Nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ dưới góc nhìn Y học cổ truyền
Cuộc sống hôn nhân sẽ càng trọn vẹn khi có thêm thiên thần nhỏ chào đời. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Vô sinh
Vô sinh là thuật ngữ diễn tả tình trạng không thể thụ thai ở các đôi vợ chồng mặc dù quan hệ tình dục đều đặn mà không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào từ 6 tháng đến hơn 1 năm. Đây chính là tình trạng mất khả năng sinh sản ở các đôi vợ chồng muốn có con. Ngoài ra, vô sinh cũng là thuật ngữ để chỉ nữ giới có thể thụ thai nhưng không có khả năng mang thai cho đến khi sinh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng vô sinh, có thể là do người chồng hoặc người vợ hoặc cả hai. Tình trạng này cũng có khả năng xảy ra ở các đôi vợ chồng sử dụng nhiều phương pháp ngăn chặn mang thai.
Trước đây, vô sinh được xem là bệnh nan y, không có khả năng điều trị. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và khoa học, vô sinh không còn là căn bệnh khó chữa trị. Vì thế, để tăng khả năng đậu thai, các đôi vợ chồng nên đi thăm khám hiếm muộn và điều trị càng sớm càng tốt.
Vô sinh nữ
Vô sinh nữ là là tình trạng người phụ nữ không có thai tự nhiên được sau 1 năm quan hệ vợ chồng thường xuyên mà không dùng các biện pháp tránh thai nào. Một điều cần lưu ý là khả năng sinh sản của người phụ nữ giảm dần theo thời gian, đặc biệt là sau 35 tuổi.
Nhiều nghiên cứu lớn đã xác nhận rằng khoảng 85% phụ nữ sẽ thụ thai trong vòng 12 tháng. Dựa trên những phát hiện của nghiên cứu này, khả năng sinh sản là 25% trong ba tháng đầu khi giao hợp không được sử dụng phương pháp an toàn và sau đó tỷ lệ này giảm xuống còn 15% trong chín tháng còn lại.
Vì vậy, Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) khuyến nghị, nên bắt đầu việc thăm khám và hai vợ chồng có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai trong vòng 12 tháng hoặc trong vòng 6 tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi.
Nguyên nhân vô sinh nữ
Theo y học hiện đại
Bệnh vô sinh nữ có thể được chia làm 2 nhóm, bao gồm vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát, trong đó:
Vô sinh nguyên phát là những trường hợp phụ nữ có giao hợp với chồng không sử dụng biện pháp an toàn trong vòng 12 tháng (hoặc trong vòng 6 tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi), nhưng chưa mang thai lần nào.
Vô sinh thứ phát là trường hợp phụ nữ đã từng có 1 lần mang thai, tuy nhiên sau đó 2 vợ chồng có giao hợp không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng không thể mang thai trở lại trong thời gian 1 năm.
Vô sinh, hiếm muộn là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ chị em phụ nữ nào, đối tượng thường gặp là những bạn gái có tiền sử rối loạn nội tiết tố, những trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa nhiều lần, trường hợp đã từng nạo phá thai hoặc lạm dụng thuốc tránh thai… Trong một nghiên cứu, các yếu tố phổ biến nhất dẫn đến tình trạng vô sinh nữ bao gồm:
Rối loạn phóng noãn chiếm 25%: Rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các trường hợp vô sinh. Các vấn đề ở buồng trứng có thể dẫn đến rối loạn rụng trứng, hoặc vấn đề này có thể liên quan đến việc điều hòa các hormone sinh sản ở vùng dưới đồi hoặc trục tuyến yên.
Lạc nội mạc tử cung chiếm 15%: Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô tương tự như lớp niêm mạc tử cung phát triển ngay trong tử cung hoặc ở những nơi khác, có thể là khoang bụng, buồng trứng. Khối u này có thể gây sưng và chảy máu, bên cạnh đó sự phát triển của mô lạc nội mạc có thể làm tắc ống dẫn trứng, ngăn cản quá trình thụ tinh, bên cạnh đó các mô sẹo có thể gây kết dính các cơ quan làm người bệnh có cảm giác đau đớn và khó thụ thai.
Viêm vùng chậu chiếm 12%: Viêm vùng chậu, nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng có thể do nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, nhiễm chlamydia… các bệnh này có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, khiến việc thụ tinh gặp khó khăn.
Tắc nghẽn ống dẫn trứng chiếm 11%: Ống dẫn trứng bị tắc nghẽn khiến tinh trùng và trứng không thể gặp nhau hoặc chặn đường đi của trứng sau khi đã được thụ tinh vào tử cung, tăng tình trạng thai ngoài tử cung.
Các bất thường khác về ống dẫn trứng, tử cung chiếm 11%: Một số vấn đề do bất thường từ ống dẫn trứng hoặc từ tử cung có thể là nguyên nhân cản trở quá trình làm tổ của trứng hoặc làm gia tăng nguy cơ sảy thai hay chửa ngoài tử cung như có polyp tử cung, u xơ tử cung, tắc ống dẫn trứng, tử cung dị dạng, chít hẹp hay dính cổ tử cung… đều có thể là những nguyên nhân dẫn đến vô sinh.
Tăng prolactin máu chiếm 7%: Tuyến yên có thể sản xuất dư thừa prolactin (tăng prolactin máu), làm giảm sản xuất estrogen và có thể gây vô sinh.
Vô sinh do yếu tố nữ chiếm 40% tổng số trường hợp vô sinh nói chung. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Theo Y học cổ truyền
“Nữ khoa chính tông” một tác phẩm phụ khoa Y học cổ truyền nổi tiếng có nói “nam tinh vượng nữ kinh điều, hữu tử chi đạo dã” ý nói rằng, điều kiện cơ bản và cần thiết nhất để có thai đó là người chồng tinh khí vượng, người vợ kinh nguyệt điều hoà, để đạt được điều này thì cả 2 vợ chồng cần có thận khí thịnh, khí huyết trong xung nhâm 2 mạch đủ đầy.
Tổng kết theo Y học cổ truyền các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vô sinh nữ gồm có: thận khí hư, can khí uất, đờm thấp trở trệ, huyết ứ mạch lạc. Cụ thể:
Thận khí hư
Có thể do thể trạng cơ thể suy yếu từ nhỏ, do quan hệ tình dục không điều độ, do bệnh nặng bệnh lâu ngày làm tổn thương thận khí, dẫn đến vô sinh. Chia ra thận dương hư hoặc thận âm hư hoặc thận âm dương cùng hư.
Can khí uất
Do công việc, áp lực, cuộc sống không thuận lợi gây ức chế uất ức nín nhịn lâu ngày, hoặc do tính cách nhạy cảm dễ cáu giận dễ u sầu phiền muộn hoặc do lâu ngày không có con dẫn đến lo lắng bất an, điều trị nhiều mà không đem lại hiệu quả dẫn đến buồn rầu phiền muộn,... làm cho can khí không thông, khí huyết bất hoà mà dẫn đến vô sinh.
Trương Cảnh Nhạc trong tác phẩm Y học cổ truyền nổi tiếng “Cảnh Nhạc toàn thư” có ghi sản dục do khí huyết, khí huyết do tình chí, tình chí không thông thoát thì xung nhâm khí huyết không đủ đầy, xung nhâm khí huyết không đủ đầy thì không thể có thai.
Đờm thấp trở trệ
Thể trạng béo, thích ăn uống nhiều đồ ngọt, nhiều dầu mỡ hoặc tỳ thận yếu, chức năng vận hoá kém làm tân dịch vận chuyển hạn chế, thấp khí ứ trệ thành đờm, đờm thấp trở trệ khí cơ, xung nhâm khí huyết trở trệ mà không thể mang thai.
Huyết ứ lạc mạch
Kỳ kinh đến hoặc sau khi sinh đẻ huyết không ra sạch sẽ gây ứ đọng lại cung bào; hoặc do cảm nhiễm hàn lạnh, ăn uống đồ lạnh gây ra hàn ngưng huyết ứ; hoặc do công việc ngồi nhiều ít vận động; hoặc do quan hệ không điều độ,... gây khí trệ huyết ứ, tinh huyết ứ trở bào cung, không thể thụ tinh dẫn đến vô sinh.
Y học cổ truyền điều trị vô sinh nữ đem lại hiệu quả cao. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Điều trị vô sinh nữ theo Y học cổ truyền
Vô sinh nữ nguyên nhân phức tạp, bởi vậy chữa vô sinh nữ bằng Y học cổ truyền cần kết hợp biện chứng và biện bệnh điều trị. Căn cứ đặc điểm kinh nguyệt, khí hư, kết hợp triệu chứng toàn thân tổng hợp phân tích để xác định chính xác nguyên nhân cơ chế gây bệnh, vị trí của bệnh, từ đó thiết lập phương pháp và phương dược điều trị. Quá trình điều trị luôn cần quan tâm tránh bị ảnh hưởng tâm lý.
Thể thận dương hư
Thận dương hư làm cho mệnh môn hoả suy yếu, chức năng ôn ấm không được đảm bảo;
Thận dương hư làm hàn khí nội sinh, không thể sinh huyết hành huyết; ôn ấm không đủ, khí huyết nuôi dưỡng không đủ dẫn đến xung nhâm huyết hải trống rỗng, sẽ gây ra kinh nguyệt chậm, kỳ kinh kéo dài, hoặc mất kinh;
Thận dương hư sẽ kèm theo các triệu chứng toàn thân như đau lưng mỏi gối lạnh gối, lãnh cảm, tiểu tiện nhiều, lưỡi nhạt bệu, mạch trầm tế hoặc trầm trì vô lực,...
Điều trị cần sử dụng các bài thuốc có tác dụng ôn dương bổ thận, dưỡng huyết sinh tinh. Thuốc dùng thận khí hoàn, hữu quy hoàn gia giảm thêm các vị ôn dương bổ thận như thỏ ty tử, đỗ trọng, bổ cốt chỉ, nhung hươu, tiên mao, tiên linh bì,...
Thể thận âm hư
Thâm âm bất túc, âm hư hỏa vượng, âm hư huyết thiếu niên kinh nguyệt đến sớm, kinh nguyệt lượng ít, đau lưng mỏi gối, hoa mắt chóng mặt, tâm phiền mất ngủ, miệng khô khát nước,...
Điều trị cần bổ thận dưỡng âm dưỡng huyết sinh tinh. Thuốc dùng lục vị, tri bá lục vị, tứ vật thang gia giảm tử hà xa, a giao, toan táo nhân, hà thủ ô,...
Thể can khí uất kết
Can khí uất kết gây khí huyết bất hòa, xung nhâm bất điều, gây ra kinh nguyệt rối loạn lúc đến sớm khi đến muộn, kinh lượng ít, kinh đến đau tức ngực, đau bụng kinh tình chí rối loạn, ức chế bực bội phiền muộn cáu giận...
Điều trị cần sơ can giải uất, kiện tỳ dưỡng huyết. Thuốc dùng sài hồ sơ can tán, khai uất chủng ngọc thang gia giảm. Các vị thuốc thường dùng như sài hồ, quế chi, hương phụ, uất kim, đương quy, bạch thược, đan bì, thanh bì,...
Thể đờm thấp trở trệ
Sinh ra đờm thấp là ở tỳ, tiêu được đờm thấp cũng do tỳ, tỳ thận suy nhược, tụ thấp thành đờm, đờm thấp trở trệ bào cung mà cản trở việc thụ thai, biểu hiện chậm kinh kỳ kinh kéo dài hoặc tắc kinh, khí hư nhiều, đặc; kèm theo các biểu hiện toàn thân của đờm thấp như tức ngực buồn nôn, nặng đầu chóng mặt, chân tay nặng nề,...
Điều trị cần trừ thấp hóa đờm, lý khí điều kinh, kiện tỳ bổ thận. Thuốc dùng thương truật, trần bì, chỉ xác, hương phụ,... lý khí hoá đờm; hoàng kỳ, đảng sâm, bạch truật, thỏ ty tử, ba kích kiện tỳ bổ thận,...
Thể huyết ứ lạc mạch
Huyết ứ tắc nghẽn trở trệ bào cung gây ra chậm kinh tắc kinh, kinh đến sắc nâu sẫm hoặc đen, vón cục, đau bụng, vị trí đau cố định, hoặc gây ra xuất huyết ngoài chu kỳ kinh, hoặc kinh đến không sạch rong kinh kéo dài...
Điều trị cần hoạt huyết hóa ứ, điều kinh chỉ thống. Thuốc dùng đào nhân, hồng hoa, đương quy, xuyên khung, nga truật, bồ hoàng,... tuỳ chứng gia giảm.
Y học cổ truyền điều trị vô sinh nữ đem lại hiệu quả cao, chú trọng biện chứng biện bệnh kết hợp luận trị, điều trị từ gốc, giải quyết mâu thuẫn cơ bản từ đó đem lại hiệu quả cao, an toàn, chi phí thấp, không những không tổn hại sức khoẻ người phụ nữ mà còn giúp họ cơ thể khoẻ mạnh hơn, cân bằng hơn.
Tin liên quan
Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2
22:03 | 21/11/2024 Tin tức
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
10:00 | 12/11/2024 Hoạt động hội
Ban hành tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
15:30 | 14/11/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội