Những cách giảm cân an toàn theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền cho rằng béo phì phần lớn là bệnh “trong hư ngoài thực”. Trong hư chủ yếu là khí hư, nếu kiêm cả tình trạng mất sự điều hoà âm dương có thể khí dương suy hoặc khí âm suy, tỳ thận khí hư…
8 cách để giảm cân trong đông y
Ảnh minh hoạ

Cách hoá thấp

Dùng cho trường hợp vị, tỳ hoạt động yếu, tích tụ “thấp” dẫn đến béo phì. Triệu chứng bệnh thường thấy là bụng trướng, đốm lưỡi nhờn, mạch trì hoặc trầm mảnh. Phương thuốc tiêu biểu có trạch tả thang, phòng kỷ hoàng kỳ thang.

* Trạch tả thang (Kim quỹ yếu lược): Bạch truật 80, trạch tả 200g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Phòng kỷ hoàng kỳ thang (Kim quỹ yếu lược): Bạch truật 30g, hoàng kỳ 40g, chích thảo 20g, phòng kỷ 40g. Thêm gừng, táo sắc uống ngày 1 thang.

Cách khử đờm

Dùng cho trường hợp đờm đục, mập phì. Triệu chứng thường thấy là khí hư, ngực bức bối, thèm ngủ, lười vận động, đốm lưỡi trắng nhờn lưỡi mập, mạch hoạt. Người nhẹ dùng Nhị trần thang, Tam tử dưỡng thân thang; người nặng dùng Khổng diên đan, Đạo đờm thang.

* Nhị trần thang (Cục phương): Bán hạ chế 8g, ô mai 4g, sinh khương 4 lát, chích thảo 4g, trần bì 4g. Cho vào túi vải sắc uống ngày 1 thang. Sắc uống lúc đói ngày 1 thang.

* Tam tử dưỡng thân thang (hàn vị y thông): Bạch giới tử 12g, la bạc tử 12g, tô tử 12g. Cho vào túi vàỉ sắc uống ngày 1 thang.

* Khổng diên đan (Tam nhân cực, nhất biện chứng phương luận): Bạch giới tử, đại kích, cam toại (bỏ lôi, chế). Lượng bằng nhau, tán bột trộn hồ làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 – 2g với nước gừng loãng.

* Đạo đờm thang (Tế sinh): Bán hạ chế 8g, chỉ thực 12g, phục linh 12g, cam thảo 4g, nam tinh (chế) 6g, trần bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách lợi thuỷ

Có sự phân biệt Vi lợi (trục thuỷ từ từ) và Thôi trục (Trục thuỷ nhanh).Triệu chứng thường thấy là béo phì, phù thũng, tiểu ít, bụng trướng, đốm lưỡi trắng, mạch mảnh trầm. Vi lợi dùng Ngũ bì ẩm, đạo thuỷ phục linh thang, tiểu phân thanh ẩm, thôi trục dùng Chu sa hoàn, thập táo thang.

* Ngũ bì ẩm (Trần tu viên): Đại phúc bì 6 – 10g, trần bì 6 – 10g, sinh khương bì 6 – 10g, phục linh bì 6 – 10g, tang bạch bì 6 – 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Đạo thuỷ phục linh thang (Chứng trị chuẩn thắng): Đại hoàng 4g, hoạt thạch (thuỷ phi) 4g, hoàng cầm 4g, khiên ngưu 4g, phục linh 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Tiểu phân thanh ẩm (Cảnh nhạc toàn thư): Chỉ xác 4g, phục linh 8g, trư linh 8g, hậu phác 4g, trạch tả 8g, ý dĩ 4g. Sắc uống trước bữa ăn ngày 1 thang, ngày uống 8 – 12g.

* Chu sa hoàn (Lưu hà gian): Cam toại, hắc sửu, nguyên hoa, đại hoàng, kinh phấn, mộc hương, đại kích, quất hang, thanh bì. Lượng như nhau, tán bột làm hoàn ngày uống 8 – 12g.

* Thập táo thang (Thương hàn luận): Cam toại 4g, đại táo 10 quả, nguyên hoa 4g, đại kích 4g. Sắc uống ngày 1 thang vào lúc sáng sớm (còn đói).

Cách thông thông phủ

Chủ yếu là khinh tả (khinh: nhẹ, tả, chảy, trút). Phần lớn dùng cho béo phì vì thèm ăn những món ăn béo ngọt. Triệu chứng thường thấy: bụng phệ, đại tiện táo bón, cử động khó khăn, hễ cử động là thở hổn hển, đốm lưỡi dày vàng, mạch thực. Chọn dùng Đại thừa khí thang, tiểu thừa khí thang.

* Tiểu thừa khí thang (Thương hàn kim quỹ): Chỉ thực 10g, đại hoàng 12g, hậu phác 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Điều vị thừa khí thang: Cam thảo (sống) 4g, đại hoàng 12g, mang tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Đại thừa khí thang (Thương hàn luận): Chỉ thực 16g, hậu phác 16g, đại hoàng 12g, mang tiêu 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách tiêu đạo (đạo: dẫn)

Dùng cho mập phì loại ngày càng thèm ăn. Triệu chứng bệnh thường they là mập phì, lười hoạt động, bụng đầy tích thức ăn, lưỡi đốm dày vàng. Nói chung để tiêu chất tích tụ ding sơn tra, tiêu chất bột tích tụ dùng Thần khúc, tiêu thức ăn tích tụ dùng Mạch nha. Hợp lại thì thành Tam tiêu ẩm, đối với loại mập phì do dinh dưỡng quá thừa có hiệu quả nhất định.

* Tam tiêu ẩm (Y lược giải âm): Bạch thược 8g, đại hoàng 8g, hoàng cầm 4g, tri mẫu 8g, sài hồ 8g, binh lang 12g, hậu phác 8g, thảo quả 3g, cát căn 8g, chích thảo 3g, khương hoạt 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách thủ gan lợi mật

Dùng cho bép phì kèm theo các chứng bệnh như gan trầm uất, khí ngưng trệ hoặc máu tụ. Triệu chứng thường thấy là béo phì kèm theo sườn đau, bứt rứt, chóng mặt, mệt mỏi, bụng trướng, lưỡi đỏ đốm vàng, mạch huyền. Thường chọn dùng ôn đởm thang, thư gan ẩm, tiêu trướng, vạn ứng thang, tiêu dao tán.

* Ôn đởm thang (Thiên kim): Bán hạ chế 6g, chích thảo 4g, trần bì 6g, chỉ thực 6g, phục linh 12g, trức nhự 8g. Thêm gừng và táo sắc uống ngày 1 thang.

* Tiêu trướng vạn ứng thang (Thông lục thương hàn luận): Đại phúc bì 6g, hương duyên bì 4g, lục khúc 4g, đằng tâm 2g, kê nội kim 2 cái, nhân trung bạch 1,6g; lai phục tử 6g, xuyên phác 3,2g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Tiêu dao tán: Bạch thược 30g, bạch truật 30g, cam thảo 16g, phục linh 30g, đương quy 30g, sài hồ 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách kiện tỳ

Là cách dùng kiện tỳ bổ then chính là để trị béo phì. Triệu chứng thường thấy là tỳ hư, khí nhược vị thu nhận giảm thiểu, có thể mệt mỏi uể oải, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch yếu. Bài thuốc thường dùng có Sâm truật tán, dị công tán, ngũ linh tán.

* Sâm truật tán (Thẩm thị tôn sinh): Bạch đậu khấu 4g, sa nhân 4g, bạch truật 4g, bào khương 4g, cam thảo 4g, trần bì 4g, đinh hương 4g, nhân sâm 4g. Thêm 3 lát gừng sắc uống ngày 1 thang.

* Dị công tán (tiền ất): Bạch truật 12g, đảng sâm 8g, trần bì 4g, chích thảo 4g, phục linh 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Chỉ thuật thang (Kim quỹ yếu lược): Bạch truật 20g, chỉ thực 40g. Sắc uống ngày 1 thang.

* Ngũ linh tán (Thương hàn luận): Bạch truật 8g, phục linh 12g, trư linh 8g, nhục quế 4g, trạch tả 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách ôn dương

Dùng cho người khí hư, dương hư béo phì kèm theo đổ mồ hôi trộm, khí đoản, hễ cử động là thở hổn hển, kém sức, lưng đau, mệt mỏi, sợ lạnh…. Thường dùng tế sinh thận khí hoàn, cao thảo phụ tử thang.

* Tế sinh thận khí hoàn (Thiên gia diệu phương): Phụ tử, nhục quế 6g, thục địa 1,5g; sơn dược 12g, sơn thư 16g, trạch tả 10g, bạch linh 10g, đan bì 10g.

* Cam thảo phụ tử thang (Kim quỹ yếu lược): Bạch truật 50g, phụ tử (nướng, bỏ vỏ) 2 miếng, cam thảo (nướng) 80g, quế chi 160g. Sắc 600ml nước còn 200ml uống ấm.

* Linh quế truật cam thang (Thương hàn luận): Bạch truật 12g, phục linh 16g, chích thảo 18g, quế chi 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Những thông tin về các bài thuốc chỉ mang tính tham khảo. Cần có ý kiến tư vấn của bác sỹ chuyên khoa khi áp dụng.

Minh Thùy (t/h)
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp Tết 2025

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp Tết 2025

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn số 3847/QLD-KD ngày 2/12/2024 về việc đảm bảo cung ứng thuốc dự phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bác sĩ Lê Đình Hùng: Người nặng tình với Đông y Việt Nam

Bác sĩ Lê Đình Hùng: Người nặng tình với Đông y Việt Nam

Trong thời đại y học hiện đại phát triển mạnh mẽ, bác sĩ Lê Đình Hùng – Chủ nhiệm Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng tại số 100 ngõ 80, Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội – vẫn âm thầm cống hiến để gìn giữ và phát triển tinh hoa Đông y Việt Nam.
Dự báo thời tiết ngày 3/12/2024: Bắc Bộ có sương mù nhẹ rải rác

Dự báo thời tiết ngày 3/12/2024: Bắc Bộ có sương mù nhẹ rải rác

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết tại Hà Nội và các khu vực khác trong ngày 3/12/2024.

Cùng chuyên mục

Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý

Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý

SKV - Gừng là một loại gia vị và thảo dược quen thuộc trong ẩm thực và y học cổ truyền, đặc biệt được ưa chuộng vào mùa đông nhờ tính ấm và khả năng hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng gừng. Dưới đây là tổng hợp về lợi ích và những cảnh báo cần lưu ý khi sử dụng gừng vào mùa đông.
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà

Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà

Trồng thảo dược vừa tạo không gian sống xanh lại luôn sẵn nguồn thuốc lành tính từ thiên nhiên. Những loại thảo dược dưới đây dễ trồng, dễ chăm sóc, hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp khá hiệu quả.
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"

[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"

Hương nhu là một loại thảo dược quen thuộc trong đời sống. Không chỉ là gia vị trong ẩm thực, hương nhu còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền

Ngày 30/11, Hội Quân dân Y Việt Nam và Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) phối hợp tổ chức hội thảo “Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền Việt Nam” tại Hà Nội.
10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô

10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô

Tía tô là loại cây gia vị quen thuộc trong đời sống. Không những vậy, tía tô còn là một dược liệu với nhiều công dụng hữu ích. Cùng tham khảo một số bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ cây tía tô.
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh

[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, đặc biệt hữu ích trong những ngày mùa đông lạnh giá. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.

Các tin khác

Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen

Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen

Cây xạ đen là một loại dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Lá xạ đen có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác, nấu lấy nước uống chữa bệnh và tăng cường sức đề kháng rất tốt, đặc biệt là bệnh ung thư.
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm y tế quận, huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh.
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Cây huyết dụ, một loại cây quen thuộc thường dùng làm cây cảnh, không chỉ mang vẻ đẹp mộc mạc mà còn ẩn chứa những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

Lá vối là một vị thuốc quý, được dùng nhiều để điều trị một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đường tiêu hóa, mỡ máu và gout.
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 24/2024/TT-BYT sửa đổi Thông tư 16/2020/TT-BYT về tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 14/12/2024.
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Ngũ tạng, gồm tâm, can, tỳ, phế, thận là 5 cơ quan quan trọng nằm ở vùng ngực và vùng bụng trong cơ thể con người. Tâm, can, tỳ, phế, thận có sự gắn kết hợp thành một thể hoàn chỉnh, cùng hoạt động trong cơ thể con người, nuôi dưỡng cơ thể phát triển và phòng tránh các loại bệnh tật.
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

Trong bối cảnh y học hiện đại ngày càng phát triển, y học cổ truyền vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong việc, khám chữa bệnh của người dân. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ và mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế ban hành dự thảo thông tư cập nhật danh mục các thuốc đông y được BHYT chi trả, trong đó bổ sung thêm nhiều bài thuốc, dược liệu, dạng bào chế và loại bỏ các sản phẩm từ nguồn gốc động thực vật hoang dã.
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trẻ nhỏ, người già và những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất. Bạn có thể dùng những loại thảo dược vườn nhà để hỗ trợ điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Phiên bản di động