Mới nhất Đọc nhiều

Hải Thượng Lãn Ông những lời khuyên giúp bạn sống trường thọ

Hải Thượng Lãn Ông là đại danh y tài năng xuất chúng, người giàu y đức với một nhân cách cao thượng và là một nhà tư tưởng lớn ở thế kỷ XVIII. Ông là người đặt nền móng xây dựng và phát triển y thuật cho nền y học dân tộc, được nhân dân và giới y học tôn vinh là nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn và Đại danh y.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một đại danh y tài năng xuất chúng, người hết lòng thương yêu người bệnh, một nhân cách cao thượng, một nhà tư tưởng, nhà văn nổi tiếng trong nước vào thế kỷ XVIII. Ông đã để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển được coi là bộ y học hay nhất của Việt Nam thời trung đại, chắt lọc những tinh hoa của Y học cổ truyền. Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

Sự nghiệp Y học của Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần to lớn xây dựng nền Y học dân tộc Việt Nam, ông được suy tôn là Đại y tôn Việt Nam. Những gì ông để lại có giá trị xuyên suốt hơn 200 năm lịch sử cho đến tậm hôm nay. Thực hiện những điều khuyên răn của ông, đối với sức khỏe chúng ta mà nói muôn vàn lợi ích. Dưới đây là 10 lời khuyên của ông:

Vệ sinh phép giữ thân mình

Sao cho khoẻ mạnh an ninh mới là

Mười điều cơ bản đề ra

Thứ nhất: làm lụng, hai là nghỉ ngơi

Ba là đừng trái tiết trời

Xông pha mưa gió nắng nôi lạnh lùng

Còn khi dịch lệ cuồng phong

Biết chừng mà tránh, mà phòng mới yên

Thứ thị hiếu chớ quên

Mắt trông ham muốn, lòng quên cương thường

Sinh ra làm bậy làm xằng

Chữ “tham” sánh với chữ “thâm” một vần

Năm là cần phải thủ chân

Giữ lòng trong sạch cho thần được yên

Định tâm như kẻ tham thiền

Bỏ lòng lợi dục đua chen đường đời

Sáu là ngủ dậy theo thời

Luyện thân, luyện khí đứng ngồi thong dong

Làm cho khí huyết lưu thông

Chân tay cứng cáp trong lòng thảnh thơi

Bảy: răm tửu sắc chơi bời

Thoả lòng chốc lát, cuộc đời ngắn đi

Tinh hao, chân khí phải suy

Nguyên thần ly tán, bệnh gì chẳng sâu

Tám: cần ăn uống hàng đầu

Nhưng đừng quá bội mà đau dạ dày

Kiêng ăn các thứ đắng cay

Các thứ sống lạnh tích dầu khó tiêu

Chín là nằm ngủ thuận chiều

Hướng phương sinh khí (về đông) đầu cao hơn mình

Vòng tay lên ngực: mộng kinh

Vào giường không nghĩ, thẳng mình ngủ yên

Mười nên tắm giặt cho liền

Ra ngoài dù, nón không quên trên đầu

Đề phòng hàn thấp nhiễm vào

Áo quần ấm áp, tà nào dám xâm

Mấy điều nên nhớ nhập tâm

Tháng ngày giữ trọn, trăm năm thọ trường.

Hải Thượng Lãn Ông, "Vệ sinh quyết yếu"

Lời khuyên của Hải Thượng Lãn Ông giúp bạn sống trường thọ
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ảnh internet https://suckhoeviet.org.vn/

Đại danh y Lê Hữu Trác hiệu Hải Thượng Lãn Ông, sinh ra trong một gia đình có 6 tiến sĩ (quê tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều (từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với quê mẹ ở thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn), đây cũng là giai đoạn mà ông có duyên nghiệp với nghề Y, hành nghề bốc thuốc và trở thành Đại danh Y của nước ta.

Ông đã đúc kết hàng nghìn bài thuốc hay và phát hiện bổ sung hơn 350 vị thuốc mới để đồng nghiệp đương thời và thế hệ mai sau cùng nghiên cứu, sử dụng.

Cuộc đời của Đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là hình ảnh cao đẹp của người thầy thuốc với kiến thức uyên thâm, tinh thần trách nhiệm cao cả trong nghề nghiệp; lòng nhẫn nại, tận tâm, đức hy sinh và lòng thương yêu người bệnh vô bờ bến. Ông xứng đáng là người đã dựng 'ngọn cờ đỏ thắm' trong nền y học nước nhà, là tấm gương sáng chói về Y đức, Y thuật và Y đạo cho đời sau noi theo.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không những là một nhà y dược học vĩ đại mà còn là nhà thơ, nhà văn xuất sắc, nhà tư tưởng tiến bộ, có tinh thần nhân đạo sâu sắc.

Sau khi mất, ông được Nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc "Y thánh của Việt Nam".

