Kinh nghiệm chẩn đoán chứng “Năng thương” Y học cổ truyền

ThS.Bs. Nguyễn Chí Thanh - Giảng viên Khoa Y Học Cổ Truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán chứng “Năng thương” Y học cổ truyền tại bệnh viện 30.4 (Bộ Công an).
Kinh nghiệm chẩn đoán chứng “Năng thương” Y học cổ truyền
Ảnh minh hoạ

Bỏng là một tai nạn sinh hoạt thường gặp nhất, xếp sau tai nạn chấn thương. Bỏng do nhiệt ướt chiếm đa số chiếm 53-61%. Bỏng ở bề mặt nặng dần từ nông vào sâu, từ ngoài vào trong. Sức nhiệt càng cao thì mức phá hủy càng sâu. Bỏng làm biến tính vật liệu sống thành sản phẩm dị nguyên với chính cơ thể người bị Bỏng và đột ngột tức thì phải giải phóng một loạt hóa chất trung gian bất thường gây ra tình trạng nguy hiểm vì làm rối loạn điều hòa chức năng sinh lý toàn cơ thể như hạ thân nhiệt, sốc đau, rối loạn kiềm toan, vô niệu. Diện tích Bỏng càng lớn, độ Bỏng càng sâu làm hàng rào viêm càng mỏng, càng dễ nhiễm trùng huyết nếu Bỏng trợt. Tất cả các biến đổi bất thường trên đều có thể gây tử vong kể cả Bỏng đã bước sang giai đoạn suy mòn hoặc thành sẹo co kéo không vận động được.

Theo YHCT, Bỏng được xếp trong chứng “Năng thương”. Đại danh y Tuệ Tĩnh trong sách Nam dược thần hiệu đã phân loại “Năng thương” gồm Bỏng nước sôi, Bỏng lửa và ghi lại 19 phương thuốc trị Bỏng đơn giản. Trong sách Hành giản trân nhu của Hải Thượng Lãn Ông ghi thêm Bỏng dầu và 6 phương thuốc trị Bỏng. Như vậy, “Năng thương” được phân chia làm ba loại chính là Thuỷ năng (Bỏng nước), Du năng (Bỏng do dầu), Thiêu thương (Bỏng do hơi nóng, lửa…). Bỏng nước nhẹ nhất và thường gặp nhất, Bỏng do dầu nặng hơn, còn Bỏng do nhiệt cháy nặng nhất và thường để lại di chứng nặng nề.

Bỏng có rất nhiều biến chuyển tức thì nhanh, tỷ lệ tử vong cao và dù có khỏi cũng để lại di chứng tinh thần lẫn thể xác nặng nề. Do vậy, các phương pháp chữa trị của YHCT không đáp ứng nổi có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên vai trò của YHCT và giới hạn của chữa trị của YHCT chưa có nghiên cứu nào báo cáo về cách phân loại tương thích giữa chẩn đoán YHCT và YHHĐ. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác lập mối tương quan giữa thể bệnh YHHĐ và bệnh cảnh của YHCT để xác định chính xác các chỉ định chữa trị của YHCT theo YHHĐ nhằm phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân tốt nhất.

1. Tổng quan

Bỏng là tai nạn theo cơ chế vật lý, hóa học tác động trực tiếp gây hủy hoại vật chất sống từ bề mặt bao phủ của cơ thể, Bỏng càng nặng càng sâu vào bên trong. Tổn thương Bỏng biểu hiện đặc trưng là dát mảng đỏ đau rát, nốt mảng phỏng chứa dịch với các chất sống bị biến tính, thúc đẩy một loạt hóa chất trung gian và phản xạ bị rối loạn tức thì. Mô da bao bọc toàn cơ thể nên là bộ phận tổn thương thường gặp nhất, nặng gây tổn thương tận các mô sâu dưới da (cân, gân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh….). Bỏng đường hô hấp, ống tiêu hóa, mắt, bộ phận sinh dục ít gặp hơn.

Khi tiếp xúc sức nóng khoảng 43o – 45oC, tế bào bị đe dọa. Nóng tới 46o – <50oC, mức ATP (Adenosin triphotphat) giảm <50%, tổn thương còn có thể phục hồi. Từ 50o – 60oC thì các thành phần protein bị thoái biến, tổn thương không thể phục hồi. Từ 60o – 70oC thì mô tế bào hoại tử ngay khi tác nhân nhiệt tiếp xúc, vùng gần tổn thương bị Bỏng lập tức xuất hiện các rối loạn tuần hoàn máu và bạch mạch (hình thành các men tiêu hủy protein và không tạo được hàng rào viêm), các chất bị biến tính do chất sống bị chín dở dang và các chất hóa học trung gian đột ngột phóng thích không có hàng rào viêm ngăn cản nên dễ dàng hướng tới trung khu thân nhiệt làm hạ thân nhiệt rất nhanh, đồng thời gây đau đớn có thể sốc, làm rối loạn toan chuyển hóa, ngộ độc thận. Vì hàng rào viêm khó thành lập hoàn chỉnh nên nốt Bỏng bị trượt vỡ bóng nước dù rất nhỏ cũng sẽ là nguy cơ nhiễm trùng huyết rất cao.

Đánh giá mức độ nông sâu Bỏng theo 4 độ của cấu trúc mô học da:

+ Độ 1: Tổn thương tầng thượng bì (chủ yếu biểu mô lát tầng có lớp sừng và lớp hạt và sinap thần kinh cảm giác). Biểu hiện đỏ và đau rát.

+ Độ 2: Tổn thương kế tiếp lớp tế bào hạt vào hết lớp gai, tận cùng của mao mạch. Biểu hiện đa số là nốt phỏng.

+ Độ 3: Tổn thương chín đến lớp tế bào đáy có nhiều mạch máu. Biểu hiện là mảng Bỏng, dễ vỡ (Bỏng trợt để lại lớp Bỏng nền đỏ rực của mao mạch).

