Dây thìa canh: Cách dùng phát huy hiệu quả trị bệnh tốt nhất

Dây thìa canh được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và nhiều vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Dây thìa canh là tên gọi của cây dược liệu được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường và nhiều bệnh lý khác. Người ta còn hay gọi dược liệu là lõa ti hay dây muôi, lừa ty rừng. Cây thường mọc hoang tại nhiều khu vực ở miền Bắc nước ta, hiện nay đã và đang được nhân giống, trồng trọt để thu hái làm dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh.

Đặc điểm dược liệu

Dây thìa canh là loại dược liệu chắc hẳn đã không còn xa lạ với nhiều người, nhất là đối tượng bị tiểu đường, mỡ máu,…

Đặc điểm dược liệu
Dây thìa canh là dược liệu được sử dụng phổ biến hiện nay
  • Tên gọi: Dây thìa canh
  • Tên gọi khác: Dây muối, lõa ti trừng, lừa ty rừng.
  • Tên khoa học: Gymnema Sylvestre
  • Họ: Apocynaceae

Hình thái dược liệu

Dây thìa canh là thảo dược thuộc chi lõa ti, dạng leo. Chiều dài trung bình của dược liệu từ 6m 10m, thân khi cắt ngang thấy tiết ra nhựa mủ có màu trắng và lỗ bì thưa bên trong. Đường kính thân nhỏ, khoảng 3mm, thân chia thành các lóng dài khoảng 8cm đến 12cm.

Lá cây dược liệu thường dài từ 6cm đến 7cm, chiều rộng từ 2,5cm đến 5cm. Phiến lá có hình bầu dục hoặc trứng ngược, có phần đầu lá nhọn, quan sát phần dưới lá có nhiều gân phụ, cuống lá dài từ 5mm đến 8mm. Khi khô lá bắt đầu nhăn lại.

Hoa thìa canh thường xuất hiện vào tháng 7. Hình dạng hoa đặc trưng với chiều cao tầm 8mm, rộng từ 12mm đến 15mm, chúng mọc thành xim dạng tán ở các nách lá. Hoa có màu vàng và kích thích nhỏ, đài hoa có lông mịn, bên ngoài tràng hoa không có lông, đồng thời mỗi tràng phụ sẽ kèm theo 5 răng.

Dây thìa canh ra hoa sau đó kết quả vào khoảng tháng 8, quả khi chín thường tự rụng và tách làm đôi, tương tự như chiếc thìa. Dựa vào đặt điểm này của cây mà dân gian đã đặc tên cho dược liệu là dây thìa canh.

Phân bố

Từ xưa, người dân tại đất nước Ấn Độ đã sử dụng dây thìa canh làm thuốc chữa bệnh. Nơi đây cũng là khu vực tìm thấy loại cây này nhiều nhất, đặc biệt là ở những thung lũng Paltacot tại miền Trung Nam Ấn Độ. Một số nước cũng tìm thấy sự có mặt của dây thìa canh như tại nước ta hay Trung Quốc, Idonesia.

Vào khoảng năm 2006, dây thìa cây được tìm thấy đầu tiền ở các tỉnh như Hải Phòng, Ninh Bình, Hải Dương, Thanh Hóa. Hiện nay nhờ vào nhiều lợi ích mà dây thìa canh mang lại cho sức khỏe nên dược liệu được trồng tại nhiều trung tâm dược liệu tại nước ta, mục đích thu hoạch và sơ chế làm thuốc chữa bệnh.

Thu hoạch, sơ chế

Sử dụng toàn thân dược liệu, có thể thu hái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Dùng dạng tươi hoặc phơi, sấy khô bảo quản dùng dần.

Bảo quản

Dây thìa canh sau khi phơi hoặc sấy khô bỏ vào túi nilon kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, côn trùng.

Đặc điểm dược liệu
Sử dụng dây thìa canh tươi hoặc phơi khô, sấy khô bảo quản dùng dần

Thành phần hóa học

Dây thìa canh chứa hoạt chất Gymnema Sylvestre kiềm hóa lần thứ 4 (GS4). Chất này có tác dụng trong việc kích thích sản sinh ra tế bào Beta ở tuyến tụy, tăng sản sinh insulin, cân bằng đường huyết.

Bên cạnh đó còn có chất Peptide Gumarin, khi nhai lá dược liệu tươi hoạt chất này sẽ khiến cho lưỡi không hấp thụ đường Glucose. Không những thế, Peptide Gumarin còn có hiệu quả trong việc tác động khu vực dưới đồi, giảm vị đắng, ngọt. Tuy nhiên hoạt chất sẽ mất đi nếu dược liệu được phơi khô hoặc đun nấu.

