Rào cản khiến dược liệu khó “cất cánh”
Sâm ngọc linh- một trong những dược liệu quý của Việt Nam với giá trị xuất khẩu cao. Ảnh: Hoàng Thanh |
Giàu tiềm năng
Việt Nam kỳ vọng nhiều vào việc phát triển các vùng trồng thảo dược, nâng tầm các loại cây có giá trị kinh tế cao, hướng đến mục tiêu xuất khẩu đạt giá trị cả tỷ USD. Rất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp nói chung, phát triển trồng cây dược liệu nói riêng đã được nhà nước ban hành.
Tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Định hướng phát triển 54 loài dược liệu thế mạnh của 8 vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây thuốc để đến năm 2020 đáp ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, tăng cường khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước.
Đồng thời xây dựng các vùng trồng dược liệu tập trung phù hợp với từng vùng sinh thái, có quy mô đáp ứng nhu cầu thị trường; phấn đấu đến năm 2020 xây dựng quy trình và trồng 60 loài dược liệu và đến năm 2030 là 120 loài dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).
Đáng chú ý, ngày 1/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Mục tiêu từ nay đến năm 2030 là bảo tồn nguồn gen Sâm Việt