. Nuôi trồng hữu cơ, cam kết không sử dụng hóa chất, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng,... cây thuốc được phát triển trong môi trường tự nhiên, hấp thụ tinh hoa đất mẹ để sinh trưởng. Nhờ đó dược liệu Vietfarm đảm bảo hàm lượng dược chất trong cây thuốc đạt mức cao nhất, đem lại công dụng tốt nhất cho sức khỏe người tiêu dùng./.
Tin liên quan
Quảng Bình: Nhiều trẻ em gái tự tin phát triển bản thân hơn nhờ dự án “Thế hệ trẻ làm chủ tương lai”
20:54 | 09/10/2024 Dấu ấn Việt Nam
Khai trương Phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến tại Bắc Ninh
17:16 | 09/10/2024 Tin tức
Hà Nội: Khánh thành Bệnh viện Nhi quy mô 200 giường bệnh
17:15 | 09/10/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
[E-Magazine] Hoa hồng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên
06:45 | 30/09/2024 SKV- Mag
Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.
16:47 | 28/09/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất sửa đổi quy định người được kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
19:59 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của quả bí đao
06:45 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng
11:12 | 20/09/2024 Y học cổ truyền
Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ
07:00 | 16/09/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại
08:00 | 10/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc
10:55 | 09/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền
23:39 | 08/09/2024 Y học cổ truyền
Cây phan tả diệp có tác dụng gì?
14:49 | 03/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà
15:00 | 02/09/2024 SKV- Mag
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?
09:00 | 31/08/2024 Y học cổ truyền
Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng
07:00 | 28/08/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na
17:56 | 27/08/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc dân gian từ cây rau sam
08:00 | 26/08/2024 Y học cổ truyền
Nỗ lực mang tới những sản phẩm dưỡng sinh bền vững cho cộng đồng
00:23 | 26/08/2024 Thông tin đa chiều
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
3 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái
29-09-2024 01:19 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
16-09-2024 19:40 Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
11-09-2024 07:15 Hoạt động hội