Hội thảo “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Thân thế, sự nghiệp và tầm ảnh hưởng”

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà (t/h)

Tin liên quan

Vị thuốc từ hoa mào gà

Vị thuốc từ hoa mào gà

Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát, tác dụng kiện tỳ lợi thấp, lương huyết chỉ huyết.
Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Say nóng, say nắng là tình trạng mất nước kèm theo rối loạn trung khu điều hoà thân nhiệt cấp tính.
Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Trong rừng tự nhiên từ 1.000 đến 1.500 cây dó bầu mới có một cây có trầm và từ 10.000 đến 20.000 cây có trầm mới có một cây có kỳ nam.

Cùng chuyên mục

Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Hoàng kỳ được người trong dân gian lưu truyền và hiện nay được Y học hiện đại nghiên cứu về các ứng dụng của dược liệu đối với sức khỏe.
Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong có vị ngọt, tính bình, bổ, nhuận phế trừ ho, chống đau, giải độc, mềm và sánh có thể dung hòa bách bệnh, là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu được trong ngành y dược.
Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

SKV - Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, với sự tận tâm, hết lòng, hết sức chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, lương y Cao Thanh Thanh Tâm, luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp trên mọi miền tin yêu, quý trọng bởi tài năng và đức độ của chị dành cho hàng chục ngàn bệnh nhân ở Việt Nam và nước ngoài.
Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp để rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu theo Công điện số 35/CĐ-TTg ngày 10/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Ngày 15/4, Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam (Pháp), Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Bấm huyệt đã được sử dụng trong hàng ngàn năm như một liệu pháp chữa trị cho nhiều triệu chứng và bệnh tật.

Các tin khác

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện 35/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Cây vọng cách hay cây cách, lá cách... là một loại cây mọc hoang phổ biến. Dân gian truyền tai nhau nhiều bài thuốc hay từ lá vọng cách. Cùng tìm hiểu lá vọng cách chữa bệnh gì,... trong bài viết sau đây.
Tỉnh Bắc Kạn phê duyệt dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể

Tỉnh Bắc Kạn phê duyệt dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể

UBND tỉnh Bắc Kạn đã có quyết định số 194/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Bổ khí “tứ quân tử” trong châm cứu

Bổ khí “tứ quân tử” trong châm cứu

Khí theo quan niệm của Y học cổ truyền đó là một loại vật chất tinh vi, cùng với huyết cấu thành hoạt động sinh mạng của con người. Cách thức hình thành, bộ vị tồn tại, công năng tác dụng và tên gọi của khí cũng không giống nhau. Khí tiên thiên (quan trọng...
Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

Cây thồm lồm còn có tên gọi khác là lồm, đuôi tôm, mía bẹm, mía mung, xốm cúng (Thái), nú mí (Tày), xích địa lợi, hoả mẫu thảo, cơ đô (K’ho)… Theo Đông y, cây thồm lồm có tính mát, vị chua, ngọt mang lại công dụng tiêu độc, giải nhiệt, chữa đau dạ dày, chữa trị mụn nhọt, kinh phong, sưng lở, lở ngứa, viêm da và kiết lỵ rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc từ cây thồm lồm mời các bạn tham khảo.
10 bài thuốc chữa bệnh từ tủy lợn

10 bài thuốc chữa bệnh từ tủy lợn

Nếu y học hiện đại có loại thuốc được chiết xuất từ não lợn, có thể tiêm, truyền vào cơ thể thì từ xa xưa Đông y cũng dùng tủy lợn làm một vị thuốc điều trị nhiều bệnh tương đối hiệu quả.
Nhiều công dụng chữa bệnh từ cây dược liệu lược vàng

Nhiều công dụng chữa bệnh từ cây dược liệu lược vàng

Trong Đông y ghi chép nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu lược vàng an toàn và hiệu quả. Theo đó, vị thuốc này thường được dùng để chữa đau họng, ho, bệnh gan, tiểu đường, viêm da, đau lưng, bệnh trĩ,…
Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp

Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp

Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp là một biện pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng với mục đích nhằm cải thiện trình trạng bệnh tốt hơn.
Những công dụng quý của dược liệu xạ hương

Những công dụng quý của dược liệu xạ hương

Xạ hương là một loại dược liệu quý. Tên gọi Xạ hương bắt nguồn từ chất có mùi hương lan tỏa thu được từ tuyến của hươu xạ đực. Chất này được sử dụng như một chất định hương nước hoa từ thời cổ đại và là một trong những sản phẩm động vật tốn kém nhất thế giới. Ngoài ra, xạ hương còn là một vị thuốc với nhiều công dụng quý trong Đông Y.
Hoa bưởi có công dụng chữa bệnh và làm đẹp gì?

Hoa bưởi có công dụng chữa bệnh và làm đẹp gì?

Hoa bưởi có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người, được sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động