Đầu xuân, đề phòng viêm đường hô hấp do RSV ở bệnh nhi
TS Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viêm đường hô hấp do RSV bùng phát mạnh vào mùa đông xuân và khi thời tiết chuyển từ mùa xuân sang hè.
Nhiễm trùng RSV có thể gây ra các hội chứng lâm sàng đa dạng, từ triệu chứng nhẹ giống cảm lạnh đến các biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, cơn hen kịch phát và thở khò khè do virus.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, RSV có thể gây ra viêm tiểu phế quản nặng và có thể dẫn tới tử vong.
Mới đây, tại khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhân em bé 2 tháng tuổi đến từ tỉnh Thanh Hóa.
Chăm sóc bệnh nhi viêm đường hô hấp do virus RSV tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh BVCC |
Khi vào viện, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi nặng sau nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (RSV), suy hô hấp mức độ nặng phải thở máy. Bệnh nhân là trẻ sinh non (35 tuần). Trước khi vào khoa Nhi, bệnh nhân điều trị viêm phổi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa 11 ngày đã ổn định và được ra viện.
Tuy nhiên sau 2 ngày xuất viện bệnh nhân xuất hiện ho khò khè, đi khám và làm các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị nhiễm vi rút hợp bào đường hô hấp (RSV) được chuyển đến khoa Nhi – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Theo TS Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: "Em bé mặc dù đến sớm nhưng với cơ địa là đẻ non công thêm viêm đường hô hấp tái phát do nhiễm trùng trước đó thì bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn. Hiện nay em bé phải thở máy".
Theo TS Thúy, cũng giống như nhiều virus gây bệnh đường hô hấp khác, RSV có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua:
• Nhiễm bẩn bởi các giọt bắn có chứa virus RSV được thải ra từ người bệnh qua ho, hắt hơi lên mắt, mũi, miệng.
• Tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt bị nhiễm bẩn có chứa virus hoặc quần áo, vật dụng của người bị bệnh, bàn tay người bệnh sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng.
• Khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người nhiễm RSV thông qua thơm hôn hoặc mớm thức ăn...
"Đối tượng nhiễm RSV có nguy cơ bệnh tiến triển nặng bao gồm: Trẻ sinh non; Trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi); Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mắc bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh;Trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch; Người cao tuổi, đặc biệt là người từ 65 tuổi trở lên.
Người bị hen suyễn, suy tim sung huyết, mắc bệnh lý hô hấp mạn tính, đặc biệt là bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); Người bị suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, ung thư máu hoặc HIV/AIDS", TS Thúy nhận định.
Để hạn chế lây nhiễm RSV, TS Thúy khuyến cáo, người dân, người chăm sóc trẻ cần thực hiện các biện pháp sau:
- Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, hoặc sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh. Cha mẹ, người lớn cần rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và cho trẻ ăn, trước và sau khi chăm sóc trẻ bị ốm khác...
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch.
- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc dùng chung cốc hoặc dụng cụ ăn uống với những người có các triệu chứng giống như cảm lạnh.
- Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi.
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật mà mọi người thường xuyên chạm vào như đồ chơi, tay nắm cửa và thiết bị di động...
- Khi trẻ bị bệnh nên cách ly và chăm sóc trẻ tại nhà để tránh lây nhiễm cho công cộng.
"Khi các bậc phụ huynh thấy con em mình có biểu hiện viêm nhiễm đường hô hấp cần đưa ngay để cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời", TS Thúy khuyến cáo.
Tin liên quan
Dự báo thời tiết ngày 13/1/2025: Bắc Bộ trời rét đậm
05:05 | 13/01/2025 Môi trường xanh
Vị thuốc quý từ quả phật thủ
07:00 | 13/01/2025 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản
09:53 | 29/11/2024 Tư vấn
Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn
Các tin khác
Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?
06:50 | 23/05/2024 Tư vấn
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
14:13 | 21/05/2024 Tư vấn
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
17:56 | 17/05/2024 Tư vấn
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú
10:20 | 14/05/2024 Tư vấn
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
19:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
07:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não
13:55 | 06/05/2024 Tư vấn
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim
13:48 | 01/05/2024 Tư vấn
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030
3 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
30-12-2024 19:25 Hoạt động hội
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân
27-12-2024 14:49 Hoạt động hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội