Những bài thuốc Y học cổ truyền giúp trị viêm da cơ địa hiệu nghiệm
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa tên tiếng khoa học là Atopic dermatitis, đây là một căn bệnh về da liễu có liên quan đến yếu tố cơ địa với các biểu hiện đặc trưng như tình trạng da khô đỏ, ngứa, có nốt tổn thương ở dạng chàm. Bệnh có tính chất mãn tính, tái phát định kỳ vào một khoảng thời gian nhất định trong năm và thời gian bùng phát của bệnh có thể kéo dài đến hàng tháng. Phổ biến hơn cả là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.
Bệnh viêm da cơ địa là một dạng bệnh đặc biệt của bệnh chàm, thuật ngữ bệnh chàm dùng để chỉ nhiều loại viêm da có đặc điểm khá giống nhau như:
- Bệnh chàm ở tay: Chỉ xuất hiện tổn thương ở tay, do tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất gây kích ứng.
- Viêm da tiếp xúc (do dị ứng hoặc kích ứng): Là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc với một số hóa chất.
- Bệnh tổ đỉa: Bệnh chàm với nhiều mụn nước, chỉ phát triển ở ngón tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân, ngứa nhiều.
- Viêm da thần kinh: Đặc trưng bởi các mảng da dày lên do bị cọ xát hoặc gãi nhiều lần.
- Viêm da ứ nước: Một loại kích ứng da ở người có hệ tuần hoàn kém, chủ yếu ở vùng cẳng chân.
- Nứt nẻ da chân, da tay: Là một dạng bệnh mạn tính của bệnh chàm, da phản ứng bằng cách tăng sừng quá mức gây những đường nứt da, chảy máu và đau nhiều.
Tại Viêt Nam, viêm da cơ địa chiếm khoảng 5% dân số. Bệnh viêm da cơ địa thường gặp ở những tháng đầu đời của trẻ và bệnh nặng nếu trẻ có gien di truyền đồng hợp tử, sau đó bệnh giảm dần khi trẻ lên 2-3 tuổi. Nhiều thống kê cho thấy, 60% bệnh nhân viêm da cơ địa khi sinh con, con cũng bị bệnh này.
Nếu cả ba lẫn mẹ đều bị viêm da cơ địa thì trẻ sinh ra có đến 80% nguy cơ bị bệnh. Ở một số trường hợp bệnh viêm da cơ địa đi kèm với hen suyễn, viêm mũi dị ứng và dị ứng thực phẩm tạo thành một phức hợp bệnh cơ địa dị ứng (thường gặp ở trẻ mang gien di truyền từ bố và mẹ).
Bệnh viêm da cơ địa thường thấy ở trẻ dưới 2 tuổi. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng, miễn dịch có tính gia đình. Nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa cho đến nay vẫn chưa thật rõ ràng. Một số giả thiết cho rằng do da quá khô và dễ bị kích thích, đồng thời, những rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh cũng có thể gây nổi mẩn ngứa trên da. Theo đó, tình trạng này có thể khởi phát sớm từ tuổi sơ sinh cũng như sẽ gặp nhiều trong gia đình có các thành viên có bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng...
Một số yếu tố khác được cho là làm tình trạng viêm da dễ khởi phát hơn hay làm những triệu chứng nặng nề hơn như tắm nước nóng hoặc tắm quá lâu, thay đổi xà phòng, thay đổi nhiệt độ, bài tiết mồ hôi, môi trường có độ ẩm thấp, mặc quần áo lông cừu hoặc vải nhân tạo, len dạ, , tiếp xúc bụi bặm, lông động vật, khói thuốc lá hay ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng như trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì...
Nói chung, để tìm kiếm nguyên nhân đôi khi cần phải thực hiện các xét nghiệm rất chuyên sâu nhưng cũng không phải lúc nào cũng xác định được. Do đó, người bệnh thường được khuyến cáo nên tránh các yếu tố dễ gây kích thích như đã liệt kê, nhằm hạn chế khả năng khởi phát bệnh.
Điều trị viêm da cơ địa như thế nào?
