Kế sữa - vị thảo dược đa dụng

Kế sữa còn có tên gọi khác là cúc gai, thường mọc ở vùng Địa Trung Hải, có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh về gan, xơ vữa động mạch, hỗ trợ chữa ung thư, kiểm soát bệnh tiểu đường… Đặc biệt, loại cây này còn có công dụng đặc biệt đối với làn da.
Cây kế sữa | BvNTP

Tên gọi khác: Cây đức mẹ, cây kế thánh, cây cúc gai

Tên khoa học: Silybum marianum (L) Gaertn

Họ: Cúc Asteraceae

Bộ phận dùng: Toàn cây hoặc quả

Mô tả dược liệu

Ở Việt Nam, kế sữa rất hiếm thấy và hầu như không được đề cập trong danh sách “Cây cỏ Việt Nam”, chủ yếu được nhập trồng.

Đặc điểm thực vật

Loại cây này có những đặc điểm sau đây:

  • Tổng thể: Cây cao 30 – 150cm, thân thẳng phân nhánh, rễ trụ to, dài và dày

  • Lá: Màu xanh, không có lá kèm, bóng loáng, có nhiều đốm trắng dọc theo gân, mép có răng dạng gai, gai có màu vàng, nhọn. Lá trên nhỏ ôm lấy thân, lá dưới to có phiến chia thùy và có cuống.

  • Hoa: Cụm hoa đầu mọc đơn độc, rộng 3 – 8ccm, hoa màu tía, mỗi hoa đều có 5 cánh, 5 nhị và bầu một ô với 2 lá noãn, 2 vòi nhụy. Hoa ra vào tháng 5 – tháng 8 của năm thứ 2.

  • Quả: Màu đen bóng có viền vàng nhiều hoặc ít.

Phân bố

Được biết, cây kế sữa phân bố ở:

  • Vùng Địa trung hải, vùng nam nước Pháp, vùng nam và Trung Châu Âu, Bắc Phi, Trung và Đông châu Á, Bắc và Nam Mỹ…

  • Được nhập trồng ở Việt Nam, cây ưa đất tốt.

Cách trồng, thu hái

Cách trồng: Được trồng bằng cách gieo hạt trực tiếp xuống đất, thích hợp ở các vùng đất khô ráo, nhiều ánh sáng mặt trời

Thu hái: Cây kế sữa ở Việt Nam trưởng thành cao từ 1,2 – 3m, bông màu đỏ tím, trái nhỏ, vỏ cứng màu nâu bóng, nhiều chấm. Toàn thân và lá có những gai nhỏ li ti đâm vào da rất nhức. Khi thu hái cây và cụm hoa phải mang bao tay dày. Tiếp đó mang đi phơi khô, nếu cần lấy quả thì đập lấy quả.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học, các hoạt chất trong cây kế sữa bao gồm:

  • Trong quả có chứa glucose, pentose, một ít tanin catechic, một chất màu, một chất đắng, một chất cay, các histamin và tyramine, một ít phyto melanin.

  • Đặc biệt, kế sữa còn chứa một nhóm hỗn hợp là flavonolignans gồm silydianin, silychristin, silibinin có tên chung là silymarin. Nếu được bào chế đúng cách, hạt và trái cây kế sẽ thường chứa khoảng 70 – 80% chất flavonolignans.

Công dụng

  • Điều trị gan nhiễm mỡ

  • Tăng cường khử độc gan

  • Bảo vệ tế bào gan

  • Điều trị viêm gan

  • Tăng cường đáp ứng sinh miễn dịch

  • Kích thích tái tạo tế bào gan

  • Điều trị xơ vữa động mạch

  • Trị tiểu đường

  • Trị ung thư

Vị thuốc kế sữa

Cây kế sữa hay cây cúc gai có vị đắng tính hàn

Kế sữa được ủy ban EU và WHO công nhận là có tác dụng trong việc điều trị các rối loạn tiêu hóa, một tập hợp các triệu chứng tiêu hóa có liên quan đến chức năng của hệ thống gan mật.

Tính vị

Vị đắng, tính hàn.

Tác dụng dược lý

Có tác dụng hạ nhiệt, cầm máu, trừ lỵ, làm tăng huyết áp, giảm các cơn dau suyễn và ho, đau gan. Nếu bạn thắc mắc cây kế sữa có tác dụng gì, trị bệnh gì thì câu trả lời là:

  • Chữa bệnh gan: Chất silymarin trong kết sữa có khả năng ổn định tế bào gan, kích thích RNA polymerase hoạt động để tổng hợp protein ở tế bào gan. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ điều trị xơ gan, sửa chữa các tế bào bị tổn thương và tăng cường phát triển tế bào mới.

