Công dụng và bài thuốc từ cây sa nhân
Hoa hòe - Vị thuốc dân gian với nhiều công dụng Giảm viêm đại tràng hiệu quả, an toàn với thảo dược |
Cây sa nhân được gọi với tên khoa học là Amomum xanthioides, họ Gừng. Cây sinh sống và phát triển tự nhiên dưới tán lá cây trong rừng, thời điểm thu hoạch là khi quả chín. Đây là một giống thực vật thân thảo, mọc theo khóm và sống lâu năm. Chiều cao trung bình của cây sa nhân là từ 1,5 - 2m. Lá khá dài, ước chừng 25 - 35cm, chiều rộng là 10 - 15cm, nhẵn bóng và có màu xanh đậm ở mặt trên, còn mặt dưới nhạt hơn. Rễ cây có một đặc điểm là mọc theo chiều ngang chứ không ăn sâu dưới đất.
Cây sa nhân. Ảnh: VOV. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Ở Việt Nam sa nhân được phân thành 16 loại khác nhau nhưng có 3 loại là phổ biến nhất vì cho chất lượng và năng suất cao.
Sa nhân đỏ (Amomum villosum): màu hoa đặc trưng với 2 vạch vàng và đỏ. Quả của cây màu đỏ hoặc xanh lục, hình cầu, thời điểm tháng 7 - 8 hàng năm là lúc quả chín, có các u nhỏ nằm trong hạt.
Sa nhân xanh (Amomum xanthioides): nhận biết qua màu sắc của hoa là màu trắng, điểm xuyết bởi các đốm tím. Quả màu xanh lục, hình trứng và có các gai dầu, bề mặt hạt có u lồi.
Sa nhân tím (Amomum longiligulare): hoa màu trắng, phần mép màu vàng và đan xen vạch đỏ tím. Quả của cây hình cầu, nhuộm màu tím nhưng lẫn với các đốm trắng trông rất giống bị mốc, có gân ngoài quả.
Theo y học cổ truyền, quả sa nhân tím có vị cay, tính ấm, mùi thơm. Quy kinh vào Tỳ, Vị, Thận. Tác dụng ôn trung, hành khí, chỉ thống, khai vị tiêu thực, an thai, được dùng để chữa các bệnh về đường ruột, đau nhức răng và có tác dụng tốt với bệnh phong thấp.
Ngoài ra, tinh dầu sa nhân tím còn có tác dụng kháng khuẩn tương tự như sa nhân trắng.
Quả sa nhân tím có vị cay, tính ấm, mùi thơm. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tác dụng của cây sa nhân
Hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là hiện tượng người bệnh đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, thậm chí là có thể kéo dài tới vài ngày. Các triệu chứng đặc trưng của tiêu chảy thường là buồn nôn, sốt, mệt mỏi, khát nước, đau bụng... Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do bị mắc bệnh về đường ruột, nhiễm trùng, ngộ độc thực phẩm, do dùng thuốc...
Sa nhân giúp cải thiện chứng ăn uống khó tiêu, hay tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Các hoạt chất chứa trong loại dược liệu này có tác dụng ức chế sự sản sinh của các hại khuẩn trong đường ruột, đồng thời bồi bổ, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Giảm tình trạng đau nhức răng
Đối với những trường hợp bị sốt, đau nhức răng dai dẳng do sâu răng thì có thể cân nhắc sử dụng sa nhân. Loài cây này chứa nhiều loại vitamin giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa các vấn đề khác về răng miệng như viêm lợi hay chảy máu chân răng...
Giảm cảm giác nôn nghén cho phụ nữ mang thai
Chứng nôn nghén khiến không ít mẹ bầu cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khẩu vị, sức khỏe và hệ tiêu hóa của các mẹ. Những lúc như vậy mẹ bầu có thể sử dụng sa nhân để giảm cảm giác ốm nghén. Sa nhân là thảo dược tính mát, có vị ngọt, chứa các loại vitamin thiết yếu kích thích hệ tiêu hóa, hạn chế cảm giác đầy hơi, nôn khan, ợ chua... đem lại cảm giác ngon miệng cho mẹ bầu.
Quả sa nhân khô. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Giúp giảm đau do viêm khớp
Viêm khớp hay phong thấp khiến người bệnh phải trả qua không ít đau đớn và khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do di truyền, rối loạn miễn dịch hoặc do lối sống, môi trường xung quanh tác động. Nếu không điều trị sớm bệnh sẽ tiến triển nặng và biến chứng nghiêm trọng về khớp.
Theo Đông y, trong sa nhân có chứa một loại chất khoáng có khả năng tái tạo dịch khớp và bôi trơn các khớp, từ đó bệnh nhân vận động và di chuyển sẽ dễ dàng hơn, giảm thiểu các cơn đau một cách đáng kể.
Điều trị viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày có thể khiến bệnh nhân trải qua hàng loạt các triệu chứng khó chịu như ợ chua, buồn nôn, chán ăn, sút cân, đau bụng...
Trong sa nhân người ta tìm thấy hoạt chất có tác dụng trung hòa axit trong dịch vị dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa và kiểm soát tốt các dấu hiệu của viêm loét dạ dày.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây sa nhân
Chữa có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông
Sa nhân tím và hương phụ với liều lượng bằng nhau, đem phơi khô, tán bột.
Cách dùng: Uống 3 - 4g x 3 lần/ngày.
Hoặc theo Nam dược thần hiệu: Mỗi vị 8g sắc, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Sa nhân được dùng để chữa các bệnh về đường ruột, đau nhức răng và có tác dụng tốt với bệnh phong thấp. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Chữa tiêu chảy
Sa nhân tím, thần khúc, trần bì, thanh bì, mạch nha, vỏ cây vối, vỏ rụt, mỗi vị liều lượng 2g. Tất cả đem tán thành bột mịn, có thể làm thành viên.
Cách dùng: Mỗi lần uống 4g x 2 lần/ngày, với nước sắc tía tô (Hải Thượng Lãn Ông).
Chữa ăn không tiêu, nôn mửa, đau bụng, trẻ em cam tích
Sa nhân tím 4g, bạch truật 4g, mộc hương 6g, chỉ thực 6g, đem tán thành bột, rây mịn. Dùng nước sắc Bạc hà nấu với gạo thành hồ rồi trộn với khối bột dược liệu trên thành viên 0,25g.
Cách dùng: Mỗi lần uống 2 - 3 viên x 2 - 3 lần/ngày (hương sa chỉ truật hoàn).
Chữa đau nhức răng
Hạt sa nhân tím đem phơi khô rồi giã thành bột, chấm vào chỗ răng đau, hoặc ngâm rượu cho đặc rồi ngậm.
Chữa tê thấp
Thân rễ sa nhân tím 10g, chặt nhỏ, ngâm với 100ml rượu trong khoảng 15 ngày, hằng ngày đem xoa bóp lên vùng cần trị liệu. Hoặc có thể phối hợp với lá hồng bì dại (dâm hôi), nấu kỹ với nước, dùng ngâm chân lúc nước còn ấm.
Tin liên quan
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
07:55 | 23/11/2024 Tin tức
Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo – lưu giữ trò chơi truyền thống độc đáo của miền đất nhiều di sản văn hóa
20:46 | 22/11/2024 Du lịch & Sức khỏe
Dự báo thời tiết ngày 23/11/2024: Hà Nội trời âm u ngày cuối tuần
05:05 | 23/11/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội