Ngũ vị tử: Vị thuốc quý giúp tăng cường trí nhớ, điều trị hen suyễn
![]() |
![]() |
Ngũ vị tử
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Ngũ vị tử
Tên khác: Sơn hoa tiêu; ngũ mai tử; huyền cập; Ngũ vị tử bắc
Tên khoa học: Schisandra chinensis (Turcz) Baill. thuộc họ Schisandraceae (Ngũ vị tử). Cây ưa sống ở vùng có khí hậu ẩm mát núi cao từ 1300 đến 1600m.
Trong tự nhiên ghi nhận có ba loại ngũ vị tử: Bắc ngũ vị – Schisandra Chinensis Baill, Nam ngũ vị – Kadsura Japonica L. (quả của cây nắm cơm), Mộc lan – Magnoliaceae. Loại được dùng làm thuốc chủ yếu là bắc ngũ vị tử.
Đặc điểm tự nhiên
Bắc ngũ vị tử thuộc loại dây leo to sống nhiều năm, có thể dài tới 7 - 8 m, vỏ của thân và cành màu xám nâu, cành nhỏ hơi có cạnh. Lá mọc kiểu so le, phiến lá hình trứng, bề dài lá khoảng 5 - 11 cm, bề rộng 3 – 7 cm, mép lá hình răng cưa nhỏ, mặt trên có màu sẫm hơn, có lông ngắn trên những gân lá non ở mặt dưới. Hoa đơn tính, khác gốc: Cánh hoa 6 - 9, màu vàng trắng nhạt, nhị 5. Quả hình cầu, mọng nước, có màu đỏ sẫm khi chín, đường kính 0.5 - 0.7 cm, 1 quả chứa 1 - 2 nhân hạt hình thận, màu vàng nâu bóng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây ngũ vị tử chỉ mọc ở một số nước có khí hậu lạnh như: Nga, Mông Cổ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..., là cây thuốc có vùng phân bố hạn chế tại Việt Nam nên đa phần dược liệu ngũ vị tử được nhập từ Trung Quốc.
Vào tháng 9 tháng 10 hàng năm, người ta hái quả ngũ vị tử chín về rồi nhặt bỏ cuống, phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc. Bảo quản dược liệu bằng cách tránh để gần nguồn nước, tránh ẩm mốc, côn trùng, sâu mọt để kéo dài thời gian sử dụng.
Theo cách dùng trong dân gian thì trộn ngũ vị tử cùng với rượu theo tỉ lệ (5:1) sau đó đun cách thủy trong 4 giờ đến khi cạn hết rượu, quả ngũ vị tử chuyển sang màu đen thì đem phơi hay sấy khô là được.
Bộ phận được dùng và thành phần hóa học
Quả là bộ phận của cây ngũ vị tử được sử dụng để làm thảo dược. Quả sau khi thu hoạch về rửa sạch và được phơi hoặc sấy khô để làm dược liệu. Ngũ vị tử khô nên được bảo quản trong túi nilon kín hoặc chai, lọ có nắp và để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Ngũ vị tử dược liệu là vị thuốc chứa nhiều tinh dầu, acid hữu cơ. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có hàm lượng vitamin C, đường, chất béo cao. Lignan là thành phần quan trọng của ngũ vị tử, tham gia chủ yếu vào công dụng của ngũ vị tử dược liệu trong chữa bệnh.
![]() |
Ngũ vị tử là loại thuốc y học cổ truyền có 5 vị: ngọt, mặn, đắng, cay và chua. |
Công dụng ngũ vị tử
Ở nước ta ngũ vị tử chỉ mới được dùng trong phạm vi một thuốc đông y, tại một số nước khác như Triều Tiên, Liên Xô cũ ngũ vị tử đã được sử dụng như thuốc tây y.
Theo y học cổ truyền
Trong đông y, ngũ vị tử là một phương thuốc dùng trị ho, thở hổn hển, ho khan, còn dùng làm thuốc cường dương, trị liệt dương và mệt mỏi, lười hoạt động. Vì tính chất ngũ vị tử theo đông y có vị chua, mặn, tính ôn, không độc, đi vào hai kinh phế và thận, nên có tác dụng liêm phế, cố thận, cố tinh, chỉ mồ hôi, dùng làm vị thuốc trừ đờm, tu bổ, cường âm, ích khí, bổ ngũ tạng, thêm tinh trừ nhiệt.
Theo y học hiện đại
Theo tây y, ngũ vị tử được dùng bào chế thành thuốc kích thích hệ thống thần kinh trung ương, dùng khi hoạt động trí óc lao lực, khi hoạt động chân tay quá độ, có dấu hiệu mệt mỏi về tinh thần, thể lực, uể oải, buồn ngủ.
Bảo vệ gan: Đặc điểm nổi bật của ngũ vị tử có tác dụng bảo vệ lá gan của bạn. Đối với bệnh nhân viêm gan virus mạn tính, hoạt chất lignan chứa trong quả có tác dụng kháng khuẩn, phục hồi chức năng gan, làm giảm nồng độ ALT huyết thanh nhanh và kích thích cytochrom P450 thúc đẩy chức năng giải độc của cơ thể. Ngoài ra, ngũ vị tử còn làm tăng hoạt động các tiểu thể gan để giải độc và tổng hợp protein trong gan. Đặc biệt có hiệu quả trong bệnh viêm gan mạn tính có nồng độ transaminase trong huyết thanh cao, tổn thương gan, mệt nhọc, đổ mồ hôi trộm, mất ngủ.
Huyết áp: Ngũ vị tử có tác dụng điều chỉnh huyết áp về mức ổn định. Trong trường hợp huyết áp cao có thể điều chỉnh thấp xuống, nhưng khi cơ thể giảm tuần hoàn lại có khả năng điều chỉnh huyết áp.
Hô hấp: Ngũ vị tử giúp điều chỉnh hệ hô hấp, long đờm, giảm ho.
Hệ thần kinh: ngũ vị tử có tác dụng an thần, giảm đau, điều trị chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, kích thích trí não thực hiện phản xạ có điều kiện.
Hệ miễn dịch: Ngũ vị tử có chức năng củng cố hệ miễn dịch, chống lại hoạt động của một số vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, kiết lị, phẩy khuẩn tả, tụ cầu vàng, phó thương hàn, cầu khuẩn viêm phổi và trực khuẩn mủ xanh, kháng virus và ức chế sự tạo thành của các tế bào ung thư.
Ngũ vị tử dược liệu còn có tác dụng làm hạ đường máu, giảm clorid máu và độ kiềm dự trữ. Trong mô, ngũ vị tử làm tăng ít lượng glycogen và làm giảm acid lactic. Trong gan nó lại có tác dụng làm giảm lượng glycogen và làm tăng acid lactic.
Một tác dụng khác của ngũ vị tử dược liệu không thể không kể đến là tác dụng lên tử cung. Ngũ vị tử làm tăng co bóp nhịp nhàng cơ tử cung và dường như không làm ảnh hưởng đến trương lực cơ tử cung và huyết áp.
Liều dùng & cách dùng
Phối hợp với các dược liệu khác tùy theo chứng bệnh. Mỗi ngày dùng 5 – 15 g quả và hạt dưới dạng thuốc hãm bằng nước nóng, thuốc sắc, bột hoặc rượu thuốc, thuốc viên theo khuyến nghị của chuyên gia y tế.
![]() |
có công dụng tu bổ ngũ tạng, kích thích hệ thống thần kinh trung ương nên có khả năng tăng cường trí nhớ |
Bài thuốc từ ngũ vị tử
Ngũ vị tử kết hợp với các dược liệu khác tạo ra nhiều bài thuốc chữa trị các bệnh lý ở các cơ quan khác nhau.
Chữa suy nhược thần kinh: Phối hợp ngũ vị tử 30g, nhân sâm 10 – 20 g, câu kỷ tử 30 g, ngâm với 500 ml rượu trong vòng một tuần. Mỗi ngày dùng khoảng 15 – 20 ml, uống trước khi đi ngủ.
Điều trị hỗ trợ tai biến mạch máu não (kết hợp với phác đồ điều trị và cấp cứu của tây y): Phối hợp ngũ vị tử 8 g; nhân sâm, phụ tử chế, mỗi loại 8 g; mạch môn, long cốt, mẫu lệ, mỗi loại 12 g. Sắc uống đều đặn mỗi ngày một thang thuốc.
Chữa suy nhược cơ thể do thiếu máu, mất máu: ngũ vị tử 6 g; huyền sâm, địa hoàng, mỗi loại 12 g; đan sâm, phục linh, viễn chí, đương quy, bá tử nhân, toan táo nhân, mỗi loại 8 g; đảng sâm 16 g; cát cánh 6 g; thiên môn ,mạch môn, mỗi vị 10 g. Mỗi ngày sắc một thang uống.
Chữa chóng mặt, ù tai, hay quên mất ngủ: ngũ vị tử 8 g; toan táo nhân, hoài sơn, long nhãn, mỗi loại 12 g; đương quy 8 g. Sắc uống mỗi ngày một thang thuốc.
Chữa chứng ra mồ hôi trộm: Phối hợp ngũ vị tử 63 g, bán hạ khúc 125 g, bạch truật 63 g, nhân sâm 63 g, đại táo 30 quả, mẫu lệ 63 g, bá tử nhân 125 g, ma hoàng căn 63 g. Đại táo tách bỏ hạt và nấu nhừ. Các vị còn lại nghiền thành bột mịn, đem trộn và nhào với thịt đại táo, vo thành viên. Mỗi viên đường kính khoảng 1 centimet, ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 20 – 30 viên.
Chữa hen suyễn nặng: Dùng ngũ vị tử 30 – 50 g, địa long 9 – 12 g, ngư tinh thảo 30 – 80 g đem tất cả ngâm trong nước khoảng 4 giờ. Sau đó sắc thuốc nhỏ lửa, sắc 2 lần cho đến khi còn 250 ml, chia làm 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Chữa phế thận âm hư do cảm hàn: Phối hợp ngũ vị tử 5g; đảng sâm, mạch đông và tang phiêu tiêu, mỗi thứ 30 g. Tất cả đem đi sắc nước uống.
Chữa ho do cảm hàn: Dùng bán hạ 8 g, bạch thược 12 g, ma hoàng 8 g, chích thảo 6 g, can khương 8 g, quế chi 6 g, tế tân 4 g, với ngũ vị tử 4 g, đem sắc uống. Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
Chữa ho mạn tính: Dùng ngũ vị tử 80 g ,túc xác tẩm với đường sao vàng 20 g. Sau đó tán 2 loại thành bột rồi nhào trộn với mạch nha làm viên to bằng quả táo tàu. Mỗi khi họ ngậm một viên sẽ giảm ho.
Chữa ho có đờm gây khó thở: Dùng ngũ vị tử và bạch phàn đồng lượng. Sau đó đem tán 2 loại thành bột mịn. Mỗi lần dùng 12 g, nướng chín dùng phổi lợn chấm bọt thuốc, không uống nước lạnh, uống nước ấm.
Chữa viêm gan mạn tính: Dùng ngũ vị tử. linh chi, sài hồ và đơn sâm luyện mật làm thành viên. Mỗi lần dùng 1 viên uống cùng nước sôi để nguội. Dùng 30 phút sau khi ăn và duy trì trong khoảng một tháng.
Chữa tỳ thận hư hàn gây tiêu chảy: Dùng ngũ vị tử 6 – 8 g, ngô thù du 4 g, nhục đấu khấu 8 g, bổ cốt chỉ 16 g. Đem các vị nghiền thành bột mịn rồi trộn với nước gừng tươi và đại táo. Dùng trước khi đi ngủ, mỗi lần dùng 6 – 12 g uống với nước muối ấm.
Chữa hoạt tinh và thận hư: Dùng ngũ vị tử 6 g, mạch đông 12 g cùng đảng sâm 12 g, đem sắc uống ngày 1 thang cho tới khi hết bệnh.
Chữa liệt dương và thận hư: Dùng 600 g ngũ vị tử nghiền thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 4 g. Khi sử dụng bài thuốc này, phải kiêng thịt lợn, cá, tỏi, và giấm.
Chữa cảm nặng, mệt mỏi khát nước: Dùng mạch môn 10 g, ngũ vị tử 5 g, nhân sâm 10 g, đem sắc uống.
Chữa di, mộng tinh ở nam giới: Dùng 100 g ngũ vị tử 250 g nhân hồ đào. Đem ngâm ngũ vị tử trong nước khoảng nửa ngày cho mềm, sau đó bỏ hạt và sao vàng cùng với hồ đào. Để nguội bớt và đem nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng 9 g bột uống cùng với nước cơm.
Chữa bế kinh: Ngũ vị tử 40 g; bạch thược 120 g; cam thảo, a giao, hoàng kỳ, bán hạ chế, dương quy, phục linh, sa sâm, thục địa, mỗi loại 40 g. Tán nhỏ, ngày uống 12 – 20 g.
![]() |
Ngũ vị tử mang lại rất nhiều hiệu quả cho sức khỏe thông qua nhiều bài thuốc khác nhau. |
Lưu ý khi dùng ngũ vị tử
Ngũ vị tử dược liệu là bài thuốc tốt, có nhiều công dụng và an toàn. Tuy nhiên, khi dùng vị thuốc này cũng cần chú ý một vài điều để tránh những tác dụng không mong muốn mà thuốc đem lại.
Phụ nữ đang mang thai không được sử dụng vì ngũ vị tử làm tăng co bóp tử cung có thể dẫn đến sảy thai.
Theo y học cổ truyền, người đang mắc phải tình trạng bên ngoài biểu tà bên trong thực nhiệt, viêm phế quản mới phát gây ho và sốt hoặc người nhiệt thịnh mới phát ban và ho không nên sử dụng.
Bệnh nhân động kinh: Dược liệu này kích thích thần kinh trung ương và có thể làm bùng phát các cơn động kinh.
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản nếu sử dụng bài thuốc này có thể làm tăng tiết acid dạ dày và làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người đang sử dụng các loại thuốc: Tacrolimus, thuốc chuyển hóa qua trung gian Cytochrom P450 2C9, Cytochrom P450 3A4, Wafarin.
Bệnh nhân mới mắc viêm phế quản nếu sử dụng ngũ vị tử có thể gây sốt và ho.
Nếu bệnh nhân đang trong thời gian điều trị bằng các phương thức chữa bệnh khác bằng Đông y hoặc Tây y thì không nên sử dụng thêm ngũ vị tử để tránh các phản ứng tương tác thuốc có thể xảy ra.
Có thể gặp phải một số tác dụng phụ không quá phổ biến khi sử dụng vị thuốc này như dị ứng, phát ban, mẩn ngứa, ợ hơi, ợ chua,... ở một số người dễ mẫn cảm.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, khi dùng ngũ vị tử dùng liều cao từ 10 – 15g/kg sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc do quá liều. Do đó trong quá trình sử dụng cần tuân theo đúng liều lượng mà bác sĩ đưa ra.
Hiện nay trên thị trường, vị thuốc ngũ vị tử đang được ưa chuộng và nhiều người tin dùng. Bên cạnh đó cũng có nhiều đối tượng làm giả sản phẩm để lợi dụng lòng tin người tiêu dùng, do đó bạn nên đến các nhà thuốc y học cổ truyền uy tín hoặc bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn và lựa chọn đúng sản phẩm./.
Cùng chuyên mục

Dưa hấu: Thần dược giải nhiệt mùa hè và công dụng làm mát cơ thể
19:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Quả kiwi: Siêu thực phẩm vàng cho sức khỏe và cách chế biến đa dạng
17:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Quả mâm xôi: Siêu trái cây với lợi ích sức khỏe vượt trội
13:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Cải xoăn: Siêu thực phẩm vàng cho sức khỏe toàn diện
11:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Rau spinach: Bí quyết chế biến và lợi ích vàng cho sức khỏe
09:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Cà chua: Thần dược tăng cường sức đề kháng không thể bỏ qua
07:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Mùi tàu (húng lủi): Tác dụng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe
21:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Cỏ xạ hương: Cách làm trà thơm ngon và lợi ích sức khỏe
19:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Húng quế: Lợi ích cho sức khỏe và cách dùng hiệu quả
17:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Khám phá huyệt nghinh hương: Phương pháp trị nghẹt mũi hiệu quả không ngờ
15:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả vải
13:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả đào
11:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc, món ăn từ đậu đỏ
09:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Cây nho: “Trợ thủ đắc lực” cho hành trình kiểm soát huyết áp cao
07:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Cây lộc vừng: “Thần dược xanh” cho lá gan khỏe mạnh
21:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Cây tầm gửi: “Vũ khí xanh” kiểm soát huyết áp cao toàn diện
19:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
2 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
6 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều