Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm
Hà Nội: Gần 50 học sinh trường Tiểu học Kim Giang nghi bị ngộ độc Quảng Nam cảnh báo ngộ độc thực phẩm do ăn cá chép ủ chua |
TS.BS Lê Ngọc Duy – Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương đưa ra những dấu hiệu để cha mẹ có thể nhận biết khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
Triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm
Về tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy.
Về hô hấp: Ho, thở nhanh, khó thở, tím tái.
Về thần kinh: Co giật, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có thể liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim hoặc hôn mê.
Dấu hiệu tăng tiết: Đờm nhớt, dịch tiêu hóa, mồ hôi, nước bọt.
![]() |
TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu - chống độc khám cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Lê Hiếu).https://suckhoeviet.org.vn/ |
“Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, cha mẹ phải chú ý kỹ xung quanh để tìm những vật nghi ngờ gây độc và liên hệ điện thoại đến bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những vật nghi ngờ gây ngộ độc” – TS.BS Lê Ngọc Duy khuyến cáo.
Cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm
Nên gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng vận chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Trong khi chờ đợi vận chuyển đến cơ sở y tế nên:
- Để trẻ nằm nghỉ và theo dõi tình trạng mất nước (khát, li bì, niêm mạc miệng mũi khô, tiểu ít,…) của trẻ do ói mửa, tiêu chảy để đảm bảo bù nước cho đầy đủ.
- Cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải.
- Nếu trẻ sốt cao có thể dùng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol 10-15 mg/ kg/ lần x 4-6h/ lần (tối đa 0,5g/ lần và 2g/ngày).
- Tạm ngừng việc sử dụng thức ăn, thuốc nghi ngờ gây ngộ độc, giữ lại toàn bộ thức ăn thừa, phân, chất nôn, thuốc đã dùng để đi xét nghiệm và báo ngay cho cơ quan y tế.
Chăm sóc trẻ phục hồi sau ngộ độc thực phẩm
Chế độ ăn của trẻ
Cho trẻ ăn các món ăn loãng, mềm như súp, cháo, canh để đảm bảo dinh dưỡng và giúp trẻ dễ ăn hơn.
Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong 1 bữa, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
Cho trẻ ăn thêm sữa chua, rau xanh, hoa quả như chuối, táo để hỗ trợ tiêu hoá và tăng cường vitamin.
Khi nhận thấy trẻ bình thường trở lại, cha mẹ có thể cho trẻ ăn cơm, bánh và một số đồ ăn khác.
Tránh các thực phẩm gây khó tiêu và dễ kích thích gây buồn nôn như: đồ chiên rán, thức ăn quá nhiều dầu mỡ. Không nên ăn các thực phẩm từ sữa động vật như: bơ, phô mai, sữa… trong vài ngày do lúc này cơ thể trẻ khó dung nạp được lactose gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.
Uống nhiều nước
Cho trẻ uống nước bù điện giải đúng cách.
Có thể cho trẻ uống nước ép hoa quả để dễ uống hơn.
Không cho trẻ uống nước đá, các loại nước ngọt hoặc nước có ga.
Chế độ nghỉ ngơi
Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các vận động mạnh.
Cha mẹ tốt nhất nên cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc.
Hạn chế tiếng ồn gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.
Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
- Rửa tay sạch với xà phòng trước khi sử dụng đồ ăn uống.
- Bảo quản đồ ăn thừa và các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh nếu chưa cần dùng đến.
- Nấu thức ăn chín với nhiệt độ thích hợp và lưu trữ trong hộp sạch.
- Không để trẻ ăn uống mà không có sự giám sát của người lớn.
- Không sử dụng lại đồ ăn cũ có dấu hiệu bị hỏng. Kiểm tra kĩ thời hạn sử dụng của các thực phẩm đóng gói trước khi sử dụng.
Nguồn: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm
Tin liên quan

Thời tiết ngày 5/10: Gió mạnh, sóng lớn trên biển do ảnh hưởng của bão Koinu
02:06 | 05/10/2023 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục

Số ca mắc tay chân miệng tăng gấp đôi sau 1 tuần, chuyên gia khuyến cáo gì?
19:00 | 04/10/2023 Tư vấn

Phòng tránh viêm da tiếp xúc do dính độc của kiến ba khoang
06:33 | 03/10/2023 Tư vấn

Lão hoá da: Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh
09:26 | 02/10/2023 Tư vấn

Dụng cụ tử cung: Lợi ích và nguy cơ
09:00 | 02/10/2023 Tư vấn

Sốt xuất huyết khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
11:00 | 01/10/2023 Tư vấn

Những triệu chứng cảnh báo trẻ bị viêm não/màng não
17:26 | 29/09/2023 Tư vấn
Các tin khác

25% ca đột quỵ não là người trẻ tuổi, di chứng nặng nề
15:49 | 26/09/2023 Tư vấn

Suy đa tạng, tử vong vì bị ong đốt: Bác sĩ cảnh báo bước xử trí quan trọng
06:48 | 24/09/2023 Tư vấn

Các dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng huyết ở trẻ em
16:00 | 20/09/2023 Tư vấn

Cách dùng thuốc trị đau mắt đỏ đúng và hiệu quả nhất
20:00 | 19/09/2023 Tư vấn

Yến Sào: Tìm hiểu đặc điểm, công dụng và lưu ý khi sử dụng
12:00 | 17/09/2023 Y học cổ truyền

Những điều cần biết về bệnh nhược cơ
15:02 | 14/09/2023 Tư vấn

Biến chứng nguy hiểm của viêm VA - áp xe thành sau họng
09:48 | 13/09/2023 Tư vấn

Đặc điểm của bệnh sốt mò và những điều cần lưu ý
10:02 | 12/09/2023 Tư vấn

Cảnh báo xu hướng bệnh nhân ung thư “trẻ hóa”
08:51 | 11/09/2023 Tư vấn

Người bệnh đái tháo đường mắc sốt xuất huyết nguy hiểm gấp nhiều lần
08:46 | 10/09/2023 Tư vấn

Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028
6 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh
24-09-2023 13:22 Hoạt động hội

Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023
19-08-2023 08:56 Hoạt động hội

Kỳ họp thứ I Ban Kinh tế Hội Nam y Việt Nam
14-08-2023 16:43 Hoạt động hội

Hội Nam y Việt Nam với "Dấu ấn Việt Nam"
15-07-2023 13:08 Hoạt động hội