Bên cạnh hai thành phần chủ yếu kể trên, dây thìa canh còn chứa nhiều hoạt chất khác. Chẳng hạn như Anthraquinone Flavone, Hentri Acontan, Acid Butyric, Lupeol, Phytin, Resins,… Dịch chiết từ dược liệu còn chứa Alcoloid.

Phân loại dây thìa canh

Dây thìa canh được phân loại theo dạng đặc điểm hình thái hoặc dạng được sơ chế. Cụ thể như sau:

Phân loại dược liệu dựa theo hình thái: Dây thìa canh trong tự nhiên có hai loại lá nhỏ và lá to. Theo đó, bạn có thể xác định hai loại dược liệu theo các đặc điểm cơ bản dưới đây:

  • Dây lá nhỏ: Thìa canh lá nhỏ có thân cây cũng khá bé, tiết nhựa trắng. Loại này thường không chứa nhiều dược chất. Để phân biệt với loại có nhiều dược chất, người ta thường nhai thử lá tươi sau đó nếm thức ăn. Trường hợp vẫn cảm nhận được vị ngọt ở lưỡi hoặc thời gian mất vị giác ngắn, có nghĩa là loại thìa canh lá nhỏ.
  • Dây lá to: Dây thìa canh loại này có lá to, phiến lá bầu dục, ngựa có màu vàng. Dược tính của thìa canh lá to mạnh hơn, do đó thời gian mất vị giác kéo dài. Không những thế, loại này cũng không chứa độc tố. Hiện nay, dây thìa canh lá to đang được nhân giống ở nhiều vườn dược liệu.

Phân loại dược liệu dựa theo cách sơ chế: Tùy theo nhu cầu sử dụng của người bệnh mà dây thìa căn được sử dụng tươi hoặc khô:

  • Dây thìa canh tươi: Thu hái và được sử dụng trực tiếp. Loại này có thể rửa sạch rồi nhai trực tiếp hoặc đun nước uống, ngoài ra cũng có thể cho dược liệu vào máy để chế biến thành thực phẩm hoặc các dược liệu phục vụ nhu cầu của người bệnh.
  • Dây thìa canh khô: Sau khi thu hoạch, cây được làm sạch và phơi hoặc sấy khô để sử dụng dần. Để đảm bảo dược chất không bị mất đi, hiện nay phương pháp sấy lạnh được áp dụng phổ biến. Dược liệu sau đó sẽ tiếp tục được làm vụn và bảo quản trong túi nilon kín.

Dây thìa canh có tác dụng gì?

Như trên đã đề cập, dây thìa canh chứa các hoạt chất mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trong đó có thể kể đến GS4, Flavone, Anthraquinone, Hentri Acontane,… Vậy dây thìa canh trị bệnh gì? Dưới đây, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ bật mí các tác dụng nổi bật của dược liệu:

Tác dụng của dây thìa canh
Công dụng nổi bật của dược liệu giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Dây thìa canh trị tiểu đường

Acid Gymnemic chứa trong dây thìa canh có tác dụng kích thích sản sinh tế bào Beta, tăng insulin cho cơ thể, nhờ đó đường huyết được duy trì ở mức ổn định. Không những thế, hoạt chất này còn mang lại hiệu quả trong việc ức chế hấp thụ đường ở ruột và vào máu.

Do đó, loại cây này được nhiều người mắc chứng đái tháo đường quan tâm và sử dụng như vị thuốc hỗ trợ chữa trị. Khi nhai lá tươi, các chất có trong dược liệu sẽ giúp cơ thể hạn chế hấp thụ đường, gây mất vị giác, giảm cảm giác ngọt, đắng vài giờ đồng hồ.

Hỗ trợ giảm Cholesterol máu

Cholesterol vượt mức gây ra nhiều tác hại cho cơ thể người bệnh. Trong đó điển hình nhất là sự xuất hiện của bệnh lý về tim mạch, mỡ máu, tai biến mạch máu não,… làm tăng huyết áp hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Trong dây thìa canh có chứa chất giúp kiểm soát Cholesterol, tăng cường chuyển hóa Lipid để loại bỏ mỡ thừa cho cơ thể.

Hỗ trợ giảm cân

Uống dây thìa canh có giảm cân không? Nhờ khả năng giảm vị giác, giảm cơn thèm ngọt và tiêu hao Cholesterol cho cơ thể nên dược liệu còn mang lại tác dụng trong việc hỗ trợ giảm cân cho người bệnh. Ngoài ra, dịch tiết từ dây thìa canh còn chứa các hoạt chất giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Ngăn xơ vữa động mạch

Một trong những công dụng của dây thìa canh là hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch bằng cách tăng chuyển hóa Lipid, đào thải chúng qua phân.

Bên cạnh nhiều lợi ích kể trên, dược liệu còn được dùng để hỗ trợ tiêu hóa, giúp điều trị bệnh về xương khớp, mạch máu hoặc các tình huống bị rắn cắn,… Sử dụng đúng cách, đúng bệnh giúp cải thiện triệu chứng an toàn. Tốt hơn hết bạn đọc thăm khám và nhờ thầy thuốc tư vấn dược liệu phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Đối tượng sử dụng dây thìa canh

Dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, thầy thuốc sẽ hướng dẫn cách chữa trị phù hợp. Theo đó, dây thìa canh được dùng làm thuốc hỗ trợ chữa bệnh, phù hợp với các đối tượng như:

  • Bệnh nhân bị đái tháo đường.
  • Người có tiền sử tiểu đường hoặc các vấn đề về đường huyết.
  • Người bị cao huyết áp.
  • Người thừa cân, béo phì, có ý định giảm cân.
  • Người bị ngộ độc.

Không nên tự ý sử dụng dược liệu với đối tượng phụ nữ mang thai, đang cho con bú để đảm bảo an toàn.

Uống nhiều dây thìa canh có tốt không? Liều dùng hợp lý

Tùy vào mục đích sử dụng mà liều lượng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Trường hợp dùng quá liều có thể phát sinh các rủi ro không mong muốn. Chính vì thế tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng dược liệu.

Cách sử dụng dây thìa canh

Sử dụng dây thìa canh hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp giảm cholesterol máu, cải thiện các vấn đề tiêu hóa,… Dựa vào tình trạng sức khỏe của mỗi người để lựa chọn cách chữa trị phù hợp. Dưới đây là các gợi ý:

Cách sử dụng dây thìa canh
Dùng dược liệu dạng tươi, khô hoặc bột theo liều lượng hợp lý, phù hợp với tình trạng sức khỏe

Sử dụng dược liệu dạng sắc

Với cách làm này bạn có thể sử dụng riêng dây thìa canh hoặc kết hợp thêm dược liệu khác nếu muốn tăng cường hiệu quả chữa trị. Tham khảo ngay các bài thuốc dưới đây:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng khoảng 1g – 6g dây thìa canh khô, rửa rồi nấu với 1 lít nước. Đun trên lửa vừa cho sôi khoảng 20 phút, chắt nước uống sau khi ăn 15 – 20 phút, chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng 20g dây thìa canh khô, kết hợp cùng 50g cây xạ đen. Sau khi rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi nấu với 2 lít nước, đun trên lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. Sử dụng nước thuốc sau khi ăn 10 phút.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng 50g dây thìa canh rửa sạch rồi cho vào ấm pha trà, hãm với 1 lít nước sôi. Hoặc bạn cũng có thể dùng dược liệu khô để pha trà uống hàng ngày giúp thuyên giảm triệu chứng, kiểm soát đường huyết. Có thể hãm nhiều lần để tiết tiệm thuốc.

Dùng đắp ngoài da

Bên cạnh bài thuốc uống, người bệnh có thể sử dụng dược liệu đắp ngoài da trong trường hợp bị rắn cắn. Theo đó, người bệnh sẽ dùng ngay vài lá thìa canh tươi, rửa sạch rồi giã nát, đắp lên vết thương để giải độc. Kiên trì thực hiện liên tục đến khi vết thương lành lại.

Sử dụng bột dây thìa canh

Ngoài dạng khô, dạng tươi, để thuận tiện hơn cho người dùng, hiện nay dược liệu còn được bào chế ở dạng bột. Các dược chất vẫn được bảo đảm, tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn hai dạng còn lại. Do đó, tùy vào nhu cầu và điều kiện tài chính, bạn có thể tham khảo lựa chọn dạng dược liệu phù hợp.

Sử dụng mỗi lần 20g bột cho vào túi lọc, sau đó tiến hành tráng nước qua một lần làm sạch rồi tiếp tục hãm với 1,2 lít nước sôi. Đợi khoảng 15 phút có thể lấy ra dùng. Bột dây thìa canh có thể bị ẩm móc, mối mọt nếu không được bảo quản cẩn thận, do đó bạn nên để dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh ẩm móc làm hỏng dược liệu.

Lưu ý khi dùng dây thìa canh chữa bệnh

Hiện nay nhiều người biết đến công dụng và sử dụng dây thìa canh làm thuốc hỗ trợ bệnh tiểu đường và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

Lưu ý khi dùng dây thìa canh chữa bệnh
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe
  • Không tự ý thu hái và sử dụng nếu không nắm rõ đặc điểm hình thái của dược liệu. Bởi thực tế thảm thực vật rất phong phú, có đến hơn 3000 loại cây khác nhau có hình dạng tương tự như dây thìa canh. Nếu không biết phân biệt, rất dễ nhầm lẫn và gây ra các hệ lụy đáng tiếc.
  • Khi chọn mua, có thể thử nhai một ít lá thìa canh để kiểm tra độ ngọt, nếu vị giác bị tê tạm thời thì đây là thìa canh chuẩn. Tìm nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy để sử dụng.
  • Uống dây thìa canh có mất ngủ không? Câu trả lời là không. Uống dây thìa canh đúng cách còn giúp giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
  • Đây là loại dược liệu lành tính, tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ gây ra một số tác hại của dây thìa canh. Trường hợp sử dụng dược liệu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện như choáng, hoa mắt,… có thể là do bạn đã dùng quá liều lượng. Lúc này, để đảm bảo an toàn bạn nên ngừng sử dụng và nhanh chóng hỏi ý kiến thầy thuốc.
  • Không dùng nước thìa canh đã để qua đêm, tốt hơn hết nên nấu và sử dụng trong ngày.
  • Không sử dụng thìa canh tùy tiện cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 16 tuổi. Cần thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị.
  • Kết hợp sử dụng dược liệu và thay đổi thói quen sinh hoạt, điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp hơn. Không nên ăn những thực phẩm có hại cho sức khỏe, đặc biệt là tình trạng tiểu đường để phòng ngừa biến chứng.

Trên đây là các thông tin về dây thìa canh chữa bệnh gì và cách sử dụng chuẩn y khoa, bạn đọc có thể tham khảo. Loại cây này hiện đang được nhiều người quan tâm nhờ vào công dụng hỗ trợ ổn định đường huyết cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên trước khi sử dụng hãy thăm khám y tế và nhờ bác sĩ, thầy thuốc tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất, đảm bảo an toàn sức khỏe.

vienyduocdantoc.org.vn

Tin liên quan

Thí điểm trồng cây dược liệu cúc hoa vàng theo hướng tuần hoàn hữu cơ tại Lào Cai

Thí điểm trồng cây dược liệu cúc hoa vàng theo hướng tuần hoàn hữu cơ tại Lào Cai

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia phối hợp với huyện Bát Xát và thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) thực hiện mô hình thí điểm trồng cây dược liệu giống cây cúc hoa vàng theo hướng tuần hoàn hữu cơ để làm nguyên liệu sản xuất dược liệu.
Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong ngành y tế

Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong ngành y tế

Ngày 23/10, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị khoa học năm 2024 với chủ đề “Nghiên cứu và ứng dụng trong y học”.
TP Hà Nội ban hành Kế hoạch cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm

TP Hà Nội ban hành Kế hoạch cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 302/KH-UBND về cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2024 - 2025.

Cùng chuyên mục

Bài thuốc nam từ thiên nhiên cho người bị thoái hóa cột sống cổ

Bài thuốc nam từ thiên nhiên cho người bị thoái hóa cột sống cổ

Trong cuộc sống hiện đại đầy bận rộn, vấn đề thoái hóa cột sống cổ đang trở thành một trong những mối lo ngại lớn đối với nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến cho mọi hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn. Tuy nhiên, từ xa xưa, ông bà ta đã biết sử dụng các bài thuốc nam từ thiên nhiên để chữa trị những căn bệnh này một cách hiệu quả.
Ba cây thuốc nam trong vườn nhà giúp chữa bệnh hiệu quả

Ba cây thuốc nam trong vườn nhà giúp chữa bệnh hiệu quả

Nhọ nồi, rau sam, rau má là ba cây thuốc nam quen thuộc trong vườn nhà giúp chữa nhiều bệnh hiệu quả.
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của bạch đậu khấu?

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của bạch đậu khấu?

Bạch đậu khấu, một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon đặc trưng cho món ăn mà còn ẩn chứa nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Đan sâm – vị thuốc quý điều trị bệnh thiếu máu cơ tim

Đan sâm – vị thuốc quý điều trị bệnh thiếu máu cơ tim

Đan sâm là vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc chữa bệnh về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, đau tức ngực, hồi hộp, trống ngực hay một số bệnh liên quan đến tình trạng ứ huyết.
Thảo quyết minh: Vị thuốc cổ truyền với nhiều công dụng

Thảo quyết minh: Vị thuốc cổ truyền với nhiều công dụng

Thảo quyết minh là vị thuốc quý, lấy hạt từ cây thảo quyết minh. Theo Đông y, uống trà có thành phần từ thảo quyết minh có tác dụng an thần, chữa các bệnh về mắt, cao huyết áp, đau đầu, mất ngủ.
Những vị thuốc đông y nên có trong gia đình

Những vị thuốc đông y nên có trong gia đình

Những vị thuốc đông y này sẽ giúp bạn và các thành viên trong gia đình chữa được một số chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống.

Các tin khác

Cỏ nhọ nồi hỗ trợ chữa viêm thận mạn, suy thận

Cỏ nhọ nồi hỗ trợ chữa viêm thận mạn, suy thận

Cỏ nhọ nồi có tên khoa học là Eclipta alba hoặc Eclipta prostrata. Đây là một loại cỏ dại thuộc họ Cúc mọc hoang ở bờ ruộng, vườn nhà, được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian, bao gồm điều trị các bệnh về thận.
Những lợi ích sức khỏe không ngờ của quả cau

Những lợi ích sức khỏe không ngờ của quả cau

Quả cau được biết đến trong các đám cưới hỏi và trong tục ăn trầu của các cụ từ xưa. Không những vậy, loại quả này còn có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Công dụng của cây xương khỉ: Vị thuốc quý trong y học dân gian

Công dụng của cây xương khỉ: Vị thuốc quý trong y học dân gian

SKV - Cây xương khỉ, còn được gọi là cây bìm bịp, là một vị thuốc quý trong dân gian, đã được sử dụng từ lâu để điều trị nhiều bệnh lý như viêm xoang, các bệnh về xương khớp và gan. Với những đặc tính chữa bệnh hiệu quả, cây xương khỉ đã trở thành một phần không thể thiếu trong y học cổ truyền.
[Infographic] Tìm hiểu về cây bảy lá một hoa

[Infographic] Tìm hiểu về cây bảy lá một hoa

Bảy lá một hoa là cây dược liệu quý hiếm, có giá trị cao trong phòng và điều trị một số loại bệnh.
Công dụng và bài thuốc từ cây nhội

Công dụng và bài thuốc từ cây nhội

Cây nhội được biết đến là vị thuốc giúp giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết... rất có lợi cho sức khỏe.
[E-Magazine] Hoa hồng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

[E-Magazine] Hoa hồng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Hoa hồng được mệnh danh là "nữ hoàng của các loài hoa" nhờ vẻ đẹp yêu kiều và đa dạng về màu sắc, hương thơm. Không những thế, hoa hồng còn có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả.
Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.

Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.

SKV - Đau nhức xương khớp là căn bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi. Điều trị bệnh này bằng phương pháp y học cổ truyền mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Đề xuất sửa đổi quy định người được kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu

Đề xuất sửa đổi quy định người được kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược.
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của quả bí đao

[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của quả bí đao

Bí đao là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Không những vậy, bí đao còn có nhiều công dụng trong chữa bệnh và làm đẹp.
Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng

Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng

Núc nác là một loại cây mọc hoang ở nhiều vùng trên nước ta. Đây là dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng, chữa mẩn ngứa, mề đay...
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái

Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái

Trong thời gian qua, miền Bắc Việt Nam đã phải đối mặt với cơn bão YAGI lịch sử để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dân, đặc biệt là tại tỉnh Yên Bái. Cơn bão số 3 không chỉ mang đến những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, mà còn đánh thức lòng trắc ẩn và tinh thần tương thân, tương ái của mỗi người trong chúng ta. Hàng triệu trái tim từ mọi miền đất nước đã cùng chung nhịp đập hướng về miền Bắc, cảm thông và sẻ chia với những khó khăn, đau thương mà người dân nơi đây đã và đang phải trải qua.
Phiên bản di động