Một số bài thuốc chữa bệnh từ hoàng cầm
Hoàng cầm tên khoa học Scutellaria baicalensis Georg; thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Hoàng cầm (Radix Scutellariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm Scutellaria baicalensis Georg.
Trong hoàng cầm có tinh dầu, các dẫn xuất flavon: Scutelarin (hay woogonin) và baicalin. Chất scutelarin có cả trong lá, rễ và thân 8,4-10,3%, chất baicalin chỉ có trong rễ. Ngoài ra, còn có tanin và chất nhựa.
![]() |
Vị thuốc hoàng cầm chữa sốt, cảm mạo |
1. Tác dụng dược lý của hoàng cầm
Theo sách "Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam" của GS.TS. Đỗ Tất Lợi hoàng cầm có các tác dụng dược lý sau:
Tác dụng hạ huyết áp
Tác dụng hạ huyết áp này có thể do ảnh hưởng của hoàng cầm đối với thần kinh thực vật. Căn cứ vào thí nghiệm trên động vật (chó) thì tác dụng hạ huyết áp này một phần do tác dụng trấn tĩnh đối với trung khu thần kinh, một phần do tác dụng trực tiếp đối với huyết quản.
![]() |
Bạch thược cùng với hoàng cầm và các vị thuốc khác chữa sốt cao, miệng đắng, đau bụng. |
Tác dụng kháng sinh: Các nghiên cứu cho thấy, hoàng cầm cókhả năng ức chế một số loại vi khuẩn như: Vi khuẩn bạch hầu Streptococcus hemolytic A. Staphylococcus aureus, tả, phó thương hàn, colibacile, Streptococcus hemolytic B, lao...
Ngoài ra, hoàng cầm cón có tác dụng lợi tiểu ...
2. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ: Hoàng cầm vị đắng tính hàn, vào 5 kinh tâm, phế, can, đởm và đại tràng; có tác dụng tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt. Dùng chữa hàn nhiệt vãng lại, phế nhiệt sinh ho, tả lỵ đau bụng, thấp nhiệt da vàng, đầu nhức, tả lỵ đau bụng, mắt đỏ, đau, động thai.
Liều dùng mỗi ngày 6 đến 15g sắc với nước chia 3 lần uống trong ngày, có thể dùng bột.
![]() |
Hoàng bá cùng với hoàng cầm và các vị thuốc khác trị lỵ trực khuẩn. |
3. Một số bài thuốc chữa bệnh có hoàng cầm
BS. Nguyễn Thành Vương – Khoa Y học cổ truyền Trường đại học Y Hà Nội cho biết, trong đông y hoàng cầm là một vị thuốc mát chữa sốt, cảm mạo, ho cảm, cầm máu, kinh nguyệt quá nhiều. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh có hoàng cầm như sau:
Trị sốt cao, miệng đắng, đau bụng: Hoàng cầm, bạch thược mỗi vị 9g; cam thảo 6g; đại táo 8g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
- Trị viêm ruột cấp tính, lỵ: Hoàng cầm 12g, bạch thược 9g, cam thảo 6g, đại táo 16g. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm , trước bữa ăn.
Trị lỵ trực khuẩn: Hoàng cầm 30g; hoàng bá, uy linh tiên, đan sâm, mỗi vị 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống trước bữa ăn, khi thuốc còn ấm.
Trị chứng đại tiện lỏng nhiều lần, suyễn, ra mồ hôi, mạch sác, do lý nhiệt kiêm biểu tà:Hoàng cầm, hoàng liên, chích thảo, mỗi vị 8g; cát căn 32g. Sắc uống, ngày 1 thang chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Uống trước bữa ăn.
Trị chứng lúc nóng, lúc rét, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, mắt hoa, nhức đầu, buồn nôn, mạch huyền: Hoàng cầm 8g, sài hồ 12g, nhân sâm, bán hạ (chế), mỗi vị 4g; sinh khương, cam thảo mỗi vị 6g; đại táo 16g. Sắc uống, ngày 1 thang chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Uống trước bữa ăn.
Lưu ý: Dù là thảo dược hay các vị thuốc nam, thuốc bắc cũng cần phải có thang có liều và dựa vào từng thể trạng, thể bệnh nhất định. Vì vậy để sử dụng như một phương thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Nguồn: Một số bài thuốc chữa bệnh từ hoàng cầm
Cùng chuyên mục

Trà hoa hòe, cỏ ngọt: Bộ đôi "vàng" ổn định huyết áp tự nhiên
17:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Cây xương cá - Thần dược dân gian trị thoát vị đĩa đệm từ thiên nhiên
16:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe thể chất và tinh thần khi bấm huyệt nhân trung
14:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đau răng hiệu quả
13:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Bấm huyệt chữa cảm phong hàn: Giải pháp từ y học cổ truyền
08:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Cây gừng: "vị thuốc vàng" trị cảm lạnh và bí quyết sử dụng
07:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Cây đinh lăng: "Thần dược" bồi bổ sức khỏe và tăng cường trí nhớ
22:00 | 16/04/2025 Y học cổ truyền

Cây dâm dương hoắc: "Thần dược" tự nhiên cho sinh lý nam giới
21:00 | 16/04/2025 Y học cổ truyền

Cây nhục thung dung: Thảo dược vàng cho sinh lý phái mạnh
20:00 | 16/04/2025 Y học cổ truyền

Cây hành: Gia vị quen thuộc và bài thuốc giải cảm tuyệt vời
19:00 | 16/04/2025 Y học cổ truyền

Cây thì là: Gia vị vàng cho hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn diện
18:00 | 16/04/2025 Y học cổ truyền

Cây rau răm: Gia vị quen thuộc và bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa tuyệt vời
17:00 | 16/04/2025 Y học cổ truyền

Cây ba kích: Thần dược bổ thận, tăng cường sinh lý
16:00 | 16/04/2025 Y học cổ truyền

Bấm huyệt chữa ho, viêm họng: Phương pháp truyền thống từ đông y
15:00 | 16/04/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng của cây bá bệnh trong việc tăng cường sinh lý nam
14:00 | 16/04/2025 Y học cổ truyền

Các huyệt điều trị chứng mất ngủ trong y học cổ truyền
13:00 | 16/04/2025 Y học cổ truyền

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên
25-03-2025 15:14 Hoạt động hội