Kêu gọi tăng đầu tư vào năng lượng xanh ở châu Phi
Lắp đặt pin năng lượng mặt trời ở Rwanda. |
Theo một báo cáo của Deloitte - một trong bốn ông lớn ngành kiểm toán thế giới, nhờ có nguồn tài nguyên tái tạo dồi dào, nhu cầu trong nước thấp và vị trí gần châu Âu, khu vực Bắc Phi sẽ trở thành nhà xuất khẩu hydro xanh lớn nhất thế giới vào năm 2050. Báo cáo có tựa đề "Hydro xanh: con đường dẫn đến phát thải ròng bằng 0" cho biết, ngành công nghiệp này có thể tạo ra doanh thu 110 tỷ USD cho Bắc Phi, chiếm tới gần 40% và dẫn đầu doanh thu của thương mại toàn cầu về hydro xanh vào năm 2050.
Trong đó, Maroc có thể trở thành một trong những nhà sản xuất chính của loại năng lượng sạch này trong tương lai. Trong khi đó, theo Chủ tịch COP28 Al Jaber (An Gia-bơ), châu Phi có nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời, điện gió và địa nhiệt có thể khai thác nhằm bảo đảm tương lai bao trùm và thích ứng với khí hậu.
Báo cáo của Deloitte liệt kê danh sách các nước và khu vực có kim ngạch xuất khẩu hydro xanh lớn nhất thế giới còn có Mỹ (63 tỷ USD), Australia (39 tỷ USD), Trung Ðông (20 tỷ USD)... Trong danh sách những quốc gia tiêu thụ hydro xanh, Trung Quốc nổi lên như một trong các thị trường chính.
Theo báo cáo, Trung Quốc cũng sẽ trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất vào năm 2030, với khối lượng 13 triệu tấn mỗi năm. Việc nhập khẩu số lượng lớn hydro xanh sẽ cho phép nước này khử carbon trong các lĩnh vực hoạt động khác. Châu Âu cũng được cho là sẽ tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn, kế tiếp là Nhật Bản và Hàn Quốc với 7,5 triệu tấn mỗi nước. Hai quốc gia châu Á này dự kiến sẽ nhập khẩu 90% nhu cầu hydro xanh từ năm 2030 đến năm 2050, do không có sẵn tài nguyên tái tạo và đất đai.
Các dự án hydro xanh đã được công bố đến nay chỉ đủ đáp ứng 25% nhu cầu của thế giới vào năm 2030, tức là 44 triệu tấn. Con số này cần được tăng lên gấp 6 lần trong vài thập kỷ tới để đạt mục tiêu không phát thải carbon dioxide, tương ứng với sản lượng khoảng 170 triệu tấn vào năm 2030 và gần 600 triệu tấn vào năm 2050.
Những dự báo này tiếp thêm động lực cho các quốc gia Bắc Phi, đặc biệt là Maroc, quốc gia đang thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Gần đây nhất, Maroc và Hà Lan đã ký kết biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác để phát triển hydro xanh ở Vương quốc này. Công ty Mỹ CWP Global, một trong những công ty hàng đầu thế giới về phát triển các dự án năng lượng tái tạo, hiện đang phát triển dự án sản xuất 15 gigawatt (GW) hydro xanh ở vùng Guelmim-Oued Noun, phía nam Maroc. Nhiều dự án khác tại Maroc khi đi vào hoạt động sẽ giúp nước này hưởng lợi từ nguồn tài chính đáng kể nhờ xuất khẩu hydro xanh.
Trước tiềm năng về năng lượng tái tạo ở châu Phi, Chủ tịch COP28 cho rằng, các chính sách và quy định thông minh, tài chính đổi mới sáng tạo và tiếp thu các công nghệ sạch chính là chìa khóa để đẩy nhanh quá trình khử carbon trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp và sản xuất của châu Phi.
Các dự án thanh niên khởi nghiệp ở châu Phi cần được hỗ trợ tài chính, đào tạo và liên kết thị trường, qua đó giúp tăng cường đổi mới sáng tạo xanh, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái. Sự lãnh đạo tập trung, quan hệ đối tác, cải cách chính sách và lập pháp cũng là những yếu tố quan trọng để mở nguồn tài chính cho các dự án năng lượng xanh ở châu Phi, góp phần thực hiện mục tiêu được đưa ra trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, theo đó hạn chế mức tăng nhiệt trên phạm vi toàn cầu ở mức 1,5oC .
Nguồn: Kêu gọi tăng đầu tư vào năng lượng xanh ở châu Phi
Tin liên quan
Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2
22:03 | 21/11/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
22:15 | 24/10/2024 Năng lượng bền vững
Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch
06:50 | 27/08/2024 Năng lượng bền vững
Kế hoạch quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon
11:00 | 12/06/2024 Năng lượng bền vững
Quản lý hóa chất không chặt chẽ gây thất thoát lãng phí, cùng nhiều sai phạm khác, chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang bị cách chức
13:03 | 14/11/2023 Năng lượng bền vững
Đông Nam Á hướng tới năng lượng mặt trời, Việt Nam ở vị thế tiên phong
16:46 | 22/08/2023 Năng lượng bền vững
Quy hoạch ngành về năng lượng, khoáng sản hướng đến kinh tế xanh
09:00 | 12/08/2023 Năng lượng bền vững
Các tin khác
T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh
10:23 | 11/08/2023 Năng lượng bền vững
Băn khoăn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu
13:46 | 08/08/2023 Năng lượng bền vững
Bộ Công Thương: Không cấm phát triển điện mặt trời mái nhà
08:00 | 05/08/2023 Năng lượng bền vững
Gia Lai đề nghị gỡ khó cho các dự án điện
21:00 | 01/08/2023 Năng lượng bền vững
Nhật Bản với con đường riêng trung hòa carbon
20:00 | 31/07/2023 Năng lượng bền vững
Thiếu điện thúc đẩy cuộc chuyển đổi năng lượng xanh nơi các khu công nghiệp
11:08 | 24/07/2023 Năng lượng bền vững
Phát triển điện mặt trời mái nhà ở trụ sở công
07:30 | 23/07/2023 Năng lượng bền vững
Tăng cường hợp tác thu hút hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghệ Hydro xanh
10:29 | 18/07/2023 Năng lượng bền vững
Trường Sa: Phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo
10:19 | 05/07/2023 Năng lượng bền vững
Trung Quốc tập trung phát triển năng lượng tái tạo
15:04 | 01/07/2023 Năng lượng bền vững
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội