Những công dụng quý của dược liệu xạ hương

Xạ hương là một loại dược liệu quý. Tên gọi Xạ hương bắt nguồn từ chất có mùi hương lan tỏa thu được từ tuyến của hươu xạ đực. Chất này được sử dụng như một chất định hương nước hoa từ thời cổ đại và là một trong những sản phẩm động vật tốn kém nhất thế giới. Ngoài ra, xạ hương còn là một vị thuốc với nhiều công dụng quý trong Đông Y.

1. Tên gọi

Tên thuốc: Moschus

Tên khoa học: Moschus moschiferus L.

Tiếng trung: 射 香

Lưu ý: Cần phân biệt xạ hương và cỏ xạ hương (có tên tiếng Anh là Thyme hay Common thyme, Garden thyme, danh pháp hai phần: Thymus vulgaris) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, dược liệu và trang trí. Chúng thuộc Chi Cỏ xạ hương (Bách lí hương) và là loài phổ biến nhất trong chi này.

Xạ Hương - Khắc Tinh Của Đột Quỵ
Xạ hương là một chất đặc lổn nhổn do hạch ở sát dương vật của một thứ cầy hương đực.

2. Mô tả

Xạ hương là một dược liệu quý. Xạ hương là một chất đặc lổn nhổn do hạch ở sát dương vật của một thứ cầy hương đực (có người còn gọi là hươu xạ) từ 3 tuổi trở lên (Moschus moschi-ferus L ) họ hươu xạ (Moschida).

Con cầy hương giống con cầy cao chừng 50 cm,dài 80 – 90cm, toàn thân màu vàng tro. Nó sống bằng những cây cỏ thơm, vì vậy người ta cho rằng nguồn gốc xạ là ở các cỏ thơm đó. Đi đến đâu nó tiết xạ để nhớ đường về.

Túi xạ ở phía bụng, khoảng 2cm trước chỗ bìu dái và trước dương vật. Hình dạng túi xạ thay đổi, khi thì hình tròn, khi thì dẹt trên phủ lông như những lông khác ở bụng con cầy hương; túi xạ có một điểm sâu, đường kính chừng 5mm, tất cả lông trông như đều hướng về điểm này.

Ngoài ra ở Việt Nam ta còn có loài cầy hương khác (Vicerricula malaccensi Gmelin) và cầy giông (Viverrazibetha, họ Viverridae), cũng có túi thơm nhỏ, người ta cũng lấy chế biến và gọi là xạ. Thứ xạ này không thơm và không tốt bằng xạ hương nói trên.

Các thành phần hóa học trong xạ hương

Trong xạ hương có cholesterol, chất béo, chất nhựa đắng, muối calci, amon và một tinh dầu 34% (chủ yếu là muscon tỷ lệ muscone trong Xạ hương là khoảng 1% và 1,58 – 1,84%. Ngoài ra Xạ hương còn có normuscone và các thành phần khác như protid, các hợp chất nitrogen (acid amine, urê), muối vô cơ (Ca, K,Na, Mg, Phosphor.).

Do có mùi thơm đặc trưng nên thường sử dụng trong công nghiệp làm nước hoa. Hiện nay người ta có thể chế Xạ hương nhân tạo. Xạ hương được biết đến từ thời cổ đại – là 1 loại dược liệu quý hiếm.

Tác dụng dược lý

Đối với hệ thần kinh trung ương

Nếu dùng liều nhỏ Xạ hương và chất muscone ceton Xạ hương có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương, nhưng ngược lại, nếu liều cao thì lại bị ức chế. Thuốc sử dụng xạ hương làm giảm rõ phù não, tăng sự thích nghi của hệ thần kinh trung ương đối với trạng thái thiếu oxy, cải thiện tuần hoàn não. Nhờ các tác dụng trên mà thuốc có tác dụng khai khiếu (tỉnh não) (Trung Dược Học).

Đối với hệ tuần hoàn

Thuốc có tác dụng hưng phấn tim cô lập làm cho lưu lượng máu của động mạch vành tăng gấp đôi.

Tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm

2% ceton Xạ hương dịch pha 1% loãng 1 : 400. in vitro có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng (E coli), khuẩn thổ tả heo, thuốc còn có tác dụng kháng viêm trên mô hình gây viêm khớp cho chuột đồng (Trung Dược Học).

Tác dụng đối với tử cung

Thuốc có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với tử cung cô lập của thỏ nhà, chuột đồng và chuột Hà lan. Tác dụng hưng phấn đối với tử cung có thai càng mạnh hơn (Trung Dược Học).

Tác dụng chống ung thư

Thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư, đối với các loại ung thư thực quản, ung thư tuyến bao tử, ung thư đại trường. ung thư bàng quang. Nồng độ cao tác dụng mạnh nhưng đối với ung thư tâm vị lại không có tác dụng rõ rệt (Hiện Đại Trung Dược Học).

Tính vị quy kinh

Vị cay, tính ôn. Thông khắp 12 kinh.

Công dụng – chủ trị

Thông khiếu, thông kinh lạc.

Chủ trị các chứng: nhiệt nhập tâm bào lúc mắc bệnh ôn nhiệt, sang thương thũng độc, trung tích kinh bế, kinh phong, kinh giản trúng phong (chứng bế), tâm phúc bạo thống, diệt dã tổn thương, bào y bất hạ (rau thai không ra)

Liều dùng – kiêng kỵ

Liều dùng: Đông y thường dùng 0,06 – 0,1g nhiều đến 1g. Dùng ngoài lượng vừa đủ. Chỉ cho vào thuốc hoàn tán, không cho vào thuốc thang vì khi sắc sẽ bay hết mùi

Xưa kia Tây y hay dùng xạ hương làm chất trấn kinh, cường dương, điều kinh v.v… dưới dạng cồn xạ hương với liều 6 – 10g một ngày, cồn này pha thành thuốc uống, nay ít dùng.

Cần hết sức lưu ý đến việc sử dụng các sản phẩm chứa xạ hương, như nước hoa, xà phòng thơm… hoặc các thuốc Đông y trong thành phần có xạ hương đối với phụ nữ có thai, hiếm muộn, hay bị lưu thai hoặc khó thụ thai. Người bị suy nhược, sức khỏe yếu cẩn trọng khi dùng

Ứng dụng lâm sàng

Xạ hương có tác dụng: khai khiếu tỉnh thần, hoạt huyết tán kết, chỉ thống thôi sản.

Trị bệnh mạch vành, tai biến, huyết khối, đau thắt ngực

Muscone chế thành thuốc ngậm, dùng trị cho các ca đau thắt ngực. Đặc biệt có thể nói tới các viên ngậm cấp cứu của Trung Quốc hay Hàn Quốc sản xuất có tên là An Cung hay An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, v.v… được dùng để cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân trong khi và sau tai biến rất hiệu quả.

Dùng để giảm đau tim

Xạ hương, Nha tạo, Bạch chỉ, chế thành cao dán, mỗi lần dán 2 miếng ở vùng đau trước tim và huyệt Tâm du, cứ 24 giờ thay 1 lần.

Trị bệnh viêm gan mạn và xơ gan thời kỳ đầu

Dùng dịch chích Xạ hương 5%, luân lưu chích vào 2 huyệt Chương môn, Kỳ môn 2 bên, mỗi lần 2ml, 1 tuần 1 lần, 4 tuần là một liệu trình.

Trị bong gân vùng eo lưng

Dùng dịch chích Xạ hương 0,2% chích vào A thị huyệt, điểm đau nhất. Mỗi lần 2-4ml, mỗi tuần 1 lần. 2 tuần là một liệu trình, theo dõi 21 ca kết quả tốt (Báo cáo của Triệu Hương Cương, báo Tân Trung Y 1985, 4 : 26).

Trị bạch điến phong

Dùng dịch chích Xạ hương 0,4% chích dưới da vùng bệnh nhiều điểm, lượng tùy theo vùng bệnh to nhỏ. Một tuần 2 lần, 3 tháng là một liều trình, thường là 2-3 liệu trình Theo dõi 78 ca, tỉ lệ kết quả 83:33% (Liêu Tuy Lâm và cộng sự, Hồ Nam Y Học Viện Học Báo 1980, 2 : 157).

Trị nhau thai không ra, thai chết lưu

Hương Quế Tán: Xạ hương 0,15g, Nhục quế 1,5g, tán bột, chia làm 2 lần, uống với nước nóng (Hiện Đại Trung Dược Học).

Các bài thuốc chỉ mang tính tham khảo, người bệnh cần được thăm khám và dùng những bài thuốc trên theo chỉ dẫn của bác sỹ có chuyên môn.

Minh Thùy (t/h)
thaythuocvietnam.vn

Tin liên quan

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Bắc Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Bắc Bộ nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 27/7/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Bộ Y tế ban hành kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2025

Bộ Y tế ban hành kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2025

Bộ Y tế vừa ban hành Kế hoạch 927/KH-BYT ngày 25/7/2024 về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2025.
Long An tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Long An tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang có chiều hướng gia tăng và phức tạp, UBND tỉnh Long An yêu cầu các Sở, ngành liên quan tăng cường phòng, chống dịch bệnh, nhất là bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết.

Cùng chuyên mục

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Theo Đông y, hoa đồng tiền có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, long đờm, chỉ khái, đi vào kinh phế. Do đó, loài hoa này là một vị thuốc chữa ho hiệu quả.
Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Hoàng bá được ví như "kháng sinh tự nhiên". Hoàng bá là một dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học.
Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà (Lào Cai) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP.
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Trong đời sống, cây lưỡi hổ thường được biết tới là một loại cây cảnh. Tuy nhiên, cây lưỡi hổ còn là một dược liệu với khá nhiều tác dụng chữa bệnh.
Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ngày 19/7, tại khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phục hồi và bảo tồn, khai thác cây dược liệu của các xã miền núi trên địa bàn huyện Ba Vì gắn với xây dựng nông thôn mới”.

Các tin khác

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Trong Y học cổ truyền, những bài thuốc điều trị đau vai gáy là sự kết hợp của các loại thảo dược trên từng thể bệnh. Những bài thuốc này tác động đến xương khớp, các mạch máu và các khối cơ giúp lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc ứ trệ, giảm co cứng, giảm đau, giảm tê bì hiệu quả và cải thiện chức năng của xương khớp.
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

Dành dành là một loại cây bụi, mọc xanh tốt quanh năm, thường được trồng làm cây cảnh. Bên cạnh đó, dành dành còn là nguồn dược liệu quý, có tác dụng đối với nhiều bệnh lý.
Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Cây dướng là một loại cây lớn, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Trong y học cổ truyền, cây dướng, đặc biệt là quả dướng, có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh.
Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu do đã có trường hợp tử vong. Trong Đông y, bạch hầu cũng được coi là bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới nêu yêu cầu tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam.
Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Lá xoài từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian và ngày nay được khoa học chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Đột quỵ được biết đến là căn bệnh nguy hiểm và người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Sau đột quỵ cấp, người bệnh có thể bị mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, sa sút trí tuệ hoặc dễ trầm cảm, rối loạn cảm xúc…Căn bệnh này nếu không có dự phòng và điều trị tốt sẽ có hậu quả rất nguy hiểm đến tính mạng và tàn phế sau này.
Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử là hạt sấy hay phơi khô của cây tơ hồng. Thỏ ty tử là một vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền được sử dụng để dưỡng can thận, điều trị chứng bất lực và di tinh, ngăn ngừa sảy thai, cải thiện thị lực...
[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

Lá mơ lông vừa là một loại rau gia vị, vừa là một vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như lỵ trực trùng, ăn uống không tiêu, đau dạ dày...
Vỏ quả sầu riêng tưởng chừng như vô dụng nhưng lại vô vàn lợi ích

Vỏ quả sầu riêng tưởng chừng như vô dụng nhưng lại vô vàn lợi ích

SKV - Sầu riêng là một trong những loại trái cây nhiệt đới, phổ biến tại Việt Nam. Ngoài phần cơm vàng béo ngọt và hạt, ít người biết rằng vỏ quả sầu riêng vừa có thể chế biến các món ăn, vừa là vị thuốc nam với nhiều công dụng.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động