Phát triển bền vững chuỗi giá trị dược liệu đinh lăng

Tại hội thảo “Đa dạng hóa sản phẩm từ đinh lăng - Cơ hội và thách thức”, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp cùng bên liên quan đã thảo luận về tiềm năng và thách thức trong việc đa dạng hóa các sản phẩm từ cây đinh lăng.

Tại Hà Nội, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) mới đây đã phối hợp với Công ty CP Traphaco tổ chức hội thảo “Đa dạng hóa sản phẩm từ đinh lăng - Cơ hội và thách thức”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Sàng lọc tác dụng sinh học và xác định thành phần hóa học có hoạt tính của một số loài đinh lăng tại Việt Nam”, được triển khai từ ngày 9/9/2020 đến ngày 9/9/2024 theo Nghị định thư Việt Nam - Hàn Quốc.

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Sàng lọc tác dụng sinh học và xác định thành phần hóa học có hoạt tính của một số loài đinh lăng tại Việt Nam” là kết quả của sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc với tổng ngân sách 3,8 tỷ đồng từ Nhà nước Việt Nam và 150.000 USD từ phía Hàn Quốc. Đơn vị chủ trì nhiệm vụ là VKIST, trong khi Traphaco là đơn vị thụ hưởng chính các kết quả từ nhiệm vụ.

Mục tiêu chính của nhiệm vụ bao gồm sàng lọc các tác dụng sinh học tiềm năng của các loài đinh lăng tại Việt Nam và xác định các thành phần hóa học có hoạt tính từ những mẫu được lựa chọn. Nhiệm vụ đã đóng góp to lớn vào việc phát triển bền vững chuỗi giá trị từ đinh lăng, đặc biệt là đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa), một loài cây quen thuộc trong Dược điển Việt Nam. Kết quả nghiên cứu không chỉ bổ sung và nâng cấp các tiêu chuẩn chất lượng cho dược liệu từ rễ, thân, lá và cao đinh lăng mà còn mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho việc phát triển các nguồn dược liệu từ những loài đinh lăng khác như đinh lăng lá to, đinh lăng lá trổ, đinh lăng lá tròn.

Phát triển bền vững chuỗi giá trị dược liệu đinh lăng
Phát triển bền vững chuỗi giá trị dược liệu đinh lăng - https://suckhoeviet.org.vn/

Theo PGS.TS. Vũ Đức Lợi, Viện trưởng VKIST, sau một thời gian nghiên cứu, ba đơn vị gồm VKIST, Viện Khoa học và công nghệ Hàn Quốc (KIST) và Traphaco đã đạt được một số kết quả mới và có thể xem xét ứng dụng vào thực tiễn. Hội thảo lần này không chỉ nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu mà còn là cơ hội để đề xuất hướng đi mới cho những nghiên cứu tiếp theo, từ đó thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. PGS.TS. Vũ Đức Lợi hy vọng, với sự đóng góp của các nhà khoa học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý, cây đinh lăng có thể trở thành cây dược liệu có giá trị cao, không chỉ phục vụ trong nước mà còn có tiềm năng xuất khẩu ra thị trường quốc tế trong tương lai.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp cùng những bên liên quan cũng đã thảo luận về tiềm năng và thách thức trong việc đa dạng hóa sản phẩm từ cây đinh lăng. Các ý kiến đều cho rằng, với những giá trị kinh tế - xã hội và môi trường mà cây đinh lăng mang lại, chuỗi giá trị đinh lăng tại Việt Nam hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai.

PGS.TS. Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế ) cho biết, Chính phủ đang thực hiện cải cách hành chính thông qua Luật Dược sửa đổi với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đăng ký và lưu hành thuốc. Bên cạnh đó, có nhiều thách thức trong việc phát triển dược liệu như: cải thiện chất lượng hồ sơ đăng ký, thiếu nhân lực, điều kiện kinh tế cho các nhà đầu tư… Do đó, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông để phát triển bền vững ngành dược liệu.

Theo nhóm nghiên cứu tới từ trường Đại học Dược Hà Nội, Dược điển Việt Nam 5 hiện quy định đối với cao đặc đinh lăng được điều chế từ rễ cây đinh lăng, trong đó có quy định về chỉ tiêu chất lượng về hàm lượng acid oleanolic chế phẩm không được ít hơn 0.04% hàm lượng. Tuy nhiên lại chưa có quy định hàm lượng acid oleanolic trong nguyên liệu đầu vào do vậy cần xây dựng phương pháp định lượng axit oleanolic trong mẫu rễ đinh lăng để kiểm soát chất lượng sản phẩm ngay từ khâu nuôi trồng trước khi đưa ra thị trường.

Đại diện nhóm nghiên cứu của Công ty CP Traphaco, Thạc sỹ Vũ Hương Thủy đã đưa ra bộ dấu vân tay đinh lăng lá nhỏ bao gồm: dấu vân tay di truyền ITS-rADN; dấu vân tay TLC của các mẫu rễ, gốc thân - cành, lá; dấu vân tay HPLC của các mẫu lá. Từ đó, xác định chỉ tiêu chất lượng dược liệu từ đinh lăng, làm cơ sở cho việc kiểm soát chất lượng cao đặc đinh lăng, tránh tình trạng trộn các thành phần khác của cây đinh lăng.

Bà Vũ Hương Thuỷ cho biết, việc thu hái hiện chỉ tập trung vào rễ và củ cây đinh lăng, trong khi quá trình nuôi trồng kéo dài lên tới 4 năm, gây lãng phí nguyên liệu lớn. Để khai thác và sử dụng thân cây đinh lăng hiệu quả, nhóm nghiên cứu đã xây dựng tiêu chuẩn theo những hướng dẫn của Dược điển Việt Nam 5, Dược điển châu Âu về xây dựng tiêu chuẩn dược liệu và các chế phẩm dược liệu. Các kết quả định tính sơ bộ bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng cho thấy không có nhiều khác biệt giữa mẫu rễ và thân.

Theo ông Nguyễn Huy Văn, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Traphaco, hiện doanh nghiệp đã xây dựng và phát triển vùng trồng đinh lăng tại nhiều địa phương như: Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ và Đắk Lắk. Những vùng trồng này được lựa chọn kỹ lưỡng dựa trên những tiêu chí như điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và khả năng sinh trưởng của cây đinh lăng. Đặc biệt, vùng trồng tại huyện Hải Hậu và huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) được đánh giá là lý tưởng nhờ vào đất đai màu mỡ, không bị ô nhiễm, có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của cây đinh lăng.

Theo ông Nguyễn Thế Hùng, Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện các nhóm nghiên cứu đang dùng những phương pháp khác nhau để xác định hàm lượng chất các thành phần của cây đinh lăng, cần phải rà soát lại những kết quả nghiên cứu, thống nhất phương pháp định lượng, định tính chỉ tiêu chất lượng nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất so sánh đối chiếu sản phẩm cũng như bảo vệ người tiêu dùng.

Mỹ Phương (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế ) mới đây đã tổ chức Hội nghị kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Dự báo thời tiết ngày 25/11/2024: Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 25/11/2024: Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 25/11/2024 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.
Dự báo thời tiết ngày 24/11/2024: Bắc Bộ đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết ngày 24/11/2024: Bắc Bộ đêm và sáng trời lạnh

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 24/11/2024 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.

Cùng chuyên mục

Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được Quốc hội thông qua có 7 nhóm điểm mới cơ bản.
[E-Magazine] Ghép tạng ở Việt Nam: Thành tựu và giải pháp

[E-Magazine] Ghép tạng ở Việt Nam: Thành tựu và giải pháp

Hơn ba thập kỷ nỗ lực không ngừng, ngành y học Việt Nam đã đạt được những kỳ tích trong lĩnh vực ghép tạng, trở thành quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về số lượng ca ghép mỗi năm. Tuy nhiên, đi đôi với những thành công là thách thức: lớn nguồn tạng hiến còn rất hạn chế. Đây là vấn đề cần sự chung tay của cả cộng đồng để mở ra cánh cửa hy vọng cho hàng nghìn bệnh nhân.
Thúc đẩy vai trò của báo chí trong việc đảm bảo quyền cho nạn nhân chất độc màu da cam

Thúc đẩy vai trò của báo chí trong việc đảm bảo quyền cho nạn nhân chất độc màu da cam

Trong những năm qua, báo chí đã đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh và tiếng nói cho nạn nhân chất độc màu da cam. Nhờ các bài viết và phóng sự, báo chí đã giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về cuộc sống khó khăn của các nạn nhân, qua đó thúc đẩy sự hỗ trợ từ phía xã hội và chính quyền.
Tăng cường truyền thông về vai trò và hình ảnh tích cực của phụ nữ Việt Nam đến thế hệ trẻ Gen Z

Tăng cường truyền thông về vai trò và hình ảnh tích cực của phụ nữ Việt Nam đến thế hệ trẻ Gen Z

Đồ án "Chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam" hướng đến việc xây dựng một chiến lược truyền thông hiệu quả nhằm đưa hình ảnh tích cực và vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam đến gần hơn với Gen Z.
Giải pháp nào để giảm tiêu thụ đồ uống có đường?

Giải pháp nào để giảm tiêu thụ đồ uống có đường?

Mới đây, Bộ Y tế đã tổ chức Tọa đàm thông tin về thực trạng tiêu thụ, tác hại của sử dụng đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của Thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán thuốc trực tuyến

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán thuốc trực tuyến

Tại tọa đàm “Mua bán thuốc online - Nên hay không?” được tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, quy định về mua bán thuốc online là một trong những điểm mới của dự án Luật Dược (sửa đổi) đang trình Quốc hội.

Các tin khác

Tạo thuận lợi cao nhất cho người đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Tạo thuận lợi cao nhất cho người đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Sáng 15/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Tháo gỡ vướng mắc của ngành Y tế ngay từ cấp cơ sở

Tháo gỡ vướng mắc của ngành Y tế ngay từ cấp cơ sở

Sáng 12/11, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã giải trình làm rõ một số vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế.
Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng kém chất lượng?

Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng kém chất lượng?

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế chiều 11/11, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tới giải pháp căn cơ để quản lý thực trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường.
Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất có nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất có nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Trả lời chất vấn đại biểu chiều 11/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang tăng nhanh về số người sử dụng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt là giới trẻ.
Tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm thuốc của bệnh viện công

Tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm thuốc của bệnh viện công

Phát biểu ý kiến tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội đề xuất không áp dụng việc đấu thầu đối với nhà thuốc hoạt động trong khuôn viên bệnh viện, cơ sở y tế công lập.
Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hai loài viễn chí làm dược liệu

Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hai loài viễn chí làm dược liệu

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hai loài viễn chí Polygala tenuifolia Willd. và P. japonica Houtt. làm dược liệu do Viện Môi trường và Phát triển bền vững thực hiện.
Người Việt Nam chưa đạt đủ lượng i-ốt so với khuyến nghị

Người Việt Nam chưa đạt đủ lượng i-ốt so với khuyến nghị

Theo báo cáo của Mạng lưới toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt. Chỉ 27% hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn...
Cần có sự đột phá trong ưu đãi phát triển ngành công nghiệp dược

Cần có sự đột phá trong ưu đãi phát triển ngành công nghiệp dược

Chiều 3/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hướng tới xây dựng mạng lưới bệnh viện xanh toàn cầu

Hướng tới xây dựng mạng lưới bệnh viện xanh toàn cầu

Mới đây, tại Hải Phòng đã diễn ra Hội nghị Khoa học Quốc tế về Biến đổi khí hậu, Sức khỏe và Hệ thống y tế xanh châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 6.
Thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Một trong những điểm mới Chính phủ đề xuất trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) nhận được sự quan tâm của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân là bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho Quỹ BHYT.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động