Hạt đười ươi là gì? Đặc điểm và tác dụng đối với sức khỏe

Hạt đười ươi có mặt trong nhiều bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, chữa bệnh theo pháp trị Đông y, đồng thời là nguồn dinh dưỡng tốt.

Hạt đười ươi là hạt của cây ươi, được coi là một nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đồng thời là một dược liệu Y học cổ truyền quý. Nguyên liệu này có mặt trong nhiều bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, chữa bệnh theo pháp trị Đông y.

Tổng quan về dược liệu hạt đười ươi

Cây đười ươi còn được gọi là cây ươi, lười ươi, đại hải tử, bàng đại hải, an nam tử, đại đồng quả,… có danh pháp khoa học là Sterculia lychonophora Hnce, thuộc họ Trôm (Sterculiaceae). Hạt đười ươi hay hạt hạt nở, Malva nut,… được coi là dược liệu tốt và thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao để xuất khẩu.

Hạt cây đười ươi là một vị dược liệu theo y học cổ truyền
Hạt cây đười ươi là một vị dược liệu theo y học cổ truyền

Đặc điểm hình dạng nhận biết cây đười ươi

Dưới đây hãy cùng Viện y dược cổ truyền dân tộc tìm hiểu các đặc điểm nhận dạng của cây hạt đười ươi:

  • Có thân gỗ to, cao từ 30 – 40m, đường kính thân cây đười ươi khoảng 0.8 – 1m. Thân cây mọc thẳng, không phân nhánh, phía trên chia nhiều cảnh tạo thành một tán cây rộng. Có thân xù xì, màu nâu xám, thỉnh thoảng xuất hiện vùng bong tróc để lộ thịt gỗ cây bên trong.

  • Lá đơn, có thể nguyên hay xẻ thuỳ, dài từ 18 – 45cm, rộng khoảng 18 – 24cm. Mặt trên lá cây có màu xanh lục, mặt dưới có màu nâu hoặc ánh bạc. Lá mầm mọc vào tầm tháng 3 – 4, rụng vào tháng 1 hàng năm.

  • Hoa xuất hiện vào khoảng tháng 3 – 4, trước khi lá phát triển mạnh. Hoa đười ươi khá nhỏ, không có cuống hoa. Hoa mọc thành từng cụm 3 – 5 thành chùy ở đầu cành. Sau khi hoa rụng thì quả xuất hiện, tầm cuối tháng 4 – đầu tháng 5. Thông thường, cây cần chu kì 4 năm mới cho quả một lần.

  • Mỗi hoa sẽ cho 1 – 2 quả đại (dài từ 12 – 16cm, rộng 4 – 5cm), có hình dạng lá, hình trứng hoặc giống như đèn treo. Phần quả được gọi là Lychnophora trong tiếng Anh. Quả có màu đỏ hoặc đỏ nhạt, mặt trong ánh bạc. Bên ngoài quả có 4 – 5 đường gân nổi rõ. Phần thịt quả chia làm 3 lớp: Lớp ngoài mỏng, lớp giữa dày mẫm (gồm những tế bào họp thành chuỗi chứa chất nhầy) và lớp trong nhẵn có màu trắng nhạt.

  • Quả sẽ tách ra hoàn toàn trước khi hạt chín. Một quả đười ươi chỉ có một hạt. Hạt đười ươi khá lớn, có kích thước dài khoảng 2.5cm, rộng từ 14 – 16mm, dày khoảng 5 – 7mm. Hạt có bề ngoài nhẵn như một quả, có màu đỏ nhạt. Bên ngoài hạt là hai cánh, thực tế chỉ là hai thùy dạng lá của quả đại sau khi mở.

  • Sau khi hạt chín hoàn toàn và hơi khô sẽ có màu hơi nâu sẫm, vỏ ngoài trở nên nhăn nheo. Hạt đười ươi sẽ nổi lên mặt nước nếu thả vào nước. Hạt sau khi ngậm nước sẽ nở to gấp 8 – 10 lần thể tích ban đầu, đồng thời tạo thành một lớp nhầy màu nâu nhạt, trong suốt bao quanh. Vị của hạt lúc này sẽ hơi chát, tạo cảm giác mát.

Phân bố

Cây đười ươi phân bố rộng khắp ở Đông Nam Á, từ Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia đến Philippines và New Guinea. Ở Việt Nam, cây hạt đười ươi cũng có mặt ở nhiều vùng miền Nam như Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Định, Quảng Trị, Khánh Hòa, Phú Yên và Lâm Đồng,…

Cây hạt đười ươi ở nước ta được trồng ở các tỉnh thành miền Nam

Cây hạt đười ươi ở nước ta được trồng ở các tỉnh thành miền Nam

Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản hạt đười ươi

Cây đười ươi được trồng để lấy gỗ và thu hoạt hạt kèm quả. Quả của cây được thu hoạch khi chín vào tháng 6 – 8, sau đó được sơ chế bằng cách phơi khô cả vỏ hoặc tách lấy hạt đười ươi. Loại hạt này được sử dụng trong Y học cổ truyền như một vị thuốc quý để chữa bệnh, còn phương Tây cũng coi đây là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để làm các món tráng miệng, thức uống.

Để bảo quản lâu, hạt cây ươi thường được tách bỏ phần thịt quả hoặc để nguyên, đem đi sấy hoặc phơi khô. Vì loại hạt giàu dinh dưỡng này thường được xuất khẩu nên sẽ được đóng gói, hút chân không hoặc đóng trong hộp kín có gói hút chống ẩm.

Thành phần dinh dưỡng hạt đười ươi

Hạt đười ươi (hay hạt lười ươi) gồm hai phần: Phần nhân (khoảng 35%) và phần vỏ (khoảng 65%). Trong phần nhân, chứa các thành phần hóa học như sau:

  • Chất béo: Khoảng 2.98%.

  • Tinh bột.

  • Chất đắng.

  • Đường: Chủ yếu là Galactose, Arabinose và Pentose.

Trong phần vỏ của hạt đười ươi, chứa các thành phần hóa học như sau:

  • Chất béo: Khoảng 1%.

  • Bassorin: Khoảng 59%.

  • Chất nhầy.

  • Chất chát hay Tanin.

Trong phần hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất tốt cho sức khỏe
Trong phần hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất tốt cho sức khỏe

Công dụng của hạt đười ươi đối với sức khỏe

Hạt đười ươi có tác dụng gì? Cả Y học cổ truyền và hiện đại đã công nhận nhiều lợi ích của hạt đười ươi đối với sức khỏe con người, cụ thể:

Theo Y học cổ truyền

Đông y từ xưa đã dùng hạt đười ươi làm dược liệu chữa bệnh, theo Bản thảo thập di của Triệu Học Mẫn vào thế kỷ 18, hạt lười ươi có vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, nhuận cổ, giải độc nên được dùng trong chữa ho, giảm sưng đau cổ họng.

Tham khảo một số tài liệu Y học cổ truyền khác như sách Dược liệu hội biên, chúng ta có thể tóm tắt một số đặc tính dược liệu hạt đười ươi như sau:

  • Tính vị:

    Vị ngọt nhạt, tính lương (mát).

  • Quy kinh:

    Phế và Đại tràng.

  • Công năng:

    Lợi phế, nhuận tràng, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, cầm máu.

  • Chủ trị:

    Chữa ho khan, giảm sưng cổ họng, tăng thải độc và thanh nhiệt, chữa nóng trong, chữa chảy máu cam, kích thích và điều hòa hoạt động tiêu hóa,…

Dưới đây là các công dụng cụ thể của hạt đười ươi theo y học cổ truyền:

  • Hỗ trợ trị bệnh viêm họng mãn tính:

    Với tính năng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, hạt đười ươi được sử dụng để điều trị viêm họng, đặc biệt là viêm họng mãn tính.

  • Thanh nhiệt, giải độc:

    Hạt đười ươi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ các độc tố trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đặc biệt việc sử dụng hạt ươi sẽ giúp cơ thể mát nhanh vào mùa hè, giảm các triệu chứng nóng trong và một số bệnh lý khác gây ra do nóng gan, nhiệt cao, tích tụ độc lâu ngày.

