Quan sát 2 bộ phận cơ thể đoán tuổi thọ và nguy cơ tử vong
Tuổi thọ hoàn toàn có thể kéo dài bằng việc xây dựng lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, nếu vẫn đang tò mò về việc mình có thể sống được bao lâu, thì 2 bộ phận dưới đây có thể là dấu hiệu dự đoán tuổi thọ của mỗi người.
Nhìn võng mạc dự đoán tuổi thọ
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện mối liên hệ giữa tuổi sinh học võng mạc của một người và nguy cơ tử vong của họ.
Theo đó, khoảng cách tuổi võng mạc lớn có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm cao hơn từ 49 - 67% do bất kỳ nguyên nhân nào, ngoại trừ bệnh tim mạch hoặc ung thư.

Khoảng cách tuổi võng mạc càng lớn, nguy cơ tử vong sớm càng cao.
Khoảng cách tuổi võng mạc cứ tăng thêm 1 năm, nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào đó tăng lên 2% và nguy cơ tử vong do một vấn đề cụ thể (ngoài ung thư và bệnh tim mạch) tăng 3%.
51% người tham gia nghiên cứu trên thuộc nhóm “già nhanh” (người có tuổi võng mạc già hơn tuổi thật) với khoảng cách tuổi võng mạc là hơn 3 năm; 28% người tham gia có khoảng cách võng mạc là 5 năm và 4,5% người tham gia có khoảng cách tuổi võng mạc là 10 năm.
Các tác giả nghiên cứu kết luận phát hiện này chỉ ra khoảng cách tuổi võng mạc có thể là dấu hiệu sinh học tiềm ẩn của sự lão hóa, có liên quan mật thiết đến nguy cơ tử vong. Hình ảnh võng mạc có khả năng như một công cụ sàng lọc để phân tầng nguy cơ và đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp.
Nhìn đôi chân dự đoán tuổi thọ
Sức mạnh của đôi chân cũng có thể giúp dự đoán nguy cơ tử vong sớm và tuổi thọ. Cụ thể, sức mạnh của đôi chân được đánh giá thông qua 3 tiêu chí, bao gồm:
Số bước đi bộ mỗi ngày
Đi bộ rất tốt cho tâm trí, cơ thể và tâm hồn, thậm chí có thể giúp kéo dài tuổi thọ. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA International Medicine với sự tham gia của 16.700 phụ nữ ở độ tuổi trung bình là 72 đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc đi bộ và tuổi thọ.
Theo đó, trong thời gian theo dõi 4,3 năm, những người phụ nữ đi trung bình 4.400 bước/ngày đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong so với những phụ nữ không hoạt động thể chất nhiều và chỉ đi được khoảng 2.700 bước mỗi ngày. Cứ mỗi 2.000 bước khi đi bộ, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tử vong sớm sẽ giảm 10%.

Cứ mỗi 2.000 bước khi đi bộ, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tử vong sớm giảm 10%.
Tốc độ đi bộ
Bên cạnh số bước đi bộ, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đi bộ với tốc độ nhanh trong khoảng 30 phút mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, mất trí nhớ và tử vong.
Những người tham gia nghiên cứu có tốc độ đi bộ nhanh (trung bình từ 80 - 100 bước mỗi phút) trong vòng 30 phút có kết quả sức khỏe tốt hơn so với những người đã đi bộ cùng khoảng thời gian 30 phút nhưng với tốc độ chậm hơn.
Những người đi bộ nhanh có nguy cơ tử vong thấp hơn 35%, nguy cơ mắc bệnh tim hoặc ung thư thấp hơn 25% và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ thấp hơn 30% so với những người có tốc độ đi bộ chậm hơn.
Việc đi bộ nhanh không bắt buộc kéo dài trong 30 phút. Ngay cả khi đi bộ nhanh trong khoảng thời gian ngắn, vào các thời điểm khác nhau trong ngày cũng đem lại những lợi ích bất ngờ cho cơ thể. Điều quan trọng là mọi người nên đặt mục tiêu đi bộ nhanh hơn một chút so với tốc độ đi bộ bình thường.
Khả năng giữ thăng bằng trong 10 giây
Một nghiên cứu do nhóm các nhà nghiên cứu tại Phòng khám Y học thể thao CLINMEX ở Brazil chỉ ra rằng những người không thể đứng bằng một chân trong 10 giây có nguy cơ tử vong cao gần gấp đôi so với những người có thể thực hiện động tác này.

Khả năng giữ thăng bằng trên 1 chân liên quan trực tiếp đến tuổi thọ.
Nghiên cứu được tiến hành trên 1702 người có độ tuổi từ 50 - 75. 1/5 số người tham gia nghiên cứu không vượt qua bài kiểm tra đứng thăng bằng trên một chân. Tỷ lệ những người không thể đứng thăng bằng trên một chân tăng dần theo độ tuổi.
Tỷ lệ tử vong ở những người không vượt qua bài kiểm tra cao hơn đáng kể. Nhóm này cũng có tỷ lệ mắc bệnh béo phì, tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu và tiểu đường cao hơn.
Những người không thể đứng thăng bằng trên một chân trong 10 giây có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn 84% trong vòng 10 năm tới.
Nguồn: Quan sát 2 bộ phận cơ thể đoán tuổi thọ và nguy cơ tử vong
Tin liên quan

Lật mặt nhóm tội phạm giả danh thanh tra y tế để lừa đảo
11:17 | 03/12/2023 Pháp luật & Sức khỏe

Tuần lễ Du lịch TP HCM và các tỉnh Tây Bắc: Du lịch “Sắc màu Sơn La - Tây Bắc”
08:08 | 03/12/2023 Du lịch

Bạn có biết “ruột khỏe” thì “não vui?”
07:55 | 03/12/2023 Khỏe - Đẹp
Cùng chuyên mục

Lá trầu mang đến tác dụng không ngờ trong việc kiểm soát đường trong máu
16:31 | 02/12/2023 Thông tin đa chiều

Hướng dẫn viên du lịch U40 khỏi viêm da cơ địa nhờ Đông y An Đông
16:26 | 27/11/2023 Thông tin đa chiều

Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”
16:56 | 16/11/2023 Thông tin đa chiều

Kinh doanh nhà hàng: Bài toán an toàn thực phẩm gắn với sức khỏe của thực khách
14:41 | 03/11/2023 Thông tin đa chiều

Sản phẩm kinh doanh bị làm giả tràn lan, Youtuber Cú Đấm Thép cảnh báo và giúp khách hàng phân biệt hàng thật - hàng giả
20:17 | 02/10/2023 Thông tin đa chiều

Những "lỗ hổng" cần sớm được thắt chặt ở loại hình chung cư mini
17:19 | 15/09/2023 Thông tin đa chiều
Các tin khác

Bác sỹ Đào Thanh Hà: Sống để không phải hối tiếc
11:21 | 15/09/2023 Thông tin đa chiều

Hợp tác với Viện nghiên cứu Vi sinh & Chống Dịch Stanford, Viện nghiên cứu Tâm Anh ứng dụng AI, hướng tới tiến Bộ Y tế
00:39 | 11/09/2023 Thông tin đa chiều

Nhu cầu đường công nghiệp Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng
18:03 | 30/08/2023 Thông tin đa chiều

Khi AI trở thành "trợ lý" của bác sĩ
13:15 | 24/08/2023 Tin tức

Tỷ lệ mắc mới ung thư phổi có xu hướng gia tăng
14:00 | 14/08/2023 Thông tin đa chiều

Tăng giá trị cho dược liệu của Việt Nam
10:34 | 14/08/2023 Thông tin đa chiều

Kết hợp Đông - Tây y trong chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường
07:30 | 29/07/2023 Thông tin đa chiều

Ứng dụng công nghệ nano tăng hiệu quả thuốc Đông y, bước tiến đột phá trong Y học cổ truyền
20:00 | 28/07/2023 Thông tin đa chiều

Nên làm gì khi bị hạ đường huyết ?
07:00 | 26/07/2023 Tư vấn

Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh nâng cao hiệu quả quản lý hành nghề y, dược tư nhân
15:04 | 25/07/2023 Thông tin đa chiều

Kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính
1 ngày trước Y học cổ truyền

TP.HCM: Hội thảo khoa học “Năng lượng sinh học trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” lần thứ I – năm 2023
6 ngày trước Hoạt động hội

Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028
28-09-2023 18:44 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh
24-09-2023 13:22 Hoạt động hội

Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023
19-08-2023 08:56 Hoạt động hội