  • Điều trị xơ vữa động mạch: Nhờ vào khả năng điều chỉnh nồng độ cholesterol, làm sạch máu, ngăn chặn các tổn thương oxy hóa trong thành động mạch.

  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư: Chất antioxidant trong hợp chất silymarin còn có khả năng ức chế sự phát triển của khối u di căn.

  • Kiểm soát bệnh tiểu đường nhờ chất silymarin

  • Chống nắng cho da: Trong hợp chất silymarin có chứa phytochemical có tác dụng ức chế tia UV.

  • Chống lão hóa: Do giàu hoạt chất oxy hóa, các chiết xuất cây kế sữa còn có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa gốc tự do, ngăn chặn chứng lão hóa da.

Chiết xuất cây kế sữa

Kế sữa thường được bào chế dưới dạng:

  • Viên nang thảo mộc khô (mỗi viên khoảng 120 – 140 mg silymarin)

  • Chiết xuất lỏng

  • Thuốc rượu

  • Phức hợp silymarin phosphatidylcholine

Cách dùng và liều lượng

Đối với người trên 18 tuổi

  • Bệnh nhân viêm gan do virus cấp tính: 160 – 800mg silymarin, uống 3 lần/ngày, chia đều để dùng trong 3 tuần.

  • Viêm mũi dị ứng: 140mg, dùng 3 lần/ngày, uống liên tục trong một tháng.

  • Chống oxy hóa: 140mg, uống 3 lần/ngày, liên tục trong 3 tuần.

  • Hỗ trợ trị xơ gan: 160 – 800mg, uống 2 – 3 lần/ngày, kiên trì sử dụng trong 2 năm.

  • Đái tháo đường (loại 2): 200 – 230mg, uống 1 – 3 lần/ngày trong 4 tuần.

  • Gan tổn thương do thuốc hoặc chất độc: 160 – 800mg/, uống 3 lần/ngày trong 15 ngày.

  • Bệnh thận tiểu đường: 140mg, uống 3 lần/ngày, trong 3 tháng.

  • Cholesterol cao: 200 – 600mg, uống 1 – 3 lần/ngày, dùng trong 4 tháng.

Đối với trẻ dưới 18 tuổi

  • Trường hợp tổn thương gan do thuốc hoặc chất độc: 80 – 320 mg, uống 1 lần/ngày trong 28 ngày.

Kiêng kỵ

  • Không dùng cho trẻ em

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Bài thuốc sử dụng cây kế sữa

Có nhiều cách sử dụng kế sữa để chữa bệnh

Người bị suy giảm chức năng gan do uống rượu bia, gan yếu, điều trị thuốc tây dài ngày, nhiễm độc, tiếp xúc với hóa chất độc hại, có thể sắc uống cây kế sữa với cách dùng như sau:

  • Cách 1: Dùng rễ sống hoặc nấu chín

  • Cách 2: Dùng lá sống hoặc sắc lấy nước. Trước khi dùng nên cạo sạch gai ở lá. Nên chọn lá nón, khi nấu nước có vị hơi ngọt, dễ uống, khi thời tiết nóng và khô, lá thường có vị đắng.

  • Cách 3: Dùng thân cây, bóc vỏ ngâm trước rồi sắc với nước. Nên dùng vào ùa xuân khi chúng còn non để có hiệu quả tốt nhất.

    Những lưu ý khi sử dụng cây kế sữa

Không tự ý sử dụng mà nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ. Đặc biệt là khi:

  • Đang dùng các loại thuốc điều trị khác

  • Có dị ứng với thành phần trong kế sữa

  • Có bệnh lý, rối loạn khác

  • Đang mang thai hoặc cho con bú

    Khi dùng, có thể xuất hiện một số phản ứng phụ như đau dạ dày, tiêu chảy, phát ban, buồn nôn, ói mửa.

Trên đây là một số thông tin về cây kế sữa, công dụng, cách dùng và kiêng kỵ. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế cho lời khuyên và tư vấn của các thầy thuốc, bác sĩ. Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Minh Thuỳ (t/h)
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Cục Quản lý Dược thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc Nuradre 300 và Panalgan 500

Cục Quản lý Dược thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc Nuradre 300 và Panalgan 500

SKV - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định thu hồi Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam đối với hai thuốc Nuradre 300 Công ty TNHH BRV Healthcare đăng ký, sản xuất, và Panalgan 500 Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long.
Cục ATTP: Quảng cáo Viên trinh nữ hoàng cung Crilin women Health vi phạm quy định

Cục ATTP: Quảng cáo Viên trinh nữ hoàng cung Crilin women Health vi phạm quy định

SKV - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo về sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên trinh nữ hoàng cung Crilin Women Health do Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Dược công bố. Sản phẩm này được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử với nội dung gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Cùng chuyên mục

Cây thuốc nam chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Cây thuốc nam chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật không chỉ là một căn bệnh, mà còn là nỗi ám ảnh đè nặng lên tinh thần và thể xác của mỗi người. Tuy nhiên, thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta những giải pháp tuyệt vời thông qua các cây thuốc nam, giúp hồi phục sự cân bằng cho tâm trí và cơ thể. Hãy cùng khám phá những loại thảo dược quý báu mà cha ông ta đã sử dụng từ ngàn đời nay để khôi phục sức khỏe và kiểm soát rối loạn thần kinh thực vật.
Bài thuốc chữa rối loạn thần kinh thực vật

Bài thuốc chữa rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật là một tình trạng nghiêm trọng mà nhiều người có thể mắc phải, gây ra sự mệt mỏi triền miên, tim đập nhanh và cảm giác hồi hộp không ngừng. Theo y học cổ truyền, rối loạn này được phân chia thành ba thể chính: thể tâm huyết hư, thể âm hư hỏa vượng và thể dương hư. Mỗi thể bệnh sẽ có những biểu hiện riêng biệt và tương ứng là những bài thuốc điều trị đặc hiệu.
Khám phá bài thuốc dân gian từ tía tô

Khám phá bài thuốc dân gian từ tía tô

Lá tía tô, một loại thảo dược dân gian quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn là một vị thuốc quý giá trong y học cổ truyền. Nhiều người chưa biết rằng, những lá tía tô không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn là một “thần dược” tự nhiên cho sức khỏe.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây trâu cổ

Bài thuốc chữa bệnh từ cây trâu cổ

Cây trâu cổ còn có tên gọi khác là vương bất lưu hành, vảy ốc, cây xộp, trâu cổ, bị lệ, cơm lênh, mộc liên, sung thằn lằn, bất lưu hành, vương lưu…có vị ngọt, chát, tính bình. Theo y học cổ truyền quả trâu cổ dùng để trị dương ủy di tinh, liệt dương, triệu chứng đau lưng, viêm tinh hoàn, tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh, tăng tiết sữa mẹ, cải thiện vấn đề kinh nguyệt không đều.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây dong riềng đỏ

Bài thuốc chữa bệnh từ cây dong riềng đỏ

Cây dong riềng đỏ là vị thuốc nam có nhiều ở Tây Bắc, cây này có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe nhất là tốt cho tim và hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành. Theo y học cổ truyền, toàn bộ lá, thân và củ của cây dong riềng đỏ đều được dùng làm thuốc.
Tác dụng của đậu xanh theo y học cổ truyền

Tác dụng của đậu xanh theo y học cổ truyền

Đậu xanh còn có tên gọi khác là lục đậu, đỗ xanh, thanh tiểu đậu, đậu tằm... có vị ngọt, hơi tanh, tính mát không độc. Theo y học cổ truyền, đậu xanh là vị thuốc cho tác dụng tốt giúp tiêu độc, tiêu sưng, tiêu viêm, thanh nhiệt và giải độc...

Các tin khác

Tìm hiểu công dụng và các bài thuốc từ cây tầm bóp

Tìm hiểu công dụng và các bài thuốc từ cây tầm bóp

Tầm bóp là một loài cây dại phổ biến ở vùng quê Việt Nam và từ lâu đã được coi là một loại dược liệu trong Đông y. Cùng tìm hiểu về công dụng và cách chữa bệnh từ cây tầm bóp.
Y học cổ truyền là di sản văn hóa quý cần được bảo tồn và phát triển

Y học cổ truyền là di sản văn hóa quý cần được bảo tồn và phát triển

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, y học cổ truyền không chỉ là phương pháp chữa bệnh mà còn là biểu tượng của trí tuệ và tinh thần tự cường dân tộc. Việc bảo tồn, phát triển y học cổ truyền vừa là trách nhiệm vừa là sứ mệnh gìn giữ văn hóa và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Tổng hợp các loại dược liệu quý tại Việt Nam

Tổng hợp các loại dược liệu quý tại Việt Nam

Những loại dược liệu này đều rất quý và có giá trị cao trong y học cổ truyền Việt Nam.
Công dụng của cây Anh thảo SaPa

Công dụng của cây Anh thảo SaPa

Cây Anh thảo SaPa, thường được gọi là "cây báo xuân," thuộc họ Anh thảo (Primulaceae) và mang tên khoa học là Primula chapaensis Gagnep. Đây là một loại thảo mộc quý giá, được ưa chuộng không chỉ bởi vẻ đẹp tự nhiên mà còn vì những lợi ích sức khỏe.
Tác dụng trị bệnh của cây bún thiêu

Tác dụng trị bệnh của cây bún thiêu

Cây bún thiêu còn có tên tên gọi khác bún lợ... lá bún thiêu có vị hơi đắng, có tác dụng gây sung huyết da; vỏ nóng và đắng lúc đầu, sau vị ngọt có tác dụng kiện vị, làm ăn ngon, tiêu thực, bài sỏi. Chiết xuất cây bún thiêu được sử dụng nhiều nhất trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu và tuyến tiền liệt, mang đến nhiều giá trị trong y học cổ truyền và hiện đại.
Cỏ tháp bút: Vị thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, trị cảm mạo, chữa bệnh về mắt

Cỏ tháp bút: Vị thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, trị cảm mạo, chữa bệnh về mắt

Cỏ tháp bút vị ngọt đắng, tính bình, quy kinh Phế Can Đởm. Sơ phong thoái ế (tức giải cảm, làm tan mộng thịt ở mắt), thu liễm chỉ huyết, lợi tiểu, ra mồ hôi, tiêu viêm. Chủ trị mắt sinh mây màng, ra gió chảy nước mắt, trường phong hạ huyết, huyết lỵ, sốt rét, họng đau, nhọt sưng.
Những thảo dược giúp giảm stress hiệu quả

Những thảo dược giúp giảm stress hiệu quả

Trong thời đại ngày nay, căng thẳng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người, bắt nguồn từ áp lực công việc, lối sống bận rộn, lo âu về tài chính và những xung đột cá nhân. Để điều trị chứng stress này, ngày càng nhiều người lựa chọn liệu pháp thiên nhiên, đặc biệt là từ những thảo dược có công dụng giảm stress đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và chứng minh hiệu quả.
Cây A tràng dạng kén có công dụng gì?

Cây A tràng dạng kén có công dụng gì?

A tràng dạng kén là cây thân gỗ nhỏ được phân bố rộng rãi tại nhiều khu vực Lạng Sơn, Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Dương và Đồng Nai. A tràng dạng kén được áp dụng như một loại thuốc trừ sâu hiệu quả, có khả năng tiêu diệt sâu bọ có hại và chuột.
Cây anh đào có công dụng gì?

Cây anh đào có công dụng gì?

Anh đào còn được biết đến với tên gọi Mai Anh Đào, có tên khoa học là Prunus cerasoides D. Don, thuộc họ hoa hồng - Rosaceae có vị đắng ngọt, có tác dụng nhuận trí hoạt tràng, hạ khí lợi thủy được biết đến khá phổ biến với công dụng trị sỏi, sỏi thận và nguyên liệu chế biến rượu.
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ quả thanh trà

Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ quả thanh trà

Thanh trà hay còn được gọi là sơn trà, chanh trà... Thanh trà có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hoá nên có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ tim mạch. Theo các nhà khoa học, các chất dinh dưỡng trái thanh trà giúp điều chỉnh huyết áp và các hoạt động bình thường của động mạch.
Xem thêm
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

SKV - Ngày 23/3, tại Thiền Viện Pháp Sơn (xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), đã diễn ra chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng". Chương trình do Chi hội Nam y tỉnh Sóc Trăng phối hợp tổ chức cùng Trường Trung cấp Quốc tế Khôi Việt, HTX sản xuất Dược liệu Thanh Ngon Hưng Phú, với sự hỗ trợ của Chủ tịch UBND xã Nam Cát Tiên và Ni sư Hằng Liên - Trụ trì Thiền viện Pháp Sơn.
Phiên bản di động