  • Giảm thiểu mụn nhọt:

    Các thành phần bên trong hạt có khả năng kháng khuẩn và làm sạch da, giúp giảm thiểu mụn nhọt và mất nước trên da

  • Cải thiện tình trạng chảy máu cam:

    Có tác dụng cầm máu, làm dịu các triệu chứng liên quan đến chảy máu cam, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

  • Cải thiện chứng táo bón:

    Loại dược liệu này cũng có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể và loại bỏ chất độc hại trong đường tiêu hóa. Do đó, nó được sử dụng để điều trị táo bón và các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.

  • Dùng hạt đười ươi trị gai cột sống, bệnh xương khớp:

    Hạt lười ươi với tính kháng khuẩn, chống viêm tốt còn được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như đau lưng, thoái hóa cột sống, đau vai gáy, gai cột sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp.

  • Chữa viêm đường tiết niệu:

    Nhờ tính khác khuẩn, vị dược này

    cũng được sử dụng để điều trị ho khan và viêm đường tiết niệu.

Y học cổ truyền coi đây là một vị thuốc có nhiều ứng dụng tốt
Y học cổ truyền coi đây là một vị thuốc có nhiều ứng dụng tốt

Theo Y học hiện đại

Là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, các nhà khoa học hiện đại cũng phát hiện những tác dụng của hạt đười ươi đối với con người như:

  • Hạt đười ươi chứa đủ ba loại đường Galactose, Pentose và Arabinose, đem lại tác dụng làm giảm đau nhức và cơ cứng khớp do các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra, ba loại đường này còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giúp trị các bệnh ngoài da. Đây cũng là nguồn năng lượng lành mạnh cho con người.

  • Bassorin và Sterculin là hai loại hoạt chất có giá trị y học rất cao, có tác dụng làm giảm đau nhanh chóng, kiểm soát và phục hồi tình trạng rối loạn hệ thần kinh, giảm hẳn các tình trạng đi tiểu thất thường hoặc mất cân bằng của cơ thể do bệnh vôi hóa cột sống (gai cột sống) gây ra.

  • Hàm lượng chất béo có lợi trong hạt đười ươi rất cao, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và giúp tăng cường hoạt động của hệ xương khớp.

  • Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện tính mát, thanh nhiệt của loại hạt này, phù hợp dùng làm thực phẩm, thức uống ngày hè.

Gợi ý một số cách sử dụng hạt đười ươi hiệu quả nhất

Với hàm lượng dinh dưỡng cao và thành phần hóa học chứa các hoạt chất có dược tính trên, cả Y học cổ truyền và hiện đại đã công nhận nhiều lợi ích của hạt đười ươi đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, dưới đây là hướng dẫn một số cách sử dụng loại hạt này hiệu quả nhất.

  • Cải thiện vôi hóa, gai cột sống:

    Rửa sạch 5 hạt ươi khô rồi ngâm với 700ml nước sôi. Sau khi hạt ươi đã nở to 8 – 10 lần, tạo thành lớp nhầy, hãy bóc bỏ lớp vỏ gân bên ngoài, cho thêm đường vừa ăn vào trộn đều và uống hết một lần. Duy trì dùng hạt đười ươi trị gai cột sống với liệu trình theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Thanh nhiệt, trị chảy máu cam ở trẻ nhỏ:

    Sao vàng 2 – 5 hạt cây đại đồng quả, nấu lấy nước cho trẻ uống trong ngày.

  • Trà uống trị đau họng, ho khan không đờm:

    Dùng 3 hạt khô, thêm 1 thìa mật ong nguyên chất hãm với nước sôi làm trà chữa đau họng, ho khan không đờm, khản tiếng, cốt chưng nội nhiệt, chảy máu cam, nhiệt miệng, mụt nhọt,…

  • Giải nhiệt ngày hè:

    Cho 1 quả ươi tươi đã bỏ vỏ và 3 hạt vào 400ml nước ấm, thêm 2 thìa bột sắn dây, 1 cục đường phèn nhỏ. Trộn đều cho hỗn hợp tan, thêm đá và thưởng thức lạnh trong ngày.

