Ma hoàng và công dụng với sức khỏe
Đặc điểm của ma hoàng
Thảo ma hoàng còn có tên gọi ty diêm, long sa, xích căn, đậu nị thảo |
Thảo ma hoàng còn có tên gọi ty diêm, long sa, xích căn, đậu nị thảo... và có tên khoa học Ephedra sinica stapf. Cây ma hoàng được chia thành các loại như: mộc tặc ma hoàng, thảo ma hoàng, trung ma hoàng.
Mộc tặc ma hoàng có chiều cao khoảng 2 mét, thân cây mọc thẳng đứng, và có màu xanh xám hơi trắng. Thân cây có các dốt dài từ 1 đến 3 cm, lá có màu tím và dài khoảng 2mm. Quả ma hoàng có hình cầu, tuy nhiên, hoa đực và hoa cái ma hoàng mọc ở cành khác nhau.
Thảo ma hoàng thuộc cây thân thảo, chiều cao khoảng 30 đến 70 cm và thân mọc thẳng đứng. So với mộc tặc ma hoàng, thì đốt của thảo ma hoàng dài hơn 3 đến 6cm và trên thân cây thảo ma hoàng có nhiều rãnh dọc. Lá thảo ma hoàng mọc đối xứng, đầu lá nhọn và cong ở phía trên có màu trắng nhưng ở phía dưới màu hồng nâu. Quả của thảo ma hoàng có màu đỏ.
Trung ma hoàng có chiều cao và đốt dài gần giống với thảo ma hoàng nhưng cành trung ma hoàng to hơn có đường kính khoảng 2mm.
Thân cây ma hoàng được sử dụng làm thuốc và chỉ sử dụng những thân có màu xanh nhạt, to, chắc, ít gốc, vị chát và đắng.
Công dụng và liều lượng sử dụng ma hoàng
Công dụng và liều lượng sử dụng ma hoàng |
Ma hoàng thường được sử dụng đơn lẻ hoặc trong một vài trường hợp cụ thể có thể được sử dụng phối hợp với một số loại dược liệu khác.
Trong tây y, ma hoàng được dùng dưới dạng muối clohydrat hay sulfat hoặc dùng phối hợp với aspirin, cafein. Liệu lượng sử dụng dược liệu ma hoàng trong điều trị hen có thể từ 0.05 đến 0.15 gam và có thể bắt đầu sử dụng với hàm lượng từ 0.02 gam và tăng dần liều lên tới mức tốt đa.
Trong Y Học Cổ Truyền, thì ma hoàng có thể sử dụng ở dạng dược liệu sắc thuốc uống hàng ngày với hàm lượng từ 2 đến 12 gam/ngày.
Công dụng của ma hoàng trong đông y được sử dụng giúp khử tà nhiệt khí, giải biểu, khứ phong, bình suyễn, tiêu phù... Đặc biệt ma hoàng có hiệu quả khi điều trị các bệnh hen suyễn, sốt cao, ôn dịch, ngoại cảm phong hàn, phù thũng, mắt đỏ sưng đau... Một số nghiên cứu cũng đã tìm thấy được tác dụng của dược lý ma hoàng đối với sức khỏe :
Ma hoàng được chiết suất thành cao lỏng trước khi tiêm vào động vật thí nghiệm cho thấy quá trình hô hấp của vật thí nghiệm tăng, mạch máu ngoại vi giãn và hạ huyết áp.
Bộ phận rễ của ma hoàng có tác dụng ngược lại với ma hoàng đó chính là khả năng cầm mồ hôi.
Dược liệu trong ma hoàng có tác dụng ức chế virus gây bệnh cúm.
Hoạt chất ephedrin trong dược liệu ma hoàng được biết đến với tác dụng giúp hưng phấn trung khu hô hấp, giúp cho tinh thần phấn chấn, hưng phấn vỏ não và thậm chí có thể làm giảm tác dụng của thuốc ngủ.
Ephedrin còn có tác dụng co mạch hoặc tăng huyết áp nhưng tác dụng thường khá chậm. Ngoài ra, thành phần này còn có tác dụng làm giãn cơ trơn khí quản, và chống co thắt phế quản, cải thiện triệu chứng hen suyễn, viêm phế quản cấp tính và mãn tính.
Ma hoàng còn có tác dụng gây co thắt bàng quang và ứ đọng nước tiểu.
Thành phần Alcaloid trong ma hoàng có tác dụng kích thích quá trình kích thích dịch vị và bài tiết nước tiểu.
Một số bài thuốc sử dụng dược liệu ma hoàng trong điều trị bệnh:
Một số bài thuốc sử dụng dược liệu ma hoàng trong điều trị bệnh |
- Ma hoàng có tác dụng điều trị chứng ngoại cảm phong hàn cùng với các dấu hiệu như viêm đường hô hấp. Sử dụng 6 đến 12 gam, 2 đến 4 gam cam thảo, 4 đến 8 gam quế chi đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị.
- Ma hoàng có tác dụng điều trị chứng ho suyễn. Sử dụng 3 gam cam thảo, 10 gam hạnh nhân, 6 gam ma hoàng đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị.
- Ma hoàng có tác dụng trong điều trị viêm phế quản kéo dài, hoặc viêm phế quản cấp, mãn tính hoặc đờm loãng trắng, và gây khó thở cho người bệnh. Sử dụng 12 gam bạch thược, 8 gam can khương, 8 gam ma hoàng, 8 gam chích cam thảo, 8 gam quế chi, 6 gam ngũ vị tử, 6 gam bán hạ chế đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị.
- Ma hoàng còn giúp chữa viêm cầu thận dị ứng do lạnh, hoặc tiểu tiện kém, suyễn, phù ở mặt và nửa người phía trên đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị.
- Ma hoàng còn giúp viêm cầu thận cấp hoặc viêm nhiễm ngoài da. Sử dụng 12 gam liên kiều, 12 gam hạnh nhân, 12 gam tang bạch bì, 8 gam ma hoàng, 20 gam xích tiểu đậu, 4 gam cam thảo, 3 quả đại táo đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị.
- Ma hoàng có thể sử dụng hỗ trợ bệnh viêm gan siêu vi. Sử dụng kết hợp 4 gam sinh khương với 12 gam thạch cao, 12 gam cát căn và 12 gam nhân trần. đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị
- Ma hoàng có thể hỗ trợ cầm mồ hôi. Sử dựng 8 gam mẫu lệ, 6 gam ma hoàng căn, 6 gam cam thảo, 6 gam phù tiểu mạch, 6 gam nhân sâm, 6 gam quế chi, 12 gam đương quy, 12 gam hoàng kỳ, 16 gam bạch truật, đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị
- Ma hoàng hỗ trợ các triệu chứng ho gà, hen phế quản và viêm phế quản cấp tính. sử dụng 12 gam cát cánh, 12 gam tiền hồ, 12 gam thạch cao, 6 gam trần bì, 6 gam ma hoàng, 6 gam hạnh nhân, 6 gam bối mẫu, 4 gam cam thảo đem đi sắc với 300ml lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị
- Ma hoàng có tác dụng trong các bệnh có triệu chứng ho gà kèm đờm. Sử dụng 8 gam bách bộ, 8 gam cam thảo, 8 gam ma hoàng, 8 gam thạch cao, 8 gam hạnh nhân, 4 gam xuyên bối mẫu, đem đi sắc lấy nước uống. Sử dụng thang thuốc hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị.
Phạm Thủy
https://suckhoeviet.org.vn
Tin liên quan
Công dụng của cây xương khỉ: Vị thuốc quý trong y học dân gian
23:49 | 15/10/2024 Y học cổ truyền
Cây rau răm – Vị thuốc quen thuộc ngay trong vườn nhà bạn
21:19 | 01/10/2024 Sức khỏe
Công dụng của quả lựu đối với sức khỏe
21:16 | 01/10/2024 Sức khỏe
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội