Năng lượng sạch sẽ đáp ứng nhu cầu điện mới của thế giới trong năm 2023

Công suất tăng thêm của các nguồn năng lượng tái tạo sẽ đáp ứng phần lớn nhu cầu điện mới trong năm 2023 trên toàn cầu. Điều này giúp ngành điện lực, nguồn phát thải carbon lớn nhất thế giới, tiến gần hơn đến các mục tiêu năng lượng bền vững phù hợp với Thỏa thuận khí hậu Paris.
Ghi nhận tài sản hình thành trên mặt biển đối của dự án điện gió
Năng lượng sạch sẽ đáp ứng nhu cầu điện mới của thế giới trong năm 2023 - Tạp chí Kinh tế Sài Gòn
Một trang trại năng lượng mặt trời ở Melksham, Anh./suckhoeviet.org.vn

Trong lịch sử, khi nhu cầu điện ngày càng tăng, các nước sẽ tìm cách đáp ứng bằng cách đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn, chẳng hạn như than và khí tự nhiên. Nhưng kể từ năm 2023, công suất năng lượng tái tạo tăng thêm sẽ đủ cung cấp gần như toàn bộ nhu cầu điện mới, theo nhận định của Ember, một tổ chức phi lợi nhuận vận động bảo vệ môi trường, có trụ sở ở London (Anh).

Báo cáo của Ember trong tuần này cho biết trong năm 2022, công suất bổ sung của năng lượng gió và mặt trời đáp ứng đến 80% nhu cầu điện mới. Các nguồn năng lượng tái tạo khá, bao gồm điện sinh khối và thủy điện, cung cấp 12% nhu cầu điện mới. Nhiên liệu hóa thạch đáp ứng 8% nhu cầu còn lại. Năm nay, Ember dự báo công suất tăng thêm của năng lượng gió và và mặt trời sẽ cung cấp cho ​​88% nhu cầu điện mới trên toàn cầu. Phần nhu cầu điện mới còn lại sẽ được đáp ứng nhờ sự phục hồi công suất của thủy điện và điện hạt nhân sau một loạt sự cố mất dừng hoạt động và hạn hán vào năm ngoái.

Ember cho biết, nhiệt điện than vẫn chiếm 36% sản lượng điện toàn cầu trong năm 2022. Năm ngoái, khí thải nhà kính từ ngành điện toàn cầu đạt mức cao kỷ lục 12,4 tỉ tấn và có thể đã đạt mức đỉnh. Tỷ lệ điện năng toàn cầu được sản xuất nguồn phát thải carbon thấp, gồm gió, mặt trời, sinh khối và hạt nhân, cũng đạt mức cao kỷ lục 39%. Năng lượng gió và mặt trời đã sản xuất 12% tổng điện năng toàn cầu vào năm ngoái, tăng từ 10% vào năm 2021.

Dù vậy, than vẫn là nguồn sản xuất điện đơn lẻ lớn nhất trong năm 2022, đóng góp 36% sản lượng điện toàn. Theo Emeber, năm ngoái, khí thải nhà kính từ ngành điện toàn cầu tăng lên mức cao kỷ lục, 12,4 tỉ tấn và đây có thể là mức đỉnh. Tỷ trọng điện được sản xuất từ các nguồn phát thải carbon thấp, gồm điện gió, mặt trời, sinh khối và hạt nhân cũng đạt mức cao vào năm ngoái, chiếm 39%. Riêng năng lượng gió và mặt trời đóng góp 12% sản lượng điện toàn cầu trong năm ngoái, tăng so với mức 10% trong năm 2021, riêng Trung Quốc sản xuất nhiều nhất, tương đương 4%.

Báo cáo của Ember cho biết lượng khí thải carbon từ ngành điện tăng 1,3% vào năm ngoái nhưng công suất tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng gió và mặt trời đã làm chậm lại mức tăng đó.

Ember thu thập dữ liệu từ 78 nước, đại diện cho 93% nhu cầu điện toàn cầu. Trong số này, có hơn 60 nước đang có ít nhất 10% sản lượng điện đến từ gió và mặt trời.

Bất chấp các cản lực tăng trưởng, lạm phát và lãi suất tăng trong năm qua, công suất năng lượng tái tạo toàn cầu vẫn tiếp tục mở rộng. Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IREA), công suất năng lượng tái tạo toàn cầu được bổ sung gần 295 GW trong năm ngoái, lên 3,4 terawatt (TW).

IEA đã khuyến nghị ngành điện toàn cầu cần phải đạt mục tiêu phát thải zero ròng vào năm 2040 để đạt được tham vọng của Thỏa thuận khí hậu Paris. Theo IEA, ngành điện vẫn chưa đi đúng hướng để đạt được mục tiêu đó, phần lớn là do còn phụ thuộc vào than. Tuy nhiên, dữ liệu mới của Ember cho thấy mục tiêu đó có thể đạt được nếu tốc độ công suất năng lượng mặt trời và gió hiện nay được duy trì.

Malgorzata Wiatros-Motyka, nhà phân tích cấp cao của Ember nói: “Năng lượng gió và mặt trời đã giúp giảm lượng khí thải, một phần là nhờ đầu tư vào các dự án mới. Điện sạch là một phần quan trọng trong mục tiêu phát thải zero ròng của bất kỳ công ty nào. Năng lượng gió và mặt trời là cách nhanh nhất và rẻ nhất để đạt được điều đó”.

Theo nhà cung cấp dữ liệu BloombergNEF, năm ngoái, các doanh nghiệp đã bổ sung nhu cầu năng lượng sạch năm ngoái bằng cách ký hợp đồng dài hạn để mua 36,7 GW năng lượng tái tạo, mức cao kỷ lục hàng năm. Các thỏa thuận như vậy giúp các chủ đầu tư dự án năng lượng mặt trời và gió mới nhanh chóng thu xếp tài chính để triển khai dự án vì họ đã yên tâm với doanh thu trong tương lai.

Các dự đoán khác cho rằng lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu có thể sẽ đạt đỉnh trong thập niên này. IEA cho biết tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2025. Hãng nghiên cứu thị trường năng lượng Rystad Energy cũng đưa ra dự đoán tương tự. Hãng nhận định riêng ​​lượng khí thải carbon từ sản xuất điện và nhiệt trên toàn cầu sẽ đạt đỉnh trong năm nay.

Nguồn: Năng lượng sạch sẽ đáp ứng nhu cầu điện mới của thế giới trong năm 2023

Chánh Tài/thesaigontimes.vn
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (gọi tắt là bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện). Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Phát hiện hai chất cấm trong viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus

Phát hiện hai chất cấm trong viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus

SKV - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tigi Max Plus sau khi phát hiện trong sản phẩm này chứa hai chất cấm gây hại cho sức khỏe là sibutramine và phenolphtalein.
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương sẽ là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông, trực tiếp phụ trách quản lý lĩnh vực báo chí, truyền thông, xuất bản…

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Sáng ngày 24/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero".
Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch

Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch

Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế không khí sạch vì bầu trời xanh 7/9, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế đầu tư vào không khí sạch để cứu sống được nhiều người và chống biến đổi khí hậu.
Kế hoạch quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon

Kế hoạch quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 11/6/2024 ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát.
Quản lý hóa chất không chặt chẽ gây thất thoát lãng phí, cùng nhiều sai phạm khác, chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang bị cách chức

Quản lý hóa chất không chặt chẽ gây thất thoát lãng phí, cùng nhiều sai phạm khác, chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang bị cách chức

SKV - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa ký quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Nguyễn Hữu Hoài Phương, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang do để xảy ra nhiều sai phạm.
Đông Nam Á hướng tới năng lượng mặt trời, Việt Nam ở vị thế tiên phong

Đông Nam Á hướng tới năng lượng mặt trời, Việt Nam ở vị thế tiên phong

Nikkei Asia dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng các thành viên Đông Nam Á nên hợp tác cùng nhau để đưa khu vực trở thành trung tâm sản xuất năng lượng mặt trời.
Quy hoạch ngành về năng lượng, khoáng sản hướng đến kinh tế xanh

Quy hoạch ngành về năng lượng, khoáng sản hướng đến kinh tế xanh

Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng và ngành khai khoáng Việt Nam hiệu quả hơn, bền vững hơn phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Các tin khác

T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh

T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh

Ấp ủ hơn 15 năm trước, phát triển nguồn năng lượng sạch đang dần trở thành ngành kinh doanh mũi nhọn của Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T (Tập đoàn T&T). Tầm nhìn xa trông rộng, nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của thế giới, Tập đoàn T&T đã sớm hoạch định chiến lược phát triển các dự án năng lượng tái tạo, điện khí, cảng và trung tâm khí LNG đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 phù hợp với chiến lược và quy hoạch năng lượng quốc gia.
Băn khoăn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu

Băn khoăn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu

Cả nước, nhất là miền Bắc đang thiếu nguồn điện dự phòng, còn tiềm năng phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu rất lớn.
Bộ Công Thương: Không cấm phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương: Không cấm phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương khẳng định không cấm phát triển điện mái nhà ở khu công nghiệp, bệnh viện, trường học mà chỉ là chưa ưu tiên phát triển ngay.
Gia Lai đề nghị gỡ khó cho các dự án điện

Gia Lai đề nghị gỡ khó cho các dự án điện

Gia Lai đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị hướng dẫn nhà đầu tư dự án điện mặt trời, điện gió trong quá trình đàm phán giá điện để có thể sớm đưa vào vận hành.
Nhật Bản với con đường riêng trung hòa carbon

Nhật Bản với con đường riêng trung hòa carbon

Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gần đây đã cam kết tăng công suất điện gió ngoài khơi lên 150 gigawatt và điện năng lượng mặt trời lên hơn 1 terawatt vào năm 2030. Nhưng một số điều khoản đã bị giảm bớt do những bất đồng giữa Nhật Bản - Chủ tịch G7 năm 2023 và các thành viên khác.
Thiếu điện thúc đẩy cuộc chuyển đổi năng lượng xanh nơi các khu công nghiệp

Thiếu điện thúc đẩy cuộc chuyển đổi năng lượng xanh nơi các khu công nghiệp

Tình trạng thiếu điện, phải cắt điện luân phiên trong tháng 6 vừa qua tại một số tỉnh thành khu vực phía Bắc đã thúc đẩy các nhà máy, khu công nghiệp phải tính đến chuyện chuyển hướng từ sử dụng năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo. Việc chuyển hướng này không chỉ giúp các nhà máy duy trì sản xuất liên tục mà còn góp phần vào nỗ lực của Việt Nam thực hiện cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26 – đưa mức phát thải ròng về không (Net Zero) vào năm 2050.
Phát triển điện mặt trời mái nhà ở trụ sở công

Phát triển điện mặt trời mái nhà ở trụ sở công

Trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ được phép lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Đây là một trong những nội dung tại Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh đã được Quốc hội thông qua.
Tăng cường hợp tác thu hút hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghệ Hydro xanh

Tăng cường hợp tác thu hút hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghệ Hydro xanh

Việt Nam được lựa chọn là một trong những Trung tâm tái tạo năng lượng của thế giới. Để cam kết thực hiện phát thải ròng bằng không vào năm 2050 (Net zezo), Việt Nam cần tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị lớn của khu vực và thế giới về năng lượng tái tạo để tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và hợp tác hiệu quả với các tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch, bền vững.
Trường Sa: Phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo

Trường Sa: Phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo

Những năm qua, quân và dân Trường Sa đã phát triển hệ thống năng lượng tái tạo, cung cấp nguồn năng lượng sạch phục vụ công tác sẵn sàng chiến đấu, sản xuất và sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường trong lành nơi đảo xa.
Kêu gọi tăng đầu tư vào năng lượng xanh ở châu Phi

Kêu gọi tăng đầu tư vào năng lượng xanh ở châu Phi

Châu Phi không chỉ được đánh giá đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng năng lượng xanh mà còn có tiềm năng rất lớn về phát triển năng lượng tái tạo. Chủ tịch được chỉ định của Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) Sultan Ahmed Al Jaber (X.Gia-bơ) kêu gọi tăng cường đầu tư để giúp các quốc gia châu Phi chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Xem thêm
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Phiên bản di động