Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoắc hương

Hoắc hương hay còn được gọi là hợp hương, tô hợp hương, thổ hoắc hương, quảng hoắc hương ... thuộc nhóm cây thân thảo, sống lâu năm, cây có vị ngọt đắng, hơi cay, mùi thơm đặc trưng tính ôn. Hoắc hương có tác dụng trong việc chữa cảm cúm, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy, ăn không tiêu...
Làm trắng da hiệu quả từ những bài thuốc Y học cổ truyền Làm trắng da hiệu quả từ những bài thuốc Y học cổ truyền
Một số vị thuốc nam giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết Một số vị thuốc nam giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Hoắc hương

Cây hoắc hương là cây thảo dược quý. Đây là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao chừng 30 – 60cm. Thân cây có màu nâu tím, có lớp lông nhỏ mịn, phân thành nhiều nhánh khoảng dài 40 – 50cm.

Lá cây mọc đối xứng với nhau, dài khoảng từ 4 đến 9cm, rộng từ 3 đến 7cm, cả hai mặt của lá đều có lớp lông mịn phủ kín. Phiến lá có dạng hình trứng, mép có răng cưa to, chóp lá hơi nhọn hoặc tròn.

Hoa của cây mọc thành từng cụm. Cây có hoa dài ở phần ngọn cây hoặc ở bên nách lá, có màu tím nhạt hoặc hồng. Mùa hoa thường nở rộ vào khoảng tháng 5 – 6 hàng năm.

Mùi hương của hoắc hương rất đặc trưng, thơm nồng chủ yếu ở phần lá hoắc hương.

Ở nước ta, cây hoắc hương được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh thành ở miền Bắc như Hưng Yên, Ninh Bình,... Ngoài ra, chúng còn được trồng làm dược liệu tại các vườn thảo dược, vườn thuốc nam hoặc trong nhiều gia đình để làm thuốc.

Theo các tài liệu dược liệu cổ, toàn cây hoắc hương đều có dược tính cao, ngoại trừ phần rễ. Vì vậy khi thu hái xong cần cắt toàn bộ dược liệu trên bề mặt đất. Về thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào mùa hè, khi mà cây phát triển tươi tốt nhất. Sau khi cắt, người dùng có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô dược liệu trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời đến khi khô hoàn toàn để tích trữ và sử dụng lâu dài. Hoắc hương khô là loại thảo dược dễ bị nấm mốc khi bảo quản ở điều kiện ẩm ướt. Vậy nên, đây là dược liệu cần được bảo quản kỹ càng trong các lọ, túi bóng kín.

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoắc hương
Hoắc hương là vị thuốc được dùng nhiều trong Y học cổ truyền. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Công dụng của hoắc hương

Theo Y học cổ truyền

Theo cuốn sách Từ điển cây thuốc Việt Nam, hoắc hương là loại thảo dược quý có vị ngọt đắng, hơi cay, mùi thơm đặc trưng và tính ôn. Đồng thời, hoắc hương tác dụng quy vào 3 kinh gồm Phế, Tỳ, Vị, cụ thể như sau:

Hỗ trợ vệ khí chống lại ngoại tà, khai Vị, tỉnh Tỳ

Thăng thanh, chỉ ẩu, khai vị, tỉnh tỳ, giáng trọc,.

Sơ phong tán tà, hành khí, giải biểu, tiêu thực, hóa thấp.

Do đó, hoắc hương giúp chủ trị nhiều chứng bệnh như nôn nghịch do tỳ vị bệnh, muốn nôn, trị cảm thử thấp, hàn nhiệt, đau đầu, ngực đầu, kiết lỵ, miệng hôi,...

Theo y học hiện đại

Theo kết quả phân tích thành phần dược tính đã chứng minh rằng trong thành phần của hoắc hương chứa phần lớn tinh dầu với thành phần chủ yếu là Alcohol patchoulic, Patchoulen và một số thành phần khác như Eugenol, Benzaldehyde, Aldehyd cinnamic và Cadinen.

Đây là những hợp chất có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, ức chế các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh như nấm Leptospirosis, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn,... Đồng thời, tinh dầu hoắc hương cũng có khả năng làm tăng dịch tiết dạ dày từ đó hỗ trợ chức năng tiêu hóa, làm co túi mật.

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoắc hương
Vị thuốc hoắc hương có công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ điều trị một số bệnh. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc chữa bệnh từ hoắc hương

Trị hóa thấp, giải biểu

Bài thuốc 1: Chuẩn bị hoắc hương 12g, đại phúc bì 12g, phục linh 12g, bán hạ chế gừng 12g, đại táo 12g, trần bì 6g, tía tô 8g, bạch chỉ 8g, hậu phác 8g, gừng tươi 8g, cát cánh 8g, cam thảo 4g. Sắc lấy thuốc uống trong ngày. Thuốc có tác dụng trong trường hợp nội thương sinh lạnh ngoại cảm phong hàn thường gặp vào những tháng nóng bức, gây ra các chứng nhức đầu, sốt nóng, rét, tức ngực, đầy hơi, đại tiện lỏng.

Bài 2: Hoắc hương, hương phụ, trần bì, hạt cau, lá sắn thuyền, hạt vải, lá sung, vỏ chân chim, mộc hương nam, seo gà, vỏ duối, thanh ngâm; các vị liều lượng bằng nhau. Sao khô các dược liệu, tán thành bột bột làm hoàn, bao ngoài bằng bột chàm, uống thuốc với nước gừng. Tác dụng chữa bệnh lỵ.

Bài 3: Hoắc hương, bội lan (mần tưới) mỗi vị lấy lượng 12g. Sắc lấy thuốc uống hàng ngày. Bài thuốc có tác dụng giải cảm nắng mùa hè, váng đầu, tức ngực, buồn nôn, chán ăn.

Ấm dạ dày, chống nôn mửa

Bài 1: Lá hoắc hương, trần bì, bán hạ chế mỗi bị 12g; đinh hương 2g. Sắc lấy thuốc uống trong ngày. Dùng trong điều trị bệnh hàn thấp, chướng bụng, biếng ăn hay nôn mửa.

Bài 2: Hoắc hương, bán hạ chế mỗi bị 12g; thương truật, trần bì mỗi vị 8g. Sắc lấy thuốc uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng điều trị các bệnh về đường tiêu hoá như viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính thuộc chứng hàn thấp.

Bài 3: Lá hoắc hương, đảng sâm, thương truật, hậu phác, xích phục linh mỗi vị 12g; bán hạ chế, trần bì mỗi vị 6g; gừng tươi 3 lát; cam thảo 4g. Sắc lấy thuốc uống lúc còn nóng. Bài thuốc có tác dụng trị bụng đầy trướng, nôn mửa và không muốn ăn.

Hành khí, giảm đau

Bài 1: Hoắc hương, hậu phác, chỉ thực, thanh mộc hương, mỗi vị 12g; sa nhân 6g; trần bì 4g. Sắc lấy thuốc uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng điều trị các chứng bệnh: hơi trong dạ dày khó thoát, bụng căng tức, chướng hơi, đau tức.

Bài 2: Hoắc hương lượng 250g, nghiền thành bột mịn, dùng mật lợn lượng vừa đủ, chế thành dạng viên. Mỗi lần uống viên 4g, ngày uống 2 lần, uống với nước ấm. Một đợt điều trị có thể uống liên tục trong 2 - 4 tuần. Bài thuốc có tác dụng điều trị viêm mũi mạn tính và viêm xoang mũi.

Tác dụng thanh thử khá mạnh

Hoắc hương có công dụng thanh khử mạnh. Vào mùa hè nấu nước từ lá hoắc hương uống thay chè có công dụng chống say nắng tốt. Hoắc hương là thuốc trị nôn mửa có hiệu quả, nhưng tùy chứng mà gia vị: thấp nhiệt gia hoàng liên, trúc nhự; tỳ hư gia đảng sâm, cam thảo; nôn do thai nghén, sa nhân.

Trị chứng ngoại cảm hàn thấp

Bệnh nhân thường có triệu chứng tức ngực, đau đầu, đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn, phân lỏng có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc sau đây:

Bài : Hoắc hương, đại phúc bì, khương bán hạ, phục linh mỗi vị 10g, bạch chỉ, tô tử, hậu phát, cát cánh, sinh khương mỗi vị 6g, trần bì 5g, cam thảo 3g, đại táo 10g đem đi sắc lấy nước uống.

Bài 2: Hoắc hương, bội lan mỗi vị 10g cũng sắc lấy nước để uống. Bài thuốc này thích hợp sử dụng trị cảm thương hàn, đau nặng đầu, tức ngực, buồn nôn, biếng ăn,…

Điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm

Bệnh nhân viêm da cơ địa bội nhiễm có thể sử dụng hoắc hương độc vị hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như hoàng tinh, đại hoàng, tao phàn để làm thuốc. Tán mịn các nguyên liệu thành bột mịn, sau đó trộn đều với nhau và đem ngâm với giấm khoảng 1 tuần. Lọc bỏ phần xác, dùng hỗn hợp này để ngâm tay và chân, mỗi lần ngâm khoảng 30 phút.

Cải thiện chứng đau bụng do đầy hơi

Dùng hậu phát, hoắc hương, mộc hương, chỉ thực mỗi vị 10g, sa nhân 5g, trần bì 3g để sắc lấy nước uống.

Trị chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Lấy khoảng 120g hoắc hương khô đem tán bột mịn, cho thêm mật heo với lượng vừa đủ để vo viên. Mỗi lần dùng khoảng 3g. Ngày sử dụng 2 lần với nước ấm. Kiên trì thực hiện khoảng 2 – 4 tuần.

Trị chứng khó tiêu, bụng sôi

Dùng hoắc hương, hoa cây đại, thạch xương bồ mỗi vị 12g, bưởi đào đốt cháy khoảng 6g. Tất cả nguyên liệu đem đi tán mịn, mỗi lần dùng khoảng 2g vào trước bữa ăn khoảng 20 phút. Ngày sử dụng 3 lần.

Ngoài ra, có thể sử dụng hoắc hương dưới dạng hãm trà để uống theo liều lượng đã chỉ định trên. Tuy không mang lại hiệu quả điều trị bệnh dứt điểm nhưng hoắc hương có khả năng cải thiện bệnh khá tốt.

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoắc hương
Hợp chất của cây hoắc hương có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Lưu ý khi sử dụng hoắc hương trong điều trị bệnh

Hoắc hương là vị thuốc nam phổ biến, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y để trị bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần lưu ý sau:

Hầu hết các bài thuốc cổ truyền từ hoắc hương đều được lưu truyền chủ yếu trong dân gian. Hơn nữa, một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này, bạn cần thận trọng khi sử dụng.

Trước khi dùng cần xem xét tình trạng dược liệu. Khi dược liệu có dấu hiệu hư hại, ẩm mốc và có mùi lạ cần tiêu huỷ, không sử dụng.

Thuốc từ dược liệu hoắc hương có tính chất khô háo, làm tổn hại phần âm, hao khí, người thể âm hư mà không bị thấp và người yếu dạ sinh nôn không dùng.

Tóm lại, trước khi sử dụng các bài thuốc, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ đông y hoặc thăm khám tại các bệnh viện có khoa Y học hổ truyền. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với hoắc hương. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Đề xuất quy định mới về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền

Đề xuất quy định mới về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền

Tại dự thảo Thông tư quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền, Bộ Y tế đề xuất quy định về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền.
Vị thuốc quý từ quả phật thủ

Vị thuốc quý từ quả phật thủ

Phật thủ là loại quả có hình dáng độc lạ, thường được dùng để dâng lên ban thờ với ý nghĩa tâm linh. Không những thế, loại quả này còn là vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa, đau bụng, viêm amidan...
Một số vị thuốc đông y nên dùng khi bị thiếu máu

Một số vị thuốc đông y nên dùng khi bị thiếu máu

Y học cổ truyền có nhiều vị thuốc bổ huyết, lưu thông máu. Cùng khám phá những vị thuốc này để có sự lựa chọn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Cùng chuyên mục

Cây nhục thung dung: Thảo dược vàng cho sinh lý phái mạnh

Cây nhục thung dung: Thảo dược vàng cho sinh lý phái mạnh

Nhục thung dung (Cistanche deserticola) từ lâu đã được mệnh danh là "nhân sâm sa mạc" với khả năng hỗ trợ điều trị yếu sinh lý hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về đặc điểm, thành phần hoạt chất, công dụng và cách sử dụng loại dược liệu quý này.
Cây hành: Gia vị quen thuộc và bài thuốc giải cảm tuyệt vời

Cây hành: Gia vị quen thuộc và bài thuốc giải cảm tuyệt vời

Cây hành không chỉ là loại gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam mà còn là vị thuốc dân gian với nhiều công dụng đặc biệt, đặc biệt là khả năng giải cảm hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm, thành phần dinh dưỡng, công dụng và cách sử dụng hành trong cả ẩm thực lẫn y học cổ truyền.
Cây thì là: Gia vị vàng cho hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn diện

Cây thì là: Gia vị vàng cho hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn diện

Cây thì là không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam mà còn là vị thuốc quý được y học cổ truyền đánh giá cao nhờ khả năng hỗ trợ tiêu hóa và nhiều công dụng sức khỏe đáng kinh ngạc. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về đặc điểm, thành phần dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe và cách sử dụng thì là hiệu quả nhất.
Cây rau răm: Gia vị quen thuộc và bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa tuyệt vời

Cây rau răm: Gia vị quen thuộc và bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa tuyệt vời

Cây rau răm không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam mà còn là vị thuốc dân gian với nhiều công dụng đặc biệt cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm, thành phần dinh dưỡng, công dụng và cách sử dụng rau răm hiệu quả nhất.
Cây ba kích: Thần dược bổ thận, tăng cường sinh lý

Cây ba kích: Thần dược bổ thận, tăng cường sinh lý

Cây ba kích từ lâu đã được mệnh danh là "thần dược" trong Đông y nhờ công dụng bổ thận, tăng cường sinh lý và nâng cao sức khỏe tổng thể. Với những nghiên cứu khoa học hiện đại, loại dược liệu này ngày càng được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cây ba kích, cách sử dụng hiệu quả và những lưu ý quan trọng khi dùng.
Bấm huyệt chữa ho, viêm họng: Phương pháp truyền thống từ đông y

Bấm huyệt chữa ho, viêm họng: Phương pháp truyền thống từ đông y

Viêm họng là căn bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, nhất là trong mùa giao hòa giữa các mùa. Với đông y, việc bấm huyệt không chỉ giúp giảm ho mà còn hỗ trợ hiệu quả cho tình trạng viêm họng và đau họng.

Các tin khác

Tác dụng của cây bá bệnh trong việc tăng cường sinh lý nam

Tác dụng của cây bá bệnh trong việc tăng cường sinh lý nam

Cây bách bệnh (tên khoa học: Cynanchum atratum) là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền Việt Nam. Với nhiều công dụng, cây bá bệnh được biết đến như một vị thuốc hỗ trợ tăng cường sinh lý nam giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác dụng của cây bá bệnh đối với sức khỏe sinh lý nam, cách sử dụng và những lưu ý cần thiết.
Các huyệt điều trị chứng mất ngủ trong y học cổ truyền

Các huyệt điều trị chứng mất ngủ trong y học cổ truyền

Giấc ngủ là một phần thiết yếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tìm được giấc ngủ ngon. Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và hiệu suất làm việc. Hiện nay, bấm huyệt trị mất ngủ đã trở thành một giải pháp nổi bật, mang lại hiệu quả đáng kể và được nhiều người lựa chọn.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cơm cháy

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cơm cháy

Cây thuốc mọi còn được gọi là cây cơm cháy (thuộc họ cơm cháy), mọc hoang tại bờ suối, ven rừng ở các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn. Cây thuốc mọi được dùng làm thuốc để chữa bệnh viêm gan, phong thấp, táo bón và một số bệnh ngoài da như chàm, nổi mề đay mẩn ngứa… Tuy nhiên, cây này có chứa độc tính, phải thật cẩn thận khi sử dụng.
Cây tỏi: Gia vị và bài thuốc kháng khuẩn từ thiên nhiên

Cây tỏi: Gia vị và bài thuốc kháng khuẩn từ thiên nhiên

Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn là "kháng sinh tự nhiên" được y học cổ truyền và hiện đại công nhận. Bài viết khám phá sâu vai trò của tỏi trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh nhờ hoạt chất allicin, cùng cách dùng tối ưu để phát huy tác dụng kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch. Đọc ngay để biết vì sao tỏi được ví như "thần dược" dân gian!
Phương pháp y học cổ truyền hỗ trợ điều trị méo miệng do liệt dây thần kinh số 7

Phương pháp y học cổ truyền hỗ trợ điều trị méo miệng do liệt dây thần kinh số 7

Méo miệng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, thường gặp nhất do liệt dây thần kinh số 7. Méo miệng ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, phát âm, sinh hoạt cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân. Trong y học cổ truyền, bấm huyệt chữa méo miệng là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh lý này.
Các phương pháp y học cổ truyền hỗ trợ điều trị méo miệng do tai biến mạch máu não

Các phương pháp y học cổ truyền hỗ trợ điều trị méo miệng do tai biến mạch máu não

Méo miệng không chỉ là một biểu hiện của sự bất thường, mà thực sự nó phản ánh sự rối loạn của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó thường gặp nhất là liệt dây thần kinh số 7. Tình trạng này không chỉ gây ra những khó khăn trong việc ăn uống, phát âm, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt và thẩm mỹ của người bệnh. Chính vì vậy, việc tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả là vô cùng cần thiết.
Cây xấu hổ: Bí quyết ngâm rượu chữa đau lưng của người Mường

Cây xấu hổ: Bí quyết ngâm rượu chữa đau lưng của người Mường

Cây xấu hổ (Mimosa pudica) - loài thảo dược khiêm nhường với khả năng co cụp lá khi chạm vào, lại ẩn chứa bài thuốc quý chữa đau lưng kinh niên của đồng bào Mường. Bài viết sẽ khám phá bí quyết ngâm rượu độc đáo này cùng những cơ sở khoa học đáng kinh ngạc đằng sau phương pháp dân gian truyền thống.
Cách bấm huyệt lưu thông khí huyết trong y học cổ truyền

Cách bấm huyệt lưu thông khí huyết trong y học cổ truyền

Bấm huyệt lưu thông khí huyết, một phương pháp y học cổ truyền đã có từ hàng ngàn năm, không chỉ là một hình thức chữa bệnh mà còn là bí quyết làm đẹp và duy trì sức khỏe bền bỉ. Rối loạn khí huyết chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu sắc vai trò quan trọng của bấm huyệt trong việc duy trì và cải thiện lưu thông khí huyết – một yếu tố thiết yếu cho cuộc sống khỏe mạnh.
Bấm huyệt trong điều trị tăng huyết áp: Giải pháp hiệu quả từ y học cổ truyền

Bấm huyệt trong điều trị tăng huyết áp: Giải pháp hiệu quả từ y học cổ truyền

Tăng huyết áp không chỉ là một căn bệnh, mà còn là “sát thủ thầm lặng” mà nhiều người không hề hay biết. Nó xuất hiện mà không có triệu chứng rõ ràng, thường chỉ được phát hiện nhờ những lần kiểm tra y tế định kỳ. Bên cạnh điều trị tăng huyết áp theo tây y thì người bệnh có thể thực hiện chế độ ăn hợp lý, thay đổi lối sống lành mạnh cùng kết hợp với xoa bóp bấm huyệt để mang lại nhiều lợi ích hỗ trợ trong điều trị các chứng bệnh tăng huyết áp.
Cách xác định huyệt vị để xoa bóp bấm huyệt hiệu quả

Cách xác định huyệt vị để xoa bóp bấm huyệt hiệu quả

Trong lĩnh vực xoa bóp bấm huyệt, việc nắm vững kỹ thuật xác định huyệt vị là điều kiện tiên quyết để đạt được hiệu quả điều trị cao. Một chẩn đoán chính xác nhưng tác động sai vị trí sẽ dẫn đến những kết quả không như mong muốn.
Xem thêm
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

SKV - Ngày 23/3, tại Thiền Viện Pháp Sơn (xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), đã diễn ra chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng". Chương trình do Chi hội Nam y tỉnh Sóc Trăng phối hợp tổ chức cùng Trường Trung cấp Quốc tế Khôi Việt, HTX sản xuất Dược liệu Thanh Ngon Hưng Phú, với sự hỗ trợ của Chủ tịch UBND xã Nam Cát Tiên và Ni sư Hằng Liên - Trụ trì Thiền viện Pháp Sơn.
Phiên bản di động