+ Độ 4: Tổn thương sâu đến lớp mỡ, gân cơ xương.

Tổn thương diện tích da bị Bỏng càng rộng, càng sâu thì mức độ tác dụng của các chất thoái biến và rối loạn hoạt động của hóa chất trung gian càng nặng nề.

Khi tiến triển đầy đủ 4 thời kỳ là bệnh Bỏng, tương đương bệnh Bỏng được xác định khi diện Bỏng từ 10-15% diện tích cơ thể trở lên, hoặc khi có Bỏng sâu (từ 3-5% diện tích trở lên). Bỏng gây các rối loạn chức năng toàn thân và các biến đổi bệnh lý xuất hiện có tính chuyển biến nhanh và tỷ lệ tử vong cao trong suốt quá trình từ khi bị Bỏng đến khi khỏi (có thể tử vong bất cứ lúc nào trong 4 thời kỳ).

Trên lâm sàng phân loại thể bệnh mang tính thời kỳ Bỏng phục vụ nhanh cho điều trị và tiên lượng bệnh do biến chuyển của Bỏng rất nhanh, dễ tử vong. Bỏng chia thành 4 thời kỳ tiến triển:

Sơ cấp cứu Bỏng: Thời kỳ nguy cơ sốc Bỏng trong vòng 16 giờ đầu tiên ngay sau khi bị Bỏng: ngượi bị Bỏng sợ hãi, vùng Bỏng đau rát, tiền sôc và sốc do đau, hạ thân nhiệt, rơi dần vào trình trạng toan chuyển hóa, thiểu niệu và vô niệu.

Thời kỳ điều trị tích cực Bỏng: Thời kỳ có nguy cơ nhiễm độc sau toan chuyển hóa và nếu vết Bỏng trợt hở sẽ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng sau 16 giờ đến ngày thứ 3 nếu Bỏng nhẹ. Nếu bệnh Bỏng thời kỳ này kéo dài tới ngày thứ 60.

Thời kỳ phục hồi làm sẹo: Từ ngày thứ 60, diện Bỏng sâu được phục hồi làm sẹo có chỉ định ghép da. YHHĐ thời kỳ này rất quan trọng trong quá trình phục hồi di chứng.

Thời kỳ suy mòn Bỏng: Thời kì hàng tháng trời cơ thể tập trung vật chất, năng lượng và tinh thần đấu tranh với bệnh tật biểu hiện mệt mỏi, thiếu phối hợp đồng bộ của cá hệ cơ quan gây nên tình trạng sức lực kiệt quệ. Tùy mức độ bệnh và chăm sóc giai đoạn này có thể hồi phục nhanh hay chậm. Sau thời kỳ này là di chứng của sẹo.

Quan niệm YHCT

Nguyên nhân: chứng “Năng thương” do Lục dâm ngoại nhân Hỏa nhiệt tấn công trực tiếp, đột ngột. Hỏa tà biến hóa cực nhanh độc, phạm ngay vào Lý phận.

Các hội chứng bệnh YHCT thường gặp trên lâm sàng:

Bệnh cảnh Âm hư Dương thoát (tương ứng với giai đoạn hạ thân nhiệt, sốc của YHHĐ): Do chỗ bị phỏng làm Vệ khí tại chỗ đột ngột vụt tắt, tạo cửa ngõ cho tà xộc thẳng Dinh phận, đồng thời gây tình trạng tuần hoàn kinh rối loạn thể hiện trên lâm sàng tinh thần hoảng loạn, rét run: bì phu trắng bệch, niêm nhợt, miệng khô khát, chân tay lạnh. Tại vùng bì phu Bỏng tinh khí dồn ứ hóa độc thành mảng chín đỏ, lạc thủy trào ra thành nốt Bỏng, nốt Bỏng trợt vỡ nước, mảng Bỏng; nặng thường là thiêu thương: vết cháy khô đen, nứt nẻ, đau đớn. Bệnh cảnh chứng “Năng thương” này được gọi là hội chứng bệnh Âm hư Dương thoát. Triệu chứng gồm: Tinh thần mệt mỏi, phiền táo, rét run; Bì phu trắng bệch, niêm nhợt, miệng khô khát, chân tay lạnh; Tiểu ít, có thể tiểu són, nặng thì vô niệu; Lưỡi kém linh hoạt, rêu khô; Mạch vi tế sác.

Bệnh cảnh hỏa độc (tương ứng giai đoạn nhiễm độc, nhiễm trùng của YHHĐ). Gồm hai bệnh cảnh chính:

- Bệnh cảnh Hỏa nhiệt thương Tân (bệnh cảnh nhiễm độc toan chuyển hóa): Hỏa tà thoát qua Vệ phận nhập thẳng vào Dinh. Bì phu nơi phỏng độ thương tổn không nặng, dịch thấp chảy thấm ướt. Hỏa tà hóa độc gây ra triệu chứng mặt đỏ, lưỡi đỏ, tiểu vàng, rêu vàng; đồng thời có triệu chứng của tân dịch giảm sút: khát nước, tiểu ít, lưỡi khô. Thương tổn Bỏng nhẹ thường hoại tử khô do tại nốt phỏng Vệ khí phục hồi, tinh khí không còn bị hóa thấp, độc tà bị khu lại thành hoại tử khô, tạo mày. YHCT gọi chứng “Năng thương” này là bệnh cảnh Hỏa nhiệt thương Tân. Triệu chứng gồm: Bì phu nơi phỏng độ thương tổn không nặng viêm nhiễm nhẹ, dịch chảy thấm ướt; Toàn thân sốt nhe, mặt đỏ, khát nước; Tiểu ít; Lưỡi khô, chất đỏ, rêu vàng; Mạch hoạt sác.

- Bệnh cảnh Hỏa cực thịnh (bệnh cảnh nhiễm độc, nhiễm trùng): Tổn thương Bỏng nặng thành mảng Bỏng hay Bỏng trợt, thấp lâu ngày ứ đọng kết thành Nhiệt độc. Trong khi Hỏa nhập Dinh hóa độc mạnh lên thiêu đốt được Tâm dinh sẽ di chuyển được vào Huyết phận, gây chứng Hỏa cực thịnh, nguy cơ tử vong cao. Tại chỗ thương tổn mảng Bỏng Vệ khí không phục hồi, không làm khô thấp sinh ra sưng tấy rỉ nước vàng tạo ra hoại tử ướt. Người bệnh sốt cao rét run, tinh thần mệt mỏi, tâm phiền, vật vã. Thận không ký tế với Tâm nên có triệu chứng thiểu niệu hoặc vô niệu. YHCT xếp chứng “Năng thương” này vào nhóm bệnh cảnh Hỏa cực thịnh. Triệu chứng gồm: Thương tổn phỏng sưng tấy rỉ nước vàng, hoại tử, người bệnh sốt cao rét run; Người thất thần mệt mỏi, tâm phiền; Bụng chướng, thiểu niệu hoặc vô niệu; Lưỡi đỏ rêu vàng khô, mạch tế sác.

Bệnh cảnh ngân tích (làm sẹo): Tiến triển nặng thường sau 54 ngày (tương đương mỗi ngày tuần hoàn kinh), Khí huyết dồn về khôi phục Vệ khí tại vị trí Bỏng làm cho Khí huyết toàn thân suy kiệt đạt ngưỡng. Nếu vượt qua sẽ chuyển sang thời kỳ di chứng ngân tích (làm sẹo). Triệu chứng gồm: Tổn thương mày khô, tạo lớp trắng hồng; Sang thương ôn ấm; Đau giảm nhiều; Toàn thân vẫn mệt mỏi, sắc trắng, lưỡi nhạt, mạch đới sác.

Khí huyết cùng kiệt (Suy mòn): Khí huyết tiêu hao cho hồi phục tuần hoàn Vệ khí tại vùng tổn thương đến lúc cạn kiệt. Nếu Mệnh môn hỏa tắt dần, người bệnh có thể tử vong. Triệu chứng gồm: Người mệt mỏi; Thở ngắn, nói nhỏ, đoản hơi, đoản khí; Không ăn uống được; Sắc trắng nhợt; Lưỡi nhạt, mạch trầm vi tế.

Bệnh cảnh Vệ khí hồi phục: Thời kỳ này do Vệ khí tại chỗ tổn thương lại được tuần hoàn nên ôn ấm, Khí huyết dần bình phục, bớt mệt mỏi, ăn uống khá dần, mạch trầm tế hoặc hoạt sác. Triệu chứng gồm: Thể trạng tốt dần: bớt mệt mỏi, ăn uống khá dần, nói được; Chân tay ôn ấm; Tại vị trí Bỏng tạo ngấn tích; Lưỡi hồng, mạch trầm tế hoặc hoạt sác.

2. Xác lập các tiêu chí trong nghiên cứu

Trên cùng một bệnh cảnh Bỏng là chứng “Năng thương” YHCT, cần phải xác định rõ giới hạn của YHCT chính xác thì việc chữa trị được thuận lợi. Nói các khác tìm triệu chứng chuẩn hóa thể bệnh của YHCT theo thể bệnh của YHHĐ chắc chắn việc tiên lượng bệnh, kiểm soát diễn tiến bệnh sẽ tốt hơn, giảm thiểu được tất cả các nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Cách phân loại của YHCT có nhược điểm cho đến hiện nay vẫn quan tâm nhiều đến triệu chứng bên ngoài mà chưa chỉ rõ bản chất bên trong. Giới hạn điều trị của YHCT không phải bệnh Bỏng vì chắc chắn bệnh Bỏng là bệnh xộc thẳng vào Lý phận, thực chứng và do Hỏa cực độc (Lý thực Nhiệt), nguy cơ tử vong rất cao.

Bỏng theo YHCT chỉ có chỉ định khi diện tích tổn thương <10% và độ 2 không trợt, mức độ bệnh nhẹ hơn rất nhiều, tiên lượng tốt hơn: Hỏa xâm phạm diễn tiến từng bước theo bệnh cảnh:

+ Giai đoạn Bỏng Âm hư Dương thoát: Hỏa tấn công vào Lý hại Vệ khí.

+ Giai đoạn Hỏa hóa độc: Hỏa nhiệt thương Tân và Hỏa độc thịnh

+ Giai đoạn Khí huyết tàn thuộc Lý hư

+ Giai đoạn Ngấn tích (sẹo): Khí huyết hư thuộc Lý hư chuyển dần thành Biểu hư (Hư trung hiệp thực) và để lại di chứng ngấn tích với Khí hư huyết trệ (đau, kinh lạc tắc trở khó lưu thông).

Thống kê tất cả các triệu chứng YHCT xếp vào thể bệnh YHHĐ nhằm tìm ra được triệu chứng vàng để chỉ ra giới hạn bệnh cảnh của YHCT được phép chữa trị.

Tiêu chí đánh giá:

  • Thống kê các triệu chứng cơ chế lý thuyết của Bỏng.
  • Đánh giá mức độ sâu Bỏng và diện tích Bỏng và tần suất các triệu chứng lý thuyết xuất hiện trên lâm sàng (hồ sơ hồi cứu).
  • Khả năng tương thích các thể Bỏng YHHĐ và hội chứng bệnh cảnh “Năng thương” YHCT như sau:

Âm hư Dương thoát

  • SƠ CẤP CỨU BỎNG)

Hỏa độc

  • ĐIỀU TRỊ BỎNG)

Ngấn tích

(LÀM SẸO)

Khí huyết cùng kiệt

Vệ khí phục hồi

(NGẤN TÍCH)

Hỏa nhiệt thương tân

Hỏa cực thịnh

- Sơ cứu - Cấp cứu phòng sốc

Rối loạn kiềm toan

Ngộ độc sau rối loạn kiềm toan

Thiểu niệu, vô niệu

Nhiễm trùng Bỏng (Độ 2 nếu làm trợt Bỏng ≥độ 3: 6h)

(VÁ DA)

(SUY MÒN)

Hình thành sẹo di chứng

(CHỈNH HÌNH SẸO)

  1. giờ đầu tiên

3 - 60 ngày

Sẹo co kéo

Theo định nghĩa Bỏng và bệnh Bỏng, khả năng phạm vi YHCT chữa trị Bỏng (Bỏng độ 1, 2 <10% hoặc Bỏng sâu <3%), phạm vi YHHĐ chữa trị bệnh Bỏng (độ 1, 2 >10% hoặc Bỏng sâu >3%).

5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

  1. 1.Tiêu chuẩn chọn mẫu: Chọn những sách giáo trình có uy tín và năm xuất bản gần nhất, các sách kinh điển của YHCT có liên quan đến Bỏng. Hồ sơ người bệnh đã điều trị Bỏng tại khoa Ngoại Tổng quát bệnh viện 30.4 Bộ công an.

Địa điểm: Khoa YHCT - Đại học Y Dược Thành phố HCM, 217 Hồng bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh và Phòng Y vụ - Bệnh viện 30.4 (Bộ Công an), 9 Sư Vạn Hạnh, Phường 9, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Thời gian nghiên cứu: từ 03/2021 – 06/2023.

5.2. Thiết kế nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: Tra cứu lý thuyết, mô tả hồi cứu cắt ngang.

- Cỡ mẫu: chọn mẫu thuận tiện

n sách = 6 tài liệu

n hồ sơ Bỏng = 36 hồ sơ

5.2.2. Tiêu chuẩn xác lập mối liên hệ bệnh cảnh YHCT với thể bệnh YHHĐ

- Các triệu chứng vàng của YHHĐ và YHCT phải có giá trị tương đương với kết quả >87% ( tức có >5/6 tài liệu có mô tả triệu chứng như nhau).

- Không có sự khác biệt giữa tần số lý thuyết và tần số bệnh cảnh ghi nhận trong hồ sơ tổng kết ra viện được kết luận bằng phép kiểm Chi bình phương.

5.2.3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu

- Chọn 6 tài liệu mô tả thể bệnh và các triệu chứng liên quan bệnh Bỏng. Ngoài ra định nghĩa triệu chứng vàng YHCT theo tài liệu Thuật ngữ y học cổ truyền của Tổ chức y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (WHO/WPRO) và Từ điển YHCT Hán Việt Anh để xác lập triệu chứng tương đương với triệu chứng YHHĐ.

Lập bảng khảo sát tính tương thích của triệu chứng giữa YHHĐ và YHCT.

- Khảo sát tra cứu, xếp loại thể bệnh YHHĐ và hội chứng bệnh cảnh của YHCT.

+ Bước 1: Ghi nhận từng nhóm bệnh Bỏng theo YHHĐ, hội chứng bệnh “Năng thương” của YHCT.

+ Bước 2: Lập bảng tổng kết theo mục tiêu: triệu chứng vàng của Bỏng các triệu chứng tương thích giữ YHHĐ và YHCT.

+ Bước 3: Kiểm tra sự tương thích giữa tần số lý thuyết và tần số triệu chứng trong hồ sơ bệnh Bỏng của từng nhóm bệnh theo phép kiểm Chi bình phương.

+ Bước 4: Tổng kết và kết luận.

  1. 3. Vấn đề y đức và triển vọng của đề tài

Vì nghiên cứu này dùng phương pháp lý thuyết và mô tả triệu chứng theo hồ sơ bệnh của bệnh viện nên không ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khoẻ của bất kỳ một cá nhân nào.

Khi nghiên cứu dựa vào tiêu chuẩn vàng của YHHĐ xác lâp được mối liên quan giữa cách phân loại của YHHĐ và các chứng bệnh của YHCT là đồng nghĩa với việc chuẩn hoá tiêu chí chẩn đoán YHCT, tạo cơ sở nghiên cứu trên lâm sàng đối chứng.

  1. Kết quả
    1. 1. Tần suất các triệu chứng theo thuyết Bỏng

Chọn 6 tài liệu đủ độ tin cậy về Bỏng và chứng “Năng thương”: Bệnh học Ngoại khoa Đại học Y Hà Nội (S1), Bệnh học Ngoại khoa Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (S2), Bài giảng YHCT Đại học Y Hà Nội (S3), Bệnh học Ngoại phụ Đông tây y kết hợp Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (S4), Nội kinh (S5), Hải Thượng Y tông tâm lĩnh (S6).

6.1.1 Tần suất các triệu chứng lý thuyết Bỏng theo định nghĩa YHCT

Bảng 1: Tần suất triệu chứng lý thuyết Bỏng

STT

YHHĐ

YHCT

Tỷ lệ %

Triệu chứng

S1

S2

Triệu chứng

S3

S4

S5

S6

Tổng

1

Bỏng độ 1, 2, 3, 4

X

X

“Năng thương”

X

X

X

X

6/6

100

2

Đỏ, đau rát

X

X

Hỏa thống phát độc

X

X

X

X

6/6

100

3

Nốt phỏng

X

X

Nốt phỏng

X

X

X

X

6/6

100

4

Mảng phỏng, trợt

X

X

Mảng phỏng, trợt

X

X

X

X

6/6

100

5

Nhìn thấy cơ, xương

X

X

Thấu cân, cốt

X

X

X

X

6/6

100

6

Bỏng nhẹ (ít)

X

X

Bỏng, phỏng

X

X

X

X

6/6

100

7

Bỏng vừa (5%)

X

X

Phỏng thương

X

X

X

X

6/6

100

8

Bỏng nặng (>10%)

X

X

Phỏng độc

X

X

X

X

6/6

100

9

Bỏng nước sôi

X

X

Thủy năng

X

X

X

X

6/6

100

10

Bỏng dầu

X

X

Du năng

X

X

X

X

6/6

100

11

Bỏng lửa

X

0

Thiêu thương

X

X

X

6/6

100

12

Tiền sốc: da xanh, sợ sệt,

X

X

Dương muốn tuyệt cầu Mệnh môn

X

X

X

X

6/6

100

13

Sốc đau

X

X

Thống đoản nhiếu Tâm huyết trệ

X

X

X

X

6/6

100

14

Sốc hạ thân nhiệt

X

X

Âm hư Dương thoát

X

X

X

X

6/6

100

15

Sốc toan chuyển hóa

0

X

Hỏa độc thương Tân

X

X

X

X

6/6

100

16

Sốc rối loạn tuần hoàn vô niệu

X

X

Hỏa độc thương Tân bức Thận

X

X

X

X

6/6

100

17

Sốc nhiễm trùng

X

X

Hỏa độc Nhiệt thịnh

X

X

X

X

6/6

100

18

Sốt > 380C

X

X

Phát sốt, mình mẩy nóng dữ

X

X

X

X

19

Không ngủ được

X

X

Tâm phiền vật vã

X

X

X

X

6/6

100

20

Mệt mỏi

Người mệt mỏi

21

Không muốn nói

Thở ngắn, nói nhỏ, đoản hơi, đoản khí

22

Ăn uống kém

Không ăn uống được

23

  1. anh xao, niêm nhợt

Sắc trắng nhợt

24

Thể trạng tốt dần

Bớt mệt mỏi, ăn uống khá dần, nói được

25

Chân tay ấm

Chân tay ôn ấm

26

Tổ chức hạt mọc tốt

Tại vị trí Bỏng tạo ngấn tích

27

Lở loét

X

X

Thấp nùng

0

0

0

0

2/6

33

28

Chảy rỉ dịch

X

X

Thấp nhiệt độc

0

0

0

0

2/6

33

29

Dịch, mủ

X

X

Thấp nhiệt, nùng

0

0

0

1

3/6

50

30

Sẹo ướt

X

X

Ngấn tích

0

X

X

0

4/6

67

31

Sẹo mày khô

0

0

Ngấn tích

X

X

X

0

3/6

50

32

Sẹo co kéo

0

0

Ngấn tích

0

X

X

X

3/6

50

33

Sẹo xấu (lồi, bạc…)

0

0

Ngấn tích

X

X

X

X

4/6

67

34

Nói không ra hơi

0

X

Đoản khí

X

X

X

X

5/6

83

35

0

0

Lưỡi đỏ

X

X

X

X

4/6

67

36

0

0

Lưỡi nhạt

0

X

X

X

3/6

50

37

0

0

Điểm ứ huyết

X

X

X

0

3/6

50

38

0

0

Mạch sáp

X

X

X

X

4/6

67

39

0

0

Mạch trầm

X

X

X

X

4/6

67

40

0

0

Mạch nhược

X

X

X

X

4/6

67

41

0

0

Mạch vi tế

X

X

X

X

4/6

67

42

Mạch trên 80 lần/ phút

0

X

Mạch sác

X

X

X

X

5/6

83

43

Tụt huyết áp

Vong Dương

Nhận xét: Thống kê được 43 triệu chứng và hội chứng trong đó: Có 26 triệu chứng tương thích >87% (từ số 1 đến 26 tương thích 100%) đủ điều kiện tương thích lý thuyết. Có 17 triệu chứng (từ 26 đến 43) tương thích <87% nên loại bỏ trong xác lập mối tương quan lý thuyết. Lưỡi, mạch là những triệu chứng đặc thù của YHCT nên không được xếp vào tìm mối tương quan.

6.1.2. Tần suất triệu chứng lý thuyết Bỏng và bệnh cảnh Âm hư Dương thoát

  • 2: Tần suất triệu chứng giai đoạn sơ cấp cứu Bỏng

Hạ thân nhiệt

Bì phu trắng bệch, niêm nhợt, miệng khô khát, chân tay lạnh.

Ngộ độc thận

Tiểu ít, có thể tiểu són.

Tinh thầnmỏi mệt, sợ hãi

Tinh thần mệt mỏi, phiền táo, rét run.

Tổng số

Tổng số

Tụt huyết áp

Vong Dương

Tổng số

Tổng số

Nhận xét: Triệu chứng của tiền sốc giai đoạn sơ cấp cứu Bỏng mô tả trong các sách có sự tương đồng mang ý nghĩa thống kê p<0,05. Các triệu chứng sốc không có sự tương đồng mang ý nghĩa thống kê p<0,05

6.1.3. Tần suất triệu chứng lý thuyết Bỏng và bệnh cảnh Hỏa độc thương Tân

  • 3: Tần suất triệu chứng Bỏng giai đoạn điều trị Bỏng không bị nhiễm trùng tổn thương Bỏng

Triệu chứng YHHĐ

Bỏng độ 1, 2 không trợt

Bì phu nơi phỏng độ thương tổn không nặng,

Viêm nhiễm, nếu trơt: dịch thấm ướt.

Hỏa độc hóa Thấp

Sốt nhe

Toàn thân: sốt nhe

  1. ặt đỏ

Mặt đỏ

  1. hát nước

Khát nước.

Tiểu ít.

Tiểu ít.

Tụt huyết áp

Vong Dương

Sốt > 380C

Phát sốt, mình mẩy nóng dữ

Tổng số

Tổng số

Nhận xét: Triệu chứng giai đoạn điều trị Bỏng không nhiễm trùng vết Bỏng được mô tả trong các sách có sự tương đồng mang ý nghĩa thống kê p<0,05. Không tụt huyết áp, không phát sốt chứng tỏ thể bệnh rối loạn thăng bằng kiềm toan mà không ở mức ngộ độc và không phải bệnh cảnh nhiễm trùng.

6.1.4. Tần suất triệu chứng trên lý thuyết Bỏng bệnh cảnh Hỏa độc thịnh

Bảng 4: Tần suất triệu chứng Bỏng giai đoạn điều trị Bỏng nhiễm trùng

Triệu chứng YHHĐ

Nhiễm trùng vết Bỏng

Thấp nhiệt xâm phạm phỏng (sưng tấy rỉ nước vàng, hoại tử).

Sốt > 380C

Người bệnh sốt cao rét run.

Vật vã, khó ngủ.

Người thất thần mệt mỏi, tâm phiền.

Bụng chướng

Bụng chướng

Thiểu niệu hoặc vô niệu

Tiểu ít, ngắn, đỏ.

Nhận xét: Triệu chứng giai đoạn điều trị nhiễm độc, nhiễm trùng Bỏng mô tả trong các sách có sự tương đồng mang ý nghĩa thống kê p<0,05.

6.1.5. Tần suất triệu chứng trên lý thuyết Bỏng với bệnh cảnh Ngấn tích

Bảng 4: Tần suất triệu chứng thời kỳ suy mòn và Ngấn tích

Triệu chứng YHHĐ

Mệt mỏi, yếu

Toàn thân vẫn mệt mỏi, sắc trắng

Vết Bỏng khô

Tổn thương mày khô, tạo lớp trắng hồng

Da vùng Bỏng ấm

Sang thương ôn ấm

Đau giảm

Đau giảm nhiều

Nhận xét: Triệu chứng thời kỳ suy mòn trong các sách có sự tương đồng với bệnh cảnh Khí huyết cùng kiệt mang ý nghĩa thống kê p<0,05.

6.1.6. Tần suất triệu chứng trên lý thuyết Bỏng bệnh cảnh Khí huyết cùng kiệt

Bảng 5: Tần suất triệu chứng thời kỳ suy mòn và Khí huyết cùng kiệt

Triệu chứng YHHĐ

Mệt mỏi

Người mệt mỏi

Không muốn nói

Thở ngắn, nói nhỏ, đoản hơi, đoản khí

Ăn kém, không ăn được

Không ăn uống được

Mặt xanh xao, gầy guộc, niêm nhợt

Sắc trắng nhợt

Nhận xét: Triệu chứng thời kỳ suy mòn trong các sách có sự tương đồng với bệnh cảnh Khí huyết cùng kiệt mang ý nghĩa thống kê p<0,05.

6.1.7. Tần suất triệu chứng trên lý thuyết Bỏng bệnh cảnh Vệ khí phục hồi

Bảng 6: Tần suất triệu chứng thời kỳ di chứng và Vệ khí phục hồi

Triệu chứng YHHĐ

Thể trạng tốt dần: bớt mệt, ăn được, ngủ được

Bớt mệt mỏi, ăn uống khá dần, nói được

Chân tay ấm

Chân tay ôn ấm

Tổ chức hạt mọc tốt

Tại vị trí Bỏng tạo ngấn tích

Nhận xét: Triệu chứng thời kỳ di chứng Bỏng mô tả trong các sách có sự tương đồng với bệnh cảnh Vệ khí hội phục mang ý nghĩa thống kê p<0,05.

  1. Khảo sát tính tương thích lý thuyết và thể bệnh trong hồ sơ nghiên cứu
  2. 1. Khảo sát đặc điểm chung của Bỏng theo hồ sơ nghiên cứu

Bảng 7: Đặc điểm chung của Bỏng tại khoa Ngoại Tổng quát n=36 (mẫu)

THỂ BỆNH

NGHỀ NGHIỆP

Công an

Hạ thân nhiệt

(Âm hư Dương thoát )

Rối loạn kiềm toan

(Hỏa nhiệt thương Tân)

Nhiễm độc, nhiễm trùng Bỏng (Hỏa nhiệt thịnh)

Suy mòn

(Khí huyết cùng kiệt)

Di chứng sẹo

(Vệ khí phục hồi)

Tỷ lệ

47,2 %

Nhận xét: Bệnh cảnh Khí huyết cùng kiệt không có mẫu nào chứng tỏ bệnh cảnh nhâph viện chủ yếu bệnh Bỏng vừa, ít Bỏng sâu và diện tích lớn. Tuổi trung bình X±SD = 27,8. Nam chiếm 36,1%, nữ chiếm 63,9%. Ngành Công an chiếm 47,2% và Bảo hiểm Y tế chiếm 52,8%. Những sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê có lẽ là bệnh viện đặc thù của ngành công an (không có thiếu nhi).

6.3. Khảo sát tính tương thích lý thuyết và mô tả thể bệnh trong hồ sơ nghiên cứu bệnh cảnh Âm hư Dương thoát

Theo định nghĩa Bỏng và bệnh Bỏng thì chỉ định điều trị của YHCT không phải bệnh Bỏng (loại Bỏng độ1, 2 không trợt < 10% hoặc Bỏng sâu <3%)

Bảng 8: Tần suất triệu chứng giai đoạn sơ cấp cứu Bỏng n= 7

TRIỆU CHỨNG

TỔNG SỐ

TỶ LỆ

tương thích

Bì phu trắng bệch, niêm nhợt, miệng khô khát, chân tay lạnh.

Tiểu ít, có thể tiểu són, nặng thì vô niệu.

Tinh thần mệt mỏi, phiền táo, rét run.

Nhận xét: Triệu chứng giai đoạn sơ cấp cứu Bỏng mô tả trong các sách và lâm sàng có sự tương đồng mang ý nghĩa thống kê p<0,05.

6. 3. Khảo sát tính tương thích lý thuyết và mô tả thể bệnh trong hồ sơ nghiên cứu bệnh cảnh Hỏa nhiệt thương Tân

Bảng 9: Tần suất triệu chứng giai đoạn sơ cấp cứu Bỏng n= 23

TRIỆU CHỨNG

TỔNG SỐ

TỶ LỆ

tương thích

Bì phu nơi phỏng độ thương tổn không nặng,

Hỏa độc hóa Thấp

Toàn thân: sốt nhe

Mặt đỏ

Khát nước.

Tiểu ít.

Nhận xét: Triệu chứng giai đoạn điều trị Bỏng mô tả trong các sách và lâm sàng có sự tương đồng mang ý nghĩa thống kê p<0,05.

6.4. Khảo sát tính tương thích lý thuyết và mô tả thể bệnh trong hồ sơ nghiên cứu bệnh cảnh Hỏa độc thịnh

Bảng 10: Tần suất triệu chứng giai đoạn điều trị Bỏng

TRIỆU CHỨNG

TỔNG SỐ

TỶ LỆ

tương thích

Thấp nhiệt xâm phạm phỏng (sưng tấy rỉ nước vàng, hoại tử).

Người bệnh sốt cao rét run.

Người thất thần mệt mỏi, tâm phiền.

Bụng chướng

Thiểu niệu hoặc vô niệu.

Nhận xét: Triệu chứng giai đoạn điều trị Bỏng mô tả trong các sách và lâm sàng chưa đủ tần số xuất hiện kết luận tương thích theo thống kê, có lẽ tương thích tính theo tỷ lệ % và cần mẫu lớn hơn kết luận. Thể bệnh Bỏng này nhập viện có lẽ theo tuyến chuyên khoa.

  1. Bàn luận

Bỏng là tai nạn sinh hoạt thường gặp, nhóm kỹ năng sống càng ít kinh nghiệm bị tai nạn càng nhiều (tuổi càng thấp tần số xuất hiện Bỏng càng lớn). Bỏng tạo vật chất sống thành sản phẩm dị nguyên kích động hóa chất trung gian đột ngột tác động ngay vào trung khu điều hòa thân nhiệt gây hạ thân nhiệt. Diện tích Bỏng hoặc độ sâu càng lớn hạ thân nhiệt càng nhanh, có thể tử vong, YHCT gọi là chứng Âm hư Dương thoát. Đồng thời các sản phẩm dịch thể này phối hợp phản xạ thần kinh thúc đẩy quá trình toan chuyển hóa và ngộ độc thận, bệnh cảnh YHCT cho là Hỏa độc gây tổn thương Tân dịch. Nếu tổn thương Bỏng bị nhiễm độc, nhiễm trùng do hàng rào viêm quá mỏng, gây ra sốt cao có thể sốc nhiễm độc, nhiễm trùng tử vong. Xuyên suốt quá trình Bỏng làm tổn thương thần kinh cảm giác làm người bệnh đau đớn có thể dẫn tới tử vong.

  1. Kết luận

Bỏng nặng có nhiều nguy cơ sốc, thậm chí đến giai đoạn suy mòn vẫn có thể dẫn tới tử vong. Phạm vi điều trị Bỏng YHCT giới hạn Bỏng độ 2, không có tổn thương trợt phỏng và diện tích Bỏng dưới 10%. Bệnh cảnh chứng “Năng thương” YHCT và thể bệnh YHHĐ không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p>0,05). Phạm vi điều YHCT là Bỏng độ 2 không có tổn thương trợt phỏng và diện tích Bỏng dưới 10%. Có 3 thể bệnh YHHĐ tương thích với hội chứng bệnh chứng “Năng thương” YHCT: Sơ cấp cứu Bỏng tương thích với hội chứng bệnh Âm hư Dương thoát; Toan chuyển hóa tương thích với hội chứng bệnh Hỏa độc thương Tân; Nhiễm độc, nhiễm trùng Bỏng tương thích với hội chứng bệnh Hỏa độc thịnh.

Một thể bệnh lý thuyết tương thích 100%, nhưng do số mẫu quá ít, chưa kết luận được trên lâm sàng: Vùng Bỏng thành lập sẹo tương thích với hội chứng bệnh Ngấn tích. Hai thể bệnh không có người bệnh nên chưa có cơ sở kết luận: Suy mòn và hội chứng bệnh Khí huyết cùng kiệt; Di chứng sẹo và hội chứng bệnh Vệ khí phục hồi.

Kiến nghị: Bỏng nặng diễn biến rất mau lẹ và tổn thương nặng thường dẫn đến tử vong gần như cả 4 thời kỳ trong suốt quá trình điều trị đến khi di chứng sẹo. YHCT cần chẩn đoán chính xác và nắm chắc giới hạn để đảm bảo tính mạng, phục hồi sức khỏe tối ưu cho người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ môn Ngoại khoa - Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (2013). Bệnh học Ngoại khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học.
  2. Bộ môn Ngoại khoa - Đại học Y Hà Nội (2010). Bệnh học Ngoại khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học.
  3. Bộ Y tế (2013). Quyết định 635/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Bỏng, tr. 274-278, 282 – 284, 295-297.
  4. Định nghĩa theo Thuật ngữ y học cổ truyền của Tổ chức y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (WHO/WPRO), Nhà xuất bản Y học.
  5. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (TK XVII) (2001). Hải Thượng Y tông Tâm lĩnh. Nhà xuất bản Y học.
  6. Hoàng Trọng Quang, Trần Thúy Hồng (2000). Từ điển Y học cổ truyền Hán Việt Anh. Nhà xuất bản Y học chi nhánh TP Hồ Chí Minh
  7. Huỳnh Minh Đức (1989). Hoàng Đế Nội kinh Linh khu, Hội Y học dân tộc cổ truyền Đông Nai.
  8. Nguyễn Thị Bay (2010). Bệnh học và điều trị Ngoại Phụ khoa YHCT, Nhà xuất bản Y học.
  9. Trần Thúy, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu (2005). Bài giảng Y học cổ truyền tập II. Nhà xuất bản Y học.
ThS.Bs. Nguyễn Chí Thanh
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Quản lý chất lượng nghiên cứu, ứng dụng tế bào và sản phẩm từ tế bào trong y học

Quản lý chất lượng nghiên cứu, ứng dụng tế bào và sản phẩm từ tế bào trong y học

Ngày 20/9, tại TPHCM, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế TPHCM tổ chức Hội nghị đảm bảo chất lượng nghiên cứu ứng dụng trị liệu tế bào và sản phẩm từ tế bào tại Việt Nam.
Xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, buôn bán mỹ phẩm

Xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, buôn bán mỹ phẩm

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn số 3141/QLD-MP ngày 19/9/2024 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ

Ngày 11/09/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện. Đây là sự kiện tiếp nối chuỗi dự án chuyển đổi số tài chính toàn diện của Vinamilk trong chiến lược phát triển bền vững, góp phần nâng cao vị thế thương hiệu của Vinamilk trên thị trường Việt Nam và quốc tế.

Cùng chuyên mục

Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO

Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO

Các thiết bị được trang bị hệ thống SLO không chỉ mang lại chất lượng hình ảnh tốt hơn, mà còn cung cấp nhiều hơn các thông tin trên các cấu trúc võng mạc ở các độ sâu khác nhau so với công nghệ thông thường.
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu hay không, nếu có thì trước bao nhiêu tiếng... là những câu hỏi khá nhiều người quan tâm khi đi kiểm tra sức khỏe.
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?

Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, là các rối loạn chức năng của đại tràng, thường bị tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị dứt điểm.
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị

Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị

Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu Migraine, là bệnh rất thường gặp, dễ chẩn đoán và dễ tái phát. Do đó bệnh cần được theo dõi và điều trị lâu dài.
Vì sao đột quỵ khi ngủ?

Vì sao đột quỵ khi ngủ?

Đột quỵ khi ngủ là tình trạng nguy hiểm và khó nhận biết. Trên thực tế nhiều trường hợp đi ngủ bị đột quỵ dẫn đến nguy cơ gặp biến chứng, thậm chí là tử vong.
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?

Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?

Rối loạn thần kinh thực vật là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa. Đây là bệnh ngày càng phổ biến, mặc dù bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.

Các tin khác

Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?

Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, có xu hướng tăng và ngày càng trẻ hóa.
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?

Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?

Tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư vẫn tiếp tục gia tăng, là một thách thức lớn đối với y học và là nỗi ám ảnh của nhiều người. Một trong những câu hỏi được đặt ra là ung thư xuất phát từ đâu, sự hình thành của tế bào ung thư như thế nào, nên làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư?
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường

Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường

(SKV) - Chúng ta biết, việc ăn đúng giúp chế độ duy trì được lượng đường máu phù hợp, không gây thừa đường, gây nhiễm độc đường hoặc không gây ra hạ đường máu do thực hiện chế độ ăn khắc khổ, thiếu năng lượng. Người bệnh đái tháo đường nên ăn chính vào bữa ăn sáng, trung bình vào bữa ăn trưa, ăn nhẹ vào bữa ăn tối (mức độ dựa vào lượng tinh bột - mức carbohydrates). Với bữa ăn phụ cần hợp lý với giai đoạn bệnh, nghề nghiệp và thói quen dinh dưỡng.
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú

Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú

(SKV) - Ngày 11 tháng 5 năm 2024, Fujifilm Việt Nam phối hợp cùng với Hội Điện quang và Y học Hạt nhân Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề "Chẩn đoán hình ảnh tuyến vú: Sàng lọc bệnh lý tuyến vú - Quá khứ, Hiện tại và Tương lai".
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ

Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều ở gan. Bệnh thường diễn ra âm thầm nên rất khó nhận biết, chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, siêu âm tổng quát.
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường

Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường

Hằng tuần, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử. Trong đó rất nhiều trường hợp là học sinh, thanh thiếu niên phải cấp cứu do ngộ độc chất ma túy trộn thuốc lá điện tử.
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Đông y có nhiều giải pháp giúp cải thiện tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Trong đó, phương pháp kết hợp không dùng thuốc như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu kết hợp với các loại thảo dược dược các chuyên gia đánh giá là mang lại rất nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng thiểu năng tuần hoàn não.
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim

Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim

Mỗi năm, Việt Nam có hàng trăm nghìn bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim tại các bệnh viện trên toàn quốc. Nhồi máu cơ tim đã trở thành căn bệnh phổ biến ở nước ta.
Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông

Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông

Chưa đầy 4 tuổi, con trai chị T.T.G (quê ở Thanh Hoá) đã trải qua hai lần xuất huyết não và nhiều lần nhập viện cấp cứu vì con mang trong mình căn bệnh hemophilia (bệnh máu khó đông ).
Kỹ năng vận động và hướng dẫn dành cho cha mẹ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

Kỹ năng vận động và hướng dẫn dành cho cha mẹ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

Vận động là một trong những lĩnh vực rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Các kỹ năng vận động liên quan trực tiếp đến sức khỏe trẻ em giúp tăng trưởng chiều cao, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác như béo phì, huyết áp… Các mốc phát triển vận động được coi là những cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ, bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh cho đến khi trưởng thành. Vận động giúp trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh, phát triển khả năng thích nghi và là nền tảng quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ.
Xem thêm
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024

Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024

SKV - Nhân dịp Tết Trung thu, Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ phối hợp cùng Ban Thường vụ Huyện Đoàn Tân Trụ (tỉnh Long An) tặng 1000 phần quà Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029

Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029

SKV - Sáng 10/9, tại TP Biên Hoà (Đồng Nai), Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029.
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La

Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La

Sáng 24/8, tại UBND xã Chiềng Bôm, Hội Nam y Việt Nam kết hợp với Công ty cổ phần Ao Vua đã tổ chức trao quà hỗ trợ cho bà con ảnh hưởng của đợt lũ lụt...
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam cho biết, đến nay hội viên của Hội đã quyên góp được 330 triệu đồng để chuẩn bị công tác thiện nguyện cho 1 xã miền núi bị ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt ở Sơn La.
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

SKV - Trong hai ngày 17 và 18/8, Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam đã phối hợp cùng UBND thị xã Duyên Hải và Chi hội Nhịp cầu yêu thương – Hội Y tế Công cộng TP.HCM tổ chức Chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân tại thị xã Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh).
Phiên bản di động