Kim ngân hoa - "vương dược" giải độc trong Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường sử dụng để chữa mụn nhọt, rôm sảy, thủy đậu, sởi, tả lỵ. Ngoài ra, đã có một số nghiên cứu cho thấy kim ngân có vai trò trong điều trị dị ứng, viêm mũi và thấp khớp.
Bài thuốc nam giúp phòng và điều trị đau mắt đỏ Bài thuốc nam giúp phòng và điều trị đau mắt đỏ
Gừng - vị thuốc quan trọng trong Y học cổ truyền Gừng - vị thuốc quan trọng trong Y học cổ truyền

Kim ngân hoa

Cây kim ngân hoa hay còn được gọi là nhẫn đông, họ kim ngân, là một loại cây leo bằng thân quấn, cành non có lớp lông bao phủ sau nhẵn và màu hơi đỏ có vân. Lá cây kim ngân hoa dược liệu mọc đối, hình mũi mác, cụm hoa mọc ở tận cùng kẽ các lá thành xim hai hoa.

Hoa cây kim ngân hoa mới ra có màu trắng sau đó chuyển thành màu vàng. Trên cùng một cành cây sẽ có lẫn cả hoa vàng và hoa trắng. Vì vậy nó có tên là kim (vàng), ngân (bạc). Quả hình cầu màu đen. Kim ngân hoa được phân bố chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Giang, Quảng Ninh,... Hiện nay, ngoài mọc hoang dại, cây kim ngân hoa đã được trồng ở nhiều nơi để lấy nguyên liệu làm thuốc, vị thuốc là hoa và dây kim ngân.

Tác dụng kim ngân hoa

Theo Y học cổ truyền

Kim ngân có vị ngọt nhạt, tính mát, không độc vào 4 kinh phế, vị, tâm và tỳ. Kim ngân có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, dùng làm thuốc tiêu độc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng; chữa viêm gan mạn tính, viêm gan virus, chữa viêm cầu thận cấp tính, chữa sốt xuất huyết.

Theo kinh nghiệm dân gian thảo dược kim ngân hoa được dùng chữa mụn nhọt, rôm sảy, lên đậu, lên sởi, tả lỵ, giang mai. Một số nơi cùng dùng kim ngân hoa để pha trà với tác dụng thanh nhiệt.

Hoa kim ngân có tác dụng “giải độc” được đề cập gần như thống nhất trong các sách y thư y học cổ truyền. Giải độc ở đây được hiểu như là tác dụng kháng khuẩn của kim ngân.

Kim ngân hoa - "vương dược" giải độc trong Y học cổ truyền
Kim ngân hoa là dược liệu được ví như vương dược giải độc trong Y học cổ truyền. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Theo y học hiện đại

Trong cây kim ngân hoa có chứa nhiều thành phần dược liệu quý: tinh dầu: linalool, eugenol, α – terpineol, α – pinen, geraniol,... Flavonoid: lonicerin, luteolin-7-glucoside, luteolin,...

Với những thành phần này, kim ngân hoa mang đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:

Tác dụng kháng sinh: Một vài nghiên cứu cho thấy trong nước sắc hoa kim ngân có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ Shiga.

Tác dụng trên đường huyết: Một số nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm cho thỏ uống nước sắc hoa kim ngân. Kết quả là những con thỏ uống nước sắc có lượng đường huyết cao hơn hẳn và kéo dài 5 – 6 giờ mới trở lại bình thường so với những con không uống.

Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ: Năm 1966, giáo sư Đỗ Tất Lợi và các cộng sự đã nghiên cứu trên chuột lang và chỉ ra rằng nước sắc kim ngân có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ.

Không độc tố: Cùng nghiên cứu về tác dụng của kim ngân hoa, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết, kim ngân hoa không có độc tố. Ông và các cộng sự đã cho chuột thực nghiệm uống rất nhiều nước sắc kim ngân hoa với hàm lượng gấp 150 lần so với liều điều trị cho người. Kết quả, khi giải phẫu cơ thể chuột, ông và mọi người nhận thấy các bộ phận đều bình thường.

Do đó, tác dụng của cây kim ngân hoa được sử dụng điều trị các chứng bệnh như: Rối loạn tiêu hóa (đau và sưng (viêm) ruột non, viêm ruột và kiết lỵ); nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm: cảm lạnh, cúm, viêm phổi; nhiễm khuẩn; sưng não (viêm não); sốt; vết loét; giang mai

Ngoài ra, cây kim ngân còn được sử dụng để chữa các chứng rối loạn nước tiểu, đau đầu, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp và ung thư. Một số người sử dụng tác dụng của kim ngân hoa để tăng tiết mồ hôi, làm thuốc nhuận tràng, chống ngộ độc, ngừa thai, thoa lên da để điều trị viêm, ngứa và diệt vi trùng.

Kim ngân hoa - "vương dược" giải độc trong Y học cổ truyền
Hoa kim ngân có tác dụng “giải độc” được đề cập gần như thống nhất trong các sách y thư y học cổ truyền. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc có kim ngân hoa

Hoa kim ngân có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, trị mụn nhọt, mẩn ngứa, hoặc chữa viêm họng theo bài thuốc Ngân kiều tán. Kim Ngân hiện được xếp đầu bảng trong tiêu độc.

Bài thuốc K1 (GS.Đỗ Tất Lợi, 1960): chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, một số trường hợp dị ứng: Kim ngân 6g (nếu là hoa), hoặc 12g (nếu là cành và lá), nước 100ml, sắc còn 10ml, thêm đường vào cho đủ ngọt (khoảng 4g). Đun sôi và giữ sôi trong 15-30 phút là dùng được. Người lớn: Uống ngày 2 đến 4 liều như trên, còn trẻ em uống 1 đến 2 liều.

Bài thuốc K2 (GS. Đỗ Tất Lợi, 1960): Giống như đơn thuốc K1 nhưng có thêm 3g ké đầu ngựa. Về công dụng và liều dùng cũng giống của đơn K1.

Thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu: Hoa kim ngân 6g, cam thảo 3g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

Ngân kiều tán (bài thuốc kinh nghiệm từ cổ) thường dùng chữa mụn nhọt, sốt, cảm: Hoa kim ngân 40g, liên kiều 40g, kinh giới tuệ 16g, cát cánh 24g, đạm đậu sị 20g, bạc hà 24g, ngưu bàng tử 24g, đam trúc diệp 16g. Tất cả sấy khô, tán bột. Có thể làm thành viên. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần uống 12g bột".

Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, một số trường hợp dị ứng

Kim ngân hoa 6g hoặc 12g (cành và lá), nước 100 ml, sắc còn 10 ml, thêm đường vào cho đủ ngọt (chừng 4g). Đóng vào ống bịt kín, hấp tiệt trùng để bảo quản. Nếu dùng ngay thì không cần đóng ống và chỉ cần đun sôi rồi giữ sôi trong 15 phút đến nửa giờ là uống được. Người lớn: ngày uống 2 đến 4 liều trên 2-4 ống, trẻ em từ 1 đến 2 điều 1-2 ống.

Chữa viêm gan mãn tính (hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm)

Kim ngân hoa 16g, nhân trần 20g, hoàng cầm, hoạt thạch, đại phúc bì, mộc thông, mỗi vị 12g, phục linh, trư linh, đậu khấu, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm khớp dạng thấp (Bạch hổ quế chi thang gia vị)

Kim ngân hoa 20g, thạch cao 40g, tri mẫu, tang chi, ngạnh mễ, hoàng bá, phòng kỷ, mỗi vị 12g; thương truật 8g; quế chi 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sốt xuất huyết

Kim ngân hoa, rễ cỏ tranh, mỗi vị 20g; cỏ nhọ nồi, hoa hòe, mỗi vị 16g; liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 12g; chi tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu khát nước, thêm huyền sâm sinh địa, mỗi vị 12g; sốt cao thêm chi mẫu 8g.

Chữa mụn nhọt

Kim ngân hoa 20g; bồ công anh 16g; liên kiều, hoàng cầm, gai bồ kết, mỗi vị 12g; bối mẫu 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm phổi trẻ em

Kim ngân hoa 16g; thạch cao 20g; tang bạch bì 8g; tri mẫu, hoàng liên, liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 6g; cam thảo 4g. Sắc uống.

Chữa viêm phần phụ cấp tính

Kim ngân, liên kiều, tỳ giải, ý dĩ, mỗi vị 16g; hoàng bá, hoàng liên, mã đề, nga truật, mỗi vị 12g; uất kim, tam lăng, mỗi vị 8g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

Hoa kim ngân có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, trị mụn nhọt, mẩn ngứa, hoặc chữa viêm họng theo bài thuốc Ngân kiều tán. Kim Ngân hiện được xếp đầu bảng trong tiêu độc.

Kim ngân hoa - "vương dược" giải độc trong Y học cổ truyền
Kim ngân hoa có thể bảo quản và dùng nhiều ở dạng khô. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Lưu ý khi dùng kim ngân hoa

Theo Y học cổ truyền thì kim ngân hoa có công dụng thanh giải biểu nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thanh thấp nhiệt. Vì thế, dược liệu này hay có mặt trong các bài thuốc trị dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt,... Không những thế, kim ngân hoa còn được dùng để trị viêm amidan, bệnh lý, tiểu tiện có máu, đau mắt đỏ,...

Trong tất cả những bài thuốc này kim ngân hoa đều có thể được dùng với liều mỗi ngày 12 - 20g (dùng hoa) hoặc 12 - 16g (dùng dây). Ngoài ra, dược liệu kim ngân hoa còn có thể được dùng để trị đau nhức cơ và gân.

Khi dùng kim ngân hoa để chữa trị bệnh cần chú ý:

- Không được dùng cho người đang cho con bú và thai phụ.

- Nên sắc bỏ lần nước đầu tiên, sắc thật kỹ rồi lấy nước thứ hai để uống. Việc làm này giúp loại bỏ chất saponin có trong kim ngân hoa khiến cơ thể trở nên kém hấp thu.

- Nếu đang dùng một loại thuốc điều trị nào và muốn dùng kim ngân hoa, nên hỏi ý kiến bác sĩ để có những lời khuyên hữu ích.

Nhờ có nhiều tác dụng tuyệt vời mà dược liệu này ngày càng được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn./.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Cùng chuyên mục

Cây qua lâu: Công dụng, cách dùng trị bệnh

Cây qua lâu: Công dụng, cách dùng trị bệnh

Cây qua lâu, còn được biết đến với những tên gọi khác như dưa trời, dưa núi, hoa bát, hoặc vương qua tại miền Bắc, và dây bạc bát, bát bát châu ở miền Nam, thậm chí người Tày còn gọi nó là thau ca. Cây có vị ngọt, đắng và tính hàn rõ rệt. Các bộ phận của cây như vỏ, hạt và rễ được sử dụng làm thuốc, mỗi phần mang lại những công dụng chữa bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc hữu ích từ vỏ (bì), hạt (nhân) và rễ của cây qua lâu mà quý vị có thể tham khảo
Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ mộc nhĩ

Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ mộc nhĩ

Mộc nhĩ, hay còn được biết đến với những cái tên như nấm mèo, nấm tai mèo, hắc mộc nhĩ, mộc nhu, mộc nga và mộc tung, sở hữu vị ngọt cùng tính bình, là nguyên liệu quen thuộc không thể thiếu trong ẩm thực. Không chỉ mang lại hương vị đặc sắc cho các món ăn, mộc nhĩ còn là một dược liệu quý trong Đông y, nổi bật với những công dụng tuyệt vời như bổ huyết, thông kinh, điều trị kiết lỵ và bồi bổ sức khỏe.
Bài thuốc chữa bệnh bất ngờ từ cây mít

Bài thuốc chữa bệnh bất ngờ từ cây mít

Cây mít không chỉ nổi tiếng với những trái ngon ngọt mà còn là một vị thuốc quý trong dân gian mà ít ai ngờ tới. Rất nhiều người yêu thích thưởng thức mít, nhưng ít ai biết rằng lá, hạt và vỏ của cây mít có khả năng chữa trị nhiều căn bệnh. Từ làm lợi sữa, hỗ trợ điều trị hen suyễn đến cải thiện tình trạng mụn nhọt và huyết áp, cây mít thực sự đa dụng hơn chúng ta tưởng. Dưới đây là một số bài thuốc hiệu quả từ cây mít mà bạn có thể tham khảo và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tím

Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tím

Cúc tím có tên gọi khác là hoa tím, cỏ bướm tím, tô liên cọng, nhả ma bả (Tày)...có vị ngọt, hơi đắng, cay. Theo đông y cúc tím có công dụng giúp bổ cho âm khí, làm nhẹ đầu, sáng mắt và giúp kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ trị cảm lạnh, trị viêm họng, viêm amidan... Dưới đây là một số bài thuốc từ cây cúc tím mời bà con tham khảo.
Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây bầu đất

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây bầu đất

Bầu đất, còn được biết đến với các tên gọi như kim thất, rau lúi, thiên hắc địa hồng, hay dây chua lè, sở hữu vị đắng và hương thơm đặc trưng, cùng với tính mát lành. Không chỉ đơn thuần là một loại rau xanh trong bữa ăn, bầu đất còn là một vị thuốc quý giúp chữa trị nhiều bệnh tật. Hãy cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của cây bầu đất trong việc điều trị bệnh qua những bài thuốc thú vị dưới đây.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoa tam thất

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoa tam thất

Hoa tam thất, còn được biết đến với những cái tên như sâm tam thất, kim bất hoán hay điền thất nhân sâm, mang trong mình một sức mạnh tiềm ẩn đáng kinh ngạc. Với tính mát và vị ngọt nhẹ, hoa tam thất không chỉ là một loại thảo dược tự nhiên mà còn là một giải pháp hiệu quả giúp thanh nhiệt, điều hòa can khí và bổ sung huyết dịch cho cơ thể. Lá và nụ hoa tam thất sở hữu nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Chúng có thể cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể, hỗ trợ điều trị một số căn bệnh phổ biến.

Các tin khác

Quả vải: Bài thuốc dân gian chữa bệnh tại nhà

Quả vải: Bài thuốc dân gian chữa bệnh tại nhà

Vải, còn được biết đến với tên gọi lệ chi, không chỉ là một loại trái cây thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, long vải có vị ngọt, chua, và có tính ấm, trong khi hạt vải lại có vị hơi đắng, chát, nhưng cũng có chút ngọt, và tính chất của nó cũng ấm. Quả vải nổi bật với khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, ngăn ngừa ung thư, và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây xoài

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây xoài

Xoài, một loại trái cây quen thuộc và được nhiều người yêu thích, còn được biết đến với các tên gọi như sài, yêm la, hay muỗm. Loại quả này nổi bật với vị chua ngọt và tính mát, mang lại cảm giác sảng khoái cho người thưởng thức. Trong nền y học cổ truyền, mỗi bộ phận của cây xoài – từ quả, hoa, lá, hạt cho đến vỏ cây – đều được công nhận với khả năng chữa bệnh ấn tượng.
Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời của dưa chuột

Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời của dưa chuột

Dưa chuột, hay còn gọi là dưa leo, thanh qua, hồ qua (dưa non vỏ xanh) và huỳnh qua (dưa chín vàng), mang trong mình tính mát và vị ngọt dễ chịu. Loại thực phẩm này không chỉ đơn thuần là một loại rau củ, mà còn là một kho báu cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ dưa chuột mà bạn có thể tham khảo để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Bệnh run tay và phương pháp điều trị theo y học cổ truyền

Bệnh run tay và phương pháp điều trị theo y học cổ truyền

Chứng run tay không chỉ đơn thuần là một triệu chứng, mà nó còn phản ánh rất rõ ràng tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là những người cao tuổi từ 60 trở lên, thường liên quan đến bệnh Parkinson. Căn bệnh này không chỉ gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và tuổi thọ của người bệnh. Đáng buồn thay, cho đến nay chưa có phương pháp điều trị triệt để nào. Tuy nhiên, bên cạnh các loại thuốc Tây, phương pháp bấm huyệt và châm cứu đã cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện tình trạng run tay.
Bấm huyệt: Liệu pháp bổ trợ hiệu quả cho sức khỏe

Bấm huyệt: Liệu pháp bổ trợ hiệu quả cho sức khỏe

Bấm huyệt không chỉ đơn thuần là một kỹ thuật, mà là một liệu pháp mang lại sự an lạc và sức khỏe cho cơ thể. Bằng việc tác động nhẹ nhàng lên các huyệt đạo trên bàn chân, tay hay tai, bấm huyệt giúp bạn xua tan những căng thẳng, lo âu và mệt mỏi, đồng thời mang lại cảm giác thoải mái và đầy sức sống.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây bắp cải

Bài thuốc chữa bệnh từ cây bắp cải

Bắp cải, hay còn gọi là cải bắp, là loại rau củ không chỉ mang đến vị ngọt thanh, mà còn có tính mát dễ chịu. Đây là món rau rất được ưa chuộng không chỉ trong bữa ăn hàng ngày mà còn nổi bật với khả năng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Khi so với nhiều loại rau củ khác, bắp cải chứa hàm lượng vitamin cao vượt trội, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ khoai lang

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ khoai lang

Khoai lang, hay còn được biết đến dưới cái tên sâm nam, không chỉ đơn thuần là một loại thực phẩm mà còn là một vị thuốc quý giá trong y học cổ truyền. Theo nghiên cứu Đông y, cả củ lẫn lá khoai đều có vị ngọt, tính bình, hoàn toàn không độc hại. Khoai lang đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Loại củ này có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng. Tuy nhiên, điều đặc biệt hơn cả là khoai lang còn được sử dụng như một liệu pháp thiên nhiên để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm táo bón, tiểu đường, loãng xương và kiểm soát cholesterol trong cơ thể.
Cách sử dụng đậu xanh trong các bài thuốc chữa bệnh

Cách sử dụng đậu xanh trong các bài thuốc chữa bệnh

Đậu xanh, còn được biết đến với những tên gọi như lục đậu, đỗ xanh, thanh tiểu đậu hay đậu tằm, không chỉ đơn thuần là một loại thực phẩm. Với vị ngọt nhẹ nhàng và tính mát mẻ, đậu xanh không hề độc hại. Trong y học cổ truyền, đậu xanh được coi là một vị thuốc quý, nổi bật với những tác dụng vượt trội như tiêu độc, giảm sưng, chống viêm, thanh nhiệt và giải độc hiệu quả.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh hay từ lạc

Bài thuốc dân gian chữa bệnh hay từ lạc

Lạc, hay còn được biết đến với những tên gọi khác như đậu phụng, thúa đin (theo tiếng Tày), lạc hoa sinh, quả trường sinh, hay đường nhân đậu, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với tính bình và vị ngọt, bùi, béo. Trong y học cổ truyền, mọi bộ phận của cây lạc, từ thân, lá, củ (hạt) đến vỏ lụa hạt đều sở hữu những đặc tính chữa bệnh tuyệt vời. Chúng giúp dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, mang lại sự khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe toàn diện.
Công dụng trị bệnh không ngờ của măng cụt

Công dụng trị bệnh không ngờ của măng cụt

Măng cụt, hay còn được biết đến với nhiều tên gọi như sơn trúc tử, măng cụt tía và giáng châu, là một loại quả không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với vị ngọt dịu và tính ấm, măng cụt được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.Vỏ quả và vỏ thân của cây măng cụt chứa nhiều dược chất quý, có tác dụng tích cực trong việc điều trị các bệnh, như tiêu chảy, kiết lỵ và giúp giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, măng cụt còn được nghiên cứu có khả năng ngăn ngừa ung thư, mang lại một bức tranh tươi sáng cho sức khỏe cộng đồng.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Phiên bản di động