  • Điều trị mụn nhọt:

    Hạt đại hồng quả được sử dụng để trị mụn nhọt theo y học cổ truyền. Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần lấy cơm trộn với nước ngâm đại hồng quả và đắp lên nốt mụn nhọt. Đắp mỗi ngày cho đến khi nốt mụn xẹp hẳn.

  • Hỗ trợ chữa chứng táo bón:

    Hạt đười ươi cũng được sử dụng để điều trị táo bón bằng cách ngâm 2 – 3 hạt trong nước nóng, sau đó bóc bỏ lớp vỏ ngoài và uống vào mỗi buổi sáng khi bụng rỗng.

  • Bài thuốc chữa sỏi thận:

    Hạt đười ươi kết hợp với chuối hột rừng có thể dùng giúp điều trị sỏi thận theo y học cổ truyền. Chuối hột rừng được thái thành lát mỏng và phơi khô. Hạt đười ươi được rang chín và xay thành bột mịn. Sau đó, trộn bột chuối hột và bột hạt đười ươi với tỷ lệ 4 chuối : 1 đười ươi để tạo thành hỗn hợp dùng dần. Mỗi ngày, hòa tan 1 muỗng canh bột hỗn hợp với 1 cốc nước ấm và uống đều đặn 2 lần/ngày (1 lần vào buổi sáng sau khi dậy và 1 lần sau 21 giờ tối).

Có nhiều cách ngâm hạt đười ươi và sử dụng tùy theo mục đích
Có nhiều cách ngâm hạt đười ươi và sử dụng tùy theo mục đích

Lưu ý cần biết khi mua và sử dụng vị dược hạt đười ươi

Dù loại dược liệu này khá lành tính và dễ sử dụng, mang lại hiệu quả phù hợp nhiều đối tượng, tuy nhiên bạn vẫn cần cẩn trọng sử dụng đúng cách, chọn lựa nguyên liệu chất lượng để đảm bảo hiệu quả, an toàn. Dưới đây là các lưu ý khi mua và sử dụng dược liệu hạt đười ươi:

  • Lựa chọn địa chỉ uy tín để mua hạt và quả đười ươi, tránh mua các sản phẩm kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng, chứa chất bảo quản hoặc tẩm chất tẩy rửa.

  • Không nên ăn hạt đười ươi khô chưa được ngâm nước, vì khi vào cơ thể, nguyên liệu sẽ hấp thu nước, trương nở và gây tắc nghẽn ruột dẫn đến cứng bụng và khó thở.

  • Người mắc bệnh tiêu hóa hoặc có các vấn đề về rối loạn hệ tiêu hóa, cơ địa mẫn cảm, đang tiêu chảy,… không nên dùng hạt đười ươi.

  • Sử dụng dược liệu ở liều lượng đủ, không nên lạm dụng để tránh tác dụng phụ như buồn nôn, ho có đờm hoặc nước đờm trắng.

  • Không nên ngâm quá nhiều hạt của cây cho nở ra để dùng dần, thay vào chó nên uống đến đâu ngâm tới đó để tránh làm mất chất và tránh hạt bị chua và nhiễm khuẩn.

  • Hạt đười ươi có độ an toàn cao khi sử dụng đúng cách và liều lượng. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều loại hạt này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, tăng tiết đờm trắng ở cổ gây kích thích ho. Những biểu hiện này sẽ thuyên giảm dần rồi biến mất khi bạn ngưng uống hạt ươi.

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nguyên liệu này để hỗ trợ chữa bệnh nhằm tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Sử dụng đúng cách theo tham vấn ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn
Sử dụng đúng cách theo tham vấn ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn

Hạt đười ươi là một dược liệu Y học cổ truyền với nhiều ứng dụng, dễ sử dụng và có thể làm nguyên liệu chế biến thức uống tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc dùng dược liệu này vẫn cần cẩn trọng để đảm bảo an toàn và phù hợp cơ địa người bệnh.

Nguồn: Hạt đười ươi là gì? Đặc điểm và tác dụng đối với sức khỏe

Theo vienyduocdantoc
vienyduocdantoc.org.vn

Tin liên quan

Dự báo thời tiết ngày 29/4/2025: Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết ngày 29/4/2025: Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày 29/4/2025.

Cùng chuyên mục

Những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ cây kê huyết đằng

Những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ cây kê huyết đằng

Kê huyết đằng, còn được biết đến với các tên gọi độc đáo như hồng đằng, huyết rồng hay khan dạ lùa, là một phần của gia đình họ đậu (Fabaceae). Với đặc điểm nổi bật về vị đắng, chát và chút ngọt, cây này mang trong mình một tinh hoa y học quý giá, đã được ông bà ta lưu truyền từ xa xưa. Theo Đông y, kê huyết đằng không chỉ là một loại thảo dược mà còn là một phương thuốc mạnh mẽ giúp bổ khí huyết, thông kinh lạc, củng cố gân xương, và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả từ cây kê huyết đằng mà bạn nên biết!
Hà Thủ Ô – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền và những tác dụng nổi bật

Hà Thủ Ô – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền và những tác dụng nổi bật

Trong kho tàng dược liệu Đông y Việt Nam, Hà Thủ Ô từ lâu đã được coi là một "thần dược" không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh. Với đặc tính dược lý phong phú, Hà Thủ Ô đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại nghiên cứu, khẳng định nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe con người.
Thục địa: Vị thuốc có tác dụng bổ máu, bổ thận

Thục địa: Vị thuốc có tác dụng bổ máu, bổ thận

Thục địa (tên khoa học: Rehmannia glutinosa) là một vị thuốc Đông y rất phổ biến, có vị ngọt, tính hơi ôn, vào các kinh can, thận và tâm. Tùy theo cách chế biến (sống hoặc đã chế biến thành "thục địa"), công dụng sẽ có khác nhau. Thục địa chế (tức đã được hấp/nấu với rượu) là loại được dùng nhiều để bổ âm, bổ huyết.
Cam thảo dược liệu có nên dùng hàng ngày không?

Cam thảo dược liệu có nên dùng hàng ngày không?

Cam thảo từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền cũng như nền y học hiện đại. Không chỉ có tác dụng làm dịu cổ họng, cam thảo còn sở hữu hàng loạt lợi ích cho sức khỏe, từ hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch đến cải thiện các vấn đề về da. Tuy nhiên, việc sử dụng cam thảo hàng ngày có thực sự tốt? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Vị thuốc đẳng sâm có tác dụng gì?

Vị thuốc đẳng sâm có tác dụng gì?

Đẳng sâm từ lâu đã được biết đến như một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền. Với tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh, đẳng sâm được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo" nhờ hiệu quả cao mà giá thành lại dễ tiếp cận hơn so với nhân sâm Hàn Quốc. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những tác dụng tuyệt vời của vị thuốc đẳng sâm.
Tác dụng của Tục Đoạn – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Tác dụng của Tục Đoạn – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, Tục Đoạn (tên khoa học Dipsacus asper hoặc Dipsacus japonicus) là một vị thuốc quý được sử dụng từ lâu đời để bồi bổ sức khỏe và điều trị nhiều loại bệnh. Không chỉ được biết đến ở Việt Nam, Tục Đoạn còn rất nổi tiếng trong Đông y Trung Hoa và các nền y học cổ truyền Á Đông khác.

Các tin khác

Khám phá những cây thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng hiệu quả

Khám phá những cây thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng hiệu quả

Cây thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng từ lâu đã được đánh giá cao như một phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Xơ gan cổ trướng, một căn bệnh mãn tính nghiêm trọng của gan, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong hành trình tìm kiếm giải pháp điều trị, nhiều người đã tìm đến các loại cây thuốc tự nhiên để hỗ trợ sức khỏe.
Công dụng và bài thuốc, món ăn từ vị thuốc hoài sơn

Công dụng và bài thuốc, món ăn từ vị thuốc hoài sơn

Hoài sơn dược liệu không chỉ đơn thuần là một thực phẩm, mà còn là một vị thuốc quý giá đã trở thành trụ cột trong Y Học Cổ Truyền từ rất lâu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những tác dụng tuyệt vời của củ hoài sơn và tìm hiểu một số bệnh lý mà nó có thể hỗ trợ điều trị.
Công dụng của cây đỗ trọng

Công dụng của cây đỗ trọng

Cây đỗ trọng (tên khoa học: Eucommia ulmoides) là một loại dược liệu quý, đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trong y học cổ truyền phương Đông, đặc biệt tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Với những đặc tính dược học nổi bật, đỗ trọng không chỉ góp phần bồi bổ cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh mạn tính, giúp nâng cao sức khỏe toàn diện.
Giới thiệu chung về Tục Đoạn

Giới thiệu chung về Tục Đoạn

Tục đoạn (tên khoa học: Dipsacus japonicus hoặc Dipsacus asper), là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền phương Đông, đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc. Thảo dược này thường mọc hoang ở các vùng núi cao, có khí hậu mát mẻ, thân cao từ 1–2 mét, hoa nhỏ màu tím nhạt, và phần rễ củ chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc.
Những bài thuốc từ Ba kích

Những bài thuốc từ Ba kích

Ba kích, còn gọi là ba kích thiên hay dây ruột gà, là một loại dược liệu quý đã được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc. Theo Đông y, ba kích có vị ngọt, cay, tính ôn, quy vào kinh thận, có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, khu phong thấp. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã xác nhận các công dụng tuyệt vời của ba kích đối với sức khỏe con người.
Công dụng của Cam thảo phiến

Công dụng của Cam thảo phiến

Cam thảo còn có tên gọi khác là Cam thảo bắc, Lộ thảo. Cam thảo là một vị thuốc được sử dụng trong cả Đông y và Tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong công nghệ sản xuất nước giải khát. Vậy cam thảo phiến dùng làm gì? Khi sử dụng cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn?
Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn

Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn

Hoài Sơn, còn gọi là Sơn dược, là một vị thuốc quý trong Đông y, được sử dụng rộng rãi từ hàng ngàn năm nay. Theo các tài liệu cổ, Hoài Sơn thuộc nhóm thuốc bổ, có công dụng dưỡng tỳ vị, ích phế thận và kéo dài tuổi thọ. Thảo dược này được thu hái từ thân rễ của cây Củ mài (Dioscorea persimilis), thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Hoài sơn "củ mài": Vàng mười hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hoài sơn "củ mài": Vàng mười hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hoài sơn (củ mài) từ lâu đã được Đông y xếp vào nhóm "Tứ quân tử thang" với khả năng kiểm soát đường huyết ấn tượng. Bài viết này sẽ khám phá toàn diện cơ chế tác động, cách dùng khoa học và những nghiên cứu mới nhất về loại dược liệu quý này trong hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Giảo cổ lam - Thảo dược quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và bảo vệ sức khỏe toàn diện

Giảo cổ lam - Thảo dược quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và bảo vệ sức khỏe toàn diện

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) từ lâu đã được mệnh danh là "nhân sâm phương Nam" nhờ những công dụng vượt trội trong hỗ trợ điều trị tiểu đường và tăng cường sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm, công dụng, cách dùng và những nghiên cứu khoa học mới nhất về loại thảo dược quý này.
Khổ qua rừng - Thần dược điều hòa đường huyết từ thiên nhiên

Khổ qua rừng - Thần dược điều hòa đường huyết từ thiên nhiên

Khổ qua rừng (Momordica charantia) từ lâu đã được mệnh danh là "insulin thực vật" nhờ khả năng kiểm soát đường huyết vượt trội. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết cơ chế tác động, cách sử dụng khoa học và những bằng chứng thực tế về hiệu quả của loại thảo dược này trong hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Phiên bản di động