Điều trị viêm da cơ địa bằng Tây y
Bệnh viêm da cơ địa là một dạng tổn thương da mãn tính có liên quan đến cơ địa dị ứng và yếu tố di truyền. Bệnh thường khởi phát từ khi còn nhỏ tuổi, bệnh rất dai dẳng và khó điều trị hoàn toàn. Theo tây y, bệnh lý viêm da cơ địa có xu hướng khởi phát mạnh khi có tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như chất tẩy rửa, xà phòng, côn trùng, kim loại,...
Mục đích điều trị viêm da cơ địa bằng Tây y là để giảm viêm, giảm ngứa và ngăn chặn các cơn bùng phát trong tương lai, tránh biến chứng. Theo đó, các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị viêm da cơ địa bằng Tây y chi tiết như sau:
Kem chống ngứa: Dùng bôi vào vùng da có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị ngứa quá nặng và ảnh hưởng đến sinh hoạt, đôi khi phải cần đến thuốc kháng histamine đường uống. Với các thuốc chống dị ứng gây buồn ngủ, bác sĩ thường kê cho uống buổi tối.
Kem dưỡng ẩm: Phối hợp với kem chống ngứa làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu. Ngoài những cơn cấp, cần thường xuyên dưỡng ẩm da, mềm da khi thời tiết lạnh và khô, tránh để da nứt nẻ sẽ làm dễ gây ngứa.
Kem kháng viêm: Hạn chế phản ứng viêm tại chỗ quá mức khiến triệu chứng thuyên giảm hơn, da bớt mẩn đỏ, sưng, ngứa. Tuy nhiên, nên hạn chế bôi kem kháng viêm khi đã bớt ngứa và tăng cường các liệu pháp tự chăm sóc khác như làm ẩm da, mềm da cũng giúp kiểm soát viêm da cơ địa mức độ nhẹ thay vì dùng thuốc. Vì nếu dùng kéo dài kèm kháng viêm sẽ gây tác dụng phụ như làm đổi màu da, mỏng da, mọc lông và dễ làm da nhiễm trùng hơn. Các kem kháng viêm có corticoid chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tùy vào tính chất tổn thương, bác sĩ sẽ kê dạng hoạt chất từ nhẹ đến nặng.
Kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng da thì việc điều trị cần bổ sung thêm kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng. Đồng thời, nếu vết thương hở và chảy dịch, người bệnh cần đắp gạc, vệ sinh và thay băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm.
Các biện pháp điều trị khác: Liệu pháp miễn dịch đang từng bước ứng dụng trong điều trị viêm da cơ địa nói riêng và các bệnh do rối loạn miễn dịch khác nói chung. Tuy nhiên, hiệu quả về lâu dài cũng như tính an toàn của các nhóm thuốc này vẫn chưa rõ ràng nên chỉ được chấp thuận cho trẻ em trên 2 tuổi và cho người lớn. Đồng thời, phương cách này chỉ được sử dụng khi phương pháp điều trị khác đã thất bại hoặc hoàn toàn không dung nạp được.
Quang tuyến trị liệu: Phương pháp này cũng đã cho thấy những kết quả tích cực, điều chỉnh các rối loạn trong và ngay dưới cấu trúc da; tuy nhiên, khả năng áp dụng rộng rãi đang cần nghiên cứu thêm, bởi có một số bằng chứng cho thấy gây lão hóa da sớm cũng như tăng nguy cơ ung thư da.
Kem dưỡng ẩm da, mềm da khi thời tiết lạnh và khô, tránh để da nứt nẻ sẽ làm dễ gây ngứa. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Điều trị viêm da cơ địa bằng Y học cổ truyền
Y học cổ truyền cho rằng viêm da cơ địa là hệ quả của phong hàn xâm nhập vào cơ thể, tiếp đến kết hợp với phong nhiệt gây ra tình trạng khí huyết uất kết, tích tụ lại độc tố và phát sinh các triệu chứng lâm sàng trên da. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra do cơ thể dị ứng với thức ăn có tính “hàn”, chức năng gan, lá lách, thận bị suy giảm, suy nhược thể trạng, tâm trạng căng thẳng và nhiễm giun sán.
Theo nguyên tắc điều trị bệnh của Y học cổ truyền, lá lách có trách nhiệm chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng và máu. Ngoài ra, chế độ ăn uống không cân bằng, mệt mỏi, lo lắng quá mức cũng là một nguyên nhân gây viêm da cơ địa. Chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa thành độ ẩm bên trong, thay đổi không khí và máu. Độ ẩm bên trong sẽ tạo ra nhiệt tích tụ trong cơ thể. Qua nhiều thời gian nó sẽ bộc phát qua da và hình thành bệnh viêm da cơ địa.
Quan điểm của Y học cổ truyền cho rằng, muốn lành bệnh viêm da cơ địa thì việc điều chỉnh tuần hoàn máu là rất quan trọng. Bởi tuần hoàn máu thích hợp cho phép các chất dinh dưỡng được truyền đi khắp cơ thể và giúp cho hệ thống miễn dịch loại bỏ các chất thải chuyển hóa, chất độc và các mầm bệnh.
Do đó, cách chữa bệnh viêm da cơ địa bằng thuốc Y học cổ truyền tập trung loại bỏ gốc bệnh và nguyên căn gây ra bệnh. Đông y sử dụng các vị thuốc tự nhiên để làm sạch, chống vi khuẩn và trục xuất độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó kiểm soát tốt triệu chứng, từng bước ổn định cơ địa và phục hồi thể trạng cho người bệnh.
Hơn nữa, hầu hết các bài thuốc Y học cổ truyền đều sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên nên rất ít gây kích ứng, độ an toàn rất cao và hầu như không gây hại lên gan hay thận nếu sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên do việc tận dụng được tính tự nhiên của dược liệu nên thuốc Y học cổ truyền thường có tác dụng chậm hơn và phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong đợi. Bên cạnh đó, hiệu quả của các bài thuốc Y học cổ truyền còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ của các triệu chứng và cơ địa của từng bệnh nhân. Vì vậy, trong một số trường hợp có thể không nhận thấy được sự cải thiện trên lâm sàng khi áp dụng.
Bạn có thể chọn cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Y học cổ truyền nếu bạn lo lắng có các tác dụng phụ của thuốc Tây y. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc Y học cổ truyền trị viêm da cơ địa hiệu nghiệm
1. Bài thuốc Tiêu phong tán
Bài thuốc tiêu phong tán có công dụng trừ phong thấp, thanh nhiệt, chống ngứa. Bài thuốc này thường được áp dụng cho các trường hợp viêm da mẩn đỏ, có nhiều mụn nước, rỉ dịch, phù nề, đau nhói và có cảm giác hơi ngứa ngáy.
Nguyên liệu: 4 gam quốc lão, 6 gam thuyền thoái, 8 gam hắc phong tử, 8 gam phòng phong, 8 gam tri loại, 8 gam thạch cao, 10 gam tần quy, 10 gam kinh giới, 10 gam khổ sâm, 12 gam thổ phục linh, 12 gam sài đất, 12 gam tích tuyết thảo, 12 gam sinh địa, 12 gam bồ công anh, 12 gam hương truật, 12 gam kim ngân hoa.
Thực hiện:
Làm sạch các loại dược liệu rồi cho vào nồi sắc cùng 2 lít nước cạn còn 2⁄3 ấm thì tắt bếp.
Chắt lấy nước thuốc để uống ngày 3 lần, mỗi lần một chén sau khi ăn, phần bã bỏ đi.
2. Bài thuốc Thanh dinh thang
Thanh dinh thang là bài thuốc dùng được trong nhiều trường hợp như dị ứng thức ăn, dị ứng lông động vật, thay đổi thời tiết,... và cả chứng viêm da cơ địa.
Nguyên liệu: 12 gam lá đỏ, 12 gam sài đất, 12 gam mạch đông, 12 gam đẳng sâm, 12 gam rau má, 12 gam ngân hoa, 10g huyết sâm, 8 gam toái cốt tử, 8 gam hoàng liên.
Thực hiện:
Làm sạch thảo dược sau đó cho vào ấm để sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày dùng một thang, kiên trì thực hiện đến khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.
3. Bài thuốc Kinh phòng bại độc tán
Bài thuốc với công dụng tán phong, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, cải thiện nhanh các triệu chứng do viêm da gây ra.
Nguyên liệu: thuyền thoái, bạch dược, phòng phong, thương hoạt, đường quất, sà diệp sài hồ, kinh giới, độc hoạt, bạch tiên bì, ngân hoa, bồ công anh và bạch linh.
Thực hiện:
Thảo dược đã chuẩn bị xong làm sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước trong 60 phút ở lửa nhỏ rồi tắt bếp.
Lọc nước để uống ngày 3 lần sau khi ăn, kiên trì thực hiện một thời gian đến khi bệnh khỏi hẳn là được.
4. Bài thuốc Cao nghệ ráy dại
Sử dụng trong các trường hợp viêm da cơ địa mãn tính có tác dụng làm mềm lớp da bị sừng hóa, giảm đáng kể hiện tượng khô ráp, kích ứng, bong tróc và tình trạng dày sừng của lớp bên ngoài.
Đặc biệt, với thành phần nghệ vàng ngoài công dụng giúp giảm ngứa thì còn có thể phục hồi làn da đã bị tổn thương và hạn chế được nguy cơ để lại sẹo.
Nguyên liệu: củ ráy dại, củ uất kim, vẩy sáp ong và dầu vừng 1 chén.
Thực hiện:
Ráy dại và uất kim đem đi làm sạch. Sau đó thái thành từng lát mỏng chừng 1 cm rồi cho dầu vừng vào nấu cho đến khi cháy đen lại thì tắt bếp.
Tiếp tục đun hỗn hợp trên cho đến khi phần bã nổi lên mặt nước rồi đem vớt bỏ, tiếp đến cho vẩy sáp ong vào và đun cho đến khi cô đặc lại là được.
Sử dụng hỗn hợp trên để bôi lên vùng da cần điều trị đã được vệ sinh sạch sẽ. Thực hiện thường xuyên tình trạng bệnh lý sẽ có sự chuyển biến theo hướng tích cực.
5. Bài thuốc Ráy dại hồng đơn cao
Củ ráy còn được biết đến với tên cái tên dã vu, đây là loại dược liệu có tính hàn, vị nhạt, có tác dụng tiêu viêm và giảm mẩn ngứa.
Nguyên liệu: Hoàng đơn, củ ráy và dầu trẩu.
Thực hiện:
Củ ráy đem làm sạch đất cát sau đó thái thành từng lát mỏng, đổ dầu trẩu vào đun sôi cho đến khi dược liệu đã chuyển sang màu đen và nổi lên trên bề mặt.
Vớt hết phần củ ráy ra sau đó cho hoàng đơn đã rang khô vào hỗn hợp trên và khuấy đều tay.
Đun hỗn hợp trên cô đặc lại thành nhiệt, được hợp chất mịn ướt không dính tay là được. Có thể thêm chút nước bằng cách phun sương vào để khử chất độc, nhưng lưu ý vừa phun nước vừa khuấy hỗn hợp đều tay.
Vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc ngày 1 lần để cải thiện triệu chứng ngứa rát và hạn chế được nguy cơ lây nhiễm.
6. Bài thuốc Tiêu độc thang
Bài thuốc áp dụng cho trường hợp cấp tính có hiện tượng bội nhiễm.
Nguyên liệu: cam thảo dây, ké đầu ngựa, diếp trời, kim ngân dây và húng trám.
Thực hiện:
Làm sạch các loại dược liệu trên rồi cho vào ấm để sắc với lượng nước vừa đủ, đun cạn đến khi còn 2/3 thì tắt bếp.
Lượng nước thu được chia dùng để uống trong ngày 2 đến 3 lần, kiên trì uống thuốc cho đến khi các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn.
7. Bài thuốc Tán độc bổ huyết
Có tác dụng giảm huyết áp tĩnh mạch, kháng viêm áp dụng cho những trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa. Thêm nữa, thuốc còn có công dụng khác như giải nhiệt, giải độc, trị rôm sảy, làm mát gan rất tốt.
Nguyên liệu: trúc diệp, lan tiên, sài đất, trúc căn, đan sâm và lôi công thảo.
Thực hiện:
Đem dược liệu đi làm sạch, cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ.
Đun cho đến khi nước trong ấm cạn còn 2/3 thì dừng lại, loại bỏ phần bã, phần nước thu được dùng uống trong ngày, chia thành 2 đến 3 lần.
8. Bài thuốc chống khuẩn tiêu độc
Bài thuốc chống khuẩn tiêu độc cho những bệnh nhân bị viêm da cơ địa, nổi mề đay, mẩn đỏ.
Nguyên liệu: 50 gam lá nam dương sâm khô
Thực hiện:
Đem nguyên liệu đi làm sạch để ráo nước.
Cho lá nam dương sâm vào ấm nấu cùng 2 lít nước cạn còn 1 nửa thì tắt bếp.
Lọc nước và chia uống 3 lần trong ngày, kiên trì thực hiện thường xuyên đến khi bệnh khỏi hoàn toàn là được.
9. Bài thuốc thanh nhiệt, giảm viêm
Trường hợp bị chàm hoặc viêm da cơ địa do nhiệt gây ra bạn có thể áp dụng bài thuốc này vừa cải thiện triệu chứng vừa giảm viêm nhiễm.
Nguyên liệu: thảo dược quốc thảo, thương lang chủng, kim ngân, cúc nháp và diếp hoang.
Thực hiện:
Làm sạch các loại nguyên liệu rồi cho vào ấm để sắc cùng lượng nước vừa đủ.
Dung dịch thu được chia uống ngày 3 lần sau khi ăn, dùng khi còn ấm để dược tính của thuốc phát huy tác dụng
10. Bài thuốc bôi nước lá bàng
Lá bàng có tác dụng giúp sát khuẩn vị trí da bị tổn thương, tăng cường tốc độ phục hồi của da, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy.
Nguyên liệu: 1 nắm lá bàng non và muối hạt.
Thực hiện:
Lá bàng non đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng.
Cho lá bàng vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn với một ít muối hạt.
Lọc lấy phần nước cốt.
Người bệnh lấy bông hoặc vải sạch thấm nước cốt lá bàng rồi bôi lên vị trí bị viêm da cơ địa.
Bệnh nhân nên áp dùng bài thuốc này 2 lần mỗi ngày để giảm triệu chứng của bệnh. Nếu bôi trước khi đi ngủ thì có thể để qua đêm rồi rửa sạch da bằng nước ấm vào sáng ngày hôm sau.
11. Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Trải qua hơn 3 năm nghiên cứu chuyên sâu, kết hợp thử nghiệm lâm sàng nhiều lần để cải tiến và phát triển, bài thuốc đã có được công thức thành phần tối ưu và hoàn chỉnh.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang tận dụng những biện chứng biện luận của Y học cổ truyền trong chữa lành viêm da cơ địa ở trẻ mà không gây tác dụng phụ. Đồng thời các thảo dược thiên nhiên có trong bài thuốc giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ chống lại sự xâm nhập của ngoại tà, hạn chế bệnh tái phát.
Bài thuốc có khả năng loại bỏ viêm da cơ địa từ gốc với cơ chế 3 tác động BÔI, UỐNG, NGÂM RỬA nhờ vào sự kết hợp độc đáo của các dạng báo chế khác nhau bao gồm:
Thuốc ngâm rửa: Công dụng sát khuẩn da, giảm ngứa, khoanh vùng tổn thương, ngăn không cho viêm da cơ địa lan rộng trên cơ thể bệnh nhân.
Thuốc bôi ngoài da: Công dụng sát khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm ngứa ngáy, dưỡng ẩm da, chữa lành các tổn thương, cung cấp dưỡng chất giúp da tái tạo và phục hồi.
Bài thuốc uống: Điều trị bên trong cơ thể, tăng cường giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, khu phong, trừ thấp, ổn định cơ địa, tăng cường thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân.
Hiệu quả của bài thuốc được bảo đảm tối đa nhờ vào bảng thành phần gồm hơn 30 loại thảo dược quý hiếm, chứa thành phần giúp sát khuẩn, chống viêm, dưỡng da, bổi bổ cơ thể rất tốt như: Bồ công canh, Phòng phong, Bạch linh, Tang bạch bì, Ké đầu ngựa, Kim ngân hoa, Đơn đỏ, Ô liên rô, Mò trắng, Hồng hoa, Đương quy, Thổ phục linh, Đan sâm, Huyết đằng, Sa sâm, Dạ dao đằng…
Những điều cần lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng Y học cổ truyền
Viêm da cơ địa rất có thể sẽ tái phát nếu gặp điều kiện phát triển thuận lợi, vì vậy bạn cần chú ý những điều sau trong quá trình điều trị bệnh:
Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ không gây kích ứng với da để hạn chế tình trạng da khô, nứt nẻ khi thời tiết giao mùa.
Tránh sử dụng các loại xà phòng, mỹ phẩm, sữa tắm khi da đang bị viêm để bạn chế được các tổn thương gây ra bởi dị nguyên có điều kiện xâm nhập vào bên trong.
Người bệnh nên tránh tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng, và cũng không nên tắm quá lâu vì sẽ khiến da bị mất nước và bị khô.
Người bị viêm da cơ địa nên mặc các loại quần áo rộng rãi, được may từ chất liệu cotton thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để da luôn được sạch sẽ, khô thoáng.
Tránh để tinh thần rơi vào trạng thái căng thẳng, stress quá độ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tái phát dễ dàng hơn.
Khi chữa viêm da cơ địa bằng Y học cổ truyền người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài để cải thiện vùng da bị tổn thương, đảm bảo khả năng kiểm soát tình trạng bệnh lý được tốt nhất.
Trường hợp tổn thương ngoài da lan rộng bạn cần sử dụng thuốc Tây để khắc phục nhanh triệu chứng trong thời gian ngắn nhất.
Nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc Y học cổ truyền khi chữa bệnh.
Hiệu quả của bài thuốc Y học cổ truyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trường hợp áp dụng không đạt hiệu quả như mong đợi bạn nên thay đổi phương pháp chữa bệnh khác.
Chú ý về chế độ dinh dưỡng khi bị viêm da cơ địa. Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, các loại vitamin C trong các loại rau củ và uống nhiều nước mỗi ngày. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm không tốt như chất kích thích, cafein, đồ cay nóng, đồ muối chua,...
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách sử dụng những bài thuốc Y học cổ truyền khác nhau để điều trị viêm da cơ địa sao cho hiệu quả nhất.
Cùng chuyên mục
Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ
07:00 | 16/09/2024 Y học cổ truyền
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại
08:00 | 10/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc
10:55 | 09/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền
23:39 | 08/09/2024 Y học cổ truyền
Cây phan tả diệp có tác dụng gì?
14:49 | 03/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà
15:00 | 02/09/2024 SKV- Mag
Các tin khác
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?
09:00 | 31/08/2024 Y học cổ truyền
Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng
07:00 | 28/08/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na
17:56 | 27/08/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc dân gian từ cây rau sam
08:00 | 26/08/2024 Y học cổ truyền
Nỗ lực mang tới những sản phẩm dưỡng sinh bền vững cho cộng đồng
00:23 | 26/08/2024 Thông tin đa chiều
Cách trị nhiệt miệng theo Đông y
07:15 | 25/08/2024 Y học cổ truyền
Cậu bé 14 tuổi mắc chứng tự kỷ nặng đạt 8 kỷ lục thế giới Guinness
09:10 | 23/08/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc can khương
08:31 | 23/08/2024 Y học cổ truyền
Cam thảo: Vị thuốc Đông y phổ biến
15:16 | 21/08/2024 Y học cổ truyền
Vị thuốc bạch truật có tác dụng gì?
06:45 | 19/08/2024 Y học cổ truyền
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
1 ngày trước Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
7 ngày trước Hoạt động hội
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
24-08-2024 17:09 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La
21-08-2024 19:29 Hoạt động hội
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
19-08-2024 15:13 Hoạt động hội