Làm trắng da hiệu quả từ những bài thuốc Y học cổ truyền
![]() |
![]() |
Tại sao nên sử dụng bài thuốc đông y làm đẹp da?
Theo lý luận của Y học cổ truyền, khí và huyết là 2 phần tạo nên sự sống của cơ thể. Trong đó khí (hay chân khí) được lưu giữ và điều hòa bởi lá phổi, khí mang theo và dẫn đường cho huyết tới khắp cơ thể. Huyết được khí bồi đắp lên, nuôi dưỡng các tạng, các bộ phận.
Da và lông cũng là 2 bộ phận được nuôi dưỡng bởi khí huyết. Như vậy chân khí chính là nguồn nuôi dưỡng sức khỏe. Nếu chân khí kém, huyết nuôi dưỡng da cũng ít hơn, khiến cho da khô và xanh xao, thiếu sức sống. Ngược lại, nếu khí huyết dồi dào, da dẻ sẽ trở nên mịn màng, căng bóng và tươi trẻ.
Với lý luận trên, nhiều thuốc Y học cổ truyền đã được lựa chọn như giải pháp hữu hiệu để làm đẹp làn da. Khi thuốc trị vào khí và huyết, hiệu quả tốt và tương đối ổn định, không chỉ làm đẹp da mà còn giúp cho cơ thể khỏe mạnh, giàu sức sống.
Bên cạnh đó, thuốc Y học cổ truyền là dược phẩm của dân tộc, là những tinh túy mà cha ông ta đã để lại nhằm mục đích chữa bệnh và nâng cao sức khỏe một cách toàn diện. Do đó thuốc Y học cổ truyền được đánh giá là biện pháp làm đẹp tương đối an toàn.
![]() |
Làm trắng da mặt bằng trứng gà. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Những bài thuốc đông y dưỡng đẹp da
Bài 1: Dùng 12 g quả đào nhân, 6 g cam thảo, 12 g đại hoàng, 6 g quế chi và 6 g mang tiêu đem sắc với 2 chén nước còn lại 1 chén. Mỗi ngày dùng 3 lần (dùng lúc âm ấm), mỗi lần 1/3 chén trước khi ăn.
Bài thuốc có công dụng trị sạm, mặt nám, mụn, còn điều hòa kinh nguyệt, trị đau bụng kinh… ở phụ nữ (phụ nữ có thai không được dùng).
Bài 2: Hạnh nhân lượng vừa đủ, bỏ vỏ, giã hoặc xay thật nhuyễn trộn đều với lòng trắng trứng gà thành dạng cao. Mỗi tối, dùng cao thoa đều lên mặt thành một màng mỏng, sau chừng 2 giờ thì dùng nước ấm rửa sạch.
Có công dụng hoạt huyết hóa ứ, làm da trắng mịn, phòng chống tàn nhang và trứng cá hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả, có thể thêm hoạt thạch lượng bằng hạnh nhân, một ít long não và xạ hương.
Bài 3: Trong Y học cổ truyền bạch phục linh sấy khô, nghiền thành bột thật mịn có tác dụng làm trắng da hiệu quả. Mỗi tối, trước khi đi ngủ lấy một lượng bột thuốc vừa đủ hòa đều với lòng trắng trứng gà, thoa đều lên mặt thành một màng mỏng. Sáng hôm sau rửa sạch bằng nước ấm. Cũng có thể dùng mật ong để thay lòng trắng trứng hiệu quả cũng không kém.
Bài thuốc có công dụng dưỡng da và làm đẹp da từ bên trong, trị chứng nám mặt và tàn nhang. Đây là một trong những bài thuốc Y học cổ truyền làm đẹp da mặt rất đơn giản, dễ thực hiện và hiệu nghiệm.
Bài 4: Bạch cúc hoa, bạch quả, mật ong mỗi thứ 35g, nước lê, sữa tươi và rượu nếp mỗi thứ nửa cốc. Cho cúc hoa vào nước lê và rượu nếp chưng lấy nước.
Tiếp đó, giã nát bạch quả rồi hòa với thuốc, mật ong và sữa tươi thành dạng cao lỏng. Mỗi tối dùng cao xoa đều lên mặt, sau 60 phút thì dùng nước ấm rửa sạch. Giúp thanh nhiệt giải độc, làm sạch trắng da và dưỡng da mịn màng.
Bài 5: Bài thuốc làm đẹp này bao gồm các loại cây thuốc quý sau: Bạch đinh hương, bạch cương tàm, bạch khiên ngưu, bạch cập mỗi loại 110g; bạch chỉ 75g, bạch phụ tử 20g, bạch linh 18g, tạo giác 50g, một ít bột đậu xanh. Tạo giác bỏ vỏ, tước xơ rồi đem sấy khô cùng các vị thuốc khác, tất cả tán thành bột mịn. Mỗi tối hòa một ít bột với nước sôi vừa đủ thành dạng cao, sau đó đắp lên mặt trong khoảng 15-20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Nếu da sần sùi, lấy nhân hạt ý dĩ sao khô, nghiền thành bột, ngày dùng ba lần, mỗi lần hai thìa cà phê, kiên trì hai tuần có thể làm cho da dẻ mịn màng.
Bài 6: Dùng 1 quả cà chua tươi (rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ, nghiền nát), 1 quả khổ qua tươi (rửa sạch, bỏ hạt, giã nát) đem trộn đều với 1 lòng đỏ và lòng trắng trứng gà. Buổi tối trước khi đi ngủ, rửa mặt cho sạch, lau khô, chà nhẹ với nước hoa hồng. Sau đó bôi dung dịch trên lên mặt, khi khô bôi tiếp lần nữa. Sau 1 giờ thì gỡ bỏ, rửa mặt sạch sẽ, đi ngủ. Phương pháp này giúp cho da mặt hết sạm, hết thô, trở nên mịn màng và dưỡng trắng da hiệu quả.
Bài 7: Trứng gà 1 quả, mật ong 1 thìa, đập vỡ trứng hà vào bát, đánh cho sủi bọt rồi cho mật ong vào quấy đều. Dùng nước ấm rửa sạch mặt rồi lấy dịch thuốc thoa đều thành một màng mỏng, chờ cho khô thì dùng nước rửa sạch, mỗi tuần làm 2 lần.
Công dụng: Dưỡng da. Nếu da dầu có thể cho thêm 1 thìa nước chanh, cho thêm 3 thìa sữa chua. Có thể dùng trứng gà, mật ong, bột mì và dầu thực vật làm thành bột thuốc nhão để đắp mặt cũng rất hiệu quả.
Bài 8: Mùa đông da khô, nhão, sần sùi, bạn có thể lấy 15 quả hồng táo và một ít nhân sâm, cho vào siêu đất ngâm nước, dùng lửa nhỏ sắc 30 phút là uống được. Loại trà này giúp ích khí dưỡng huyết, làm đẹp da. Lúc uống nhân sâm không nên uống trà và ăn củ cải.
Bài 9: Dùng 2 củ cà rốt tươi, 50 g ngó sen tươi, 1 lòng đỏ trứng gà. Ngó sen giã nát vắt lấy nước cốt hòa lẫn với lòng đỏ trộn đều, cà rốt rửa sạch để nguyên vỏ thái nhỏ, giã nhuyễn trộn chung với lòng đỏ đã có lẫn nước cốt ngó sen. Sau khi xông mặt bằng khăn nóng, lau khô, đắp hỗn hợp trên lên mặt. Sau 30 phút rửa mặt bằng nước lạnh, xoa bóp cả mặt và lưu ý chỗ da mặt có nếp nhăn. Ngày sử dụng 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Công thức này giúp dưỡng trắng da vượt trội và giảm vết nhăn.
Lưu ý Sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền không đúng cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với làn da, bởi nếu sử dụng quá lâu có thể gây bào mòn da, làm mỏng da khiến da dễ bị bắt ánh ắng mặt trời. Để đạt được hiệu quả như mong muốn phải dùng đúng cách và hết sức kiên trì, không nên kết hợp với các mỹ phẩm hiện đại./.
Tin liên quan

Bài thuốc nam từ thiên nhiên cho người bị thoái hóa cột sống cổ
11:17 | 22/10/2024 Y học cổ truyền

Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ
07:00 | 16/09/2024 Y học cổ truyền

Những công dụng quý của dược liệu xạ hương
07:15 | 02/04/2024 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả đào
11:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc, món ăn từ đậu đỏ
09:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Cây nho: “Trợ thủ đắc lực” cho hành trình kiểm soát huyết áp cao
07:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Cây lộc vừng: “Thần dược xanh” cho lá gan khỏe mạnh
21:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Cây tầm gửi: “Vũ khí xanh” kiểm soát huyết áp cao toàn diện
19:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Cây mộc qua: Giải pháp toàn diện cho tiêu hóa và hô hấp
15:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
13:55 | 22/04/2025 Hoạt động hội

Cây dâm bụt: Khắc tinh của viêm họng và ho kéo dài
13:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Củ nghệ đen: Bí quyết vàng cho xương khớp và hệ tiêu hóa
11:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Lá dứa: Thần dược tự nhiên cho hệ tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể
09:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Cây mơ: Giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa và thanh lọc cơ thể
07:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Cây vông nem: “Thần dược” cho giấc ngủ sâu và tâm trí an yên
17:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Cây xô thơm: Bí quyết vàng cho hệ tiêu hóa và giảm đau bụng hiệu quả
13:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Cây ngải dại: Cách sử dụng trong điều trị bệnh ngoài da
09:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Rễ cây ngũ gia bì: Dược liệu đánh bay đau nhức và phong thấp
07:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Cỏ roi ngựa: Thảo dược quý trong điều trị viêm họng và cảm cúm
19:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22 giờ 36 phút Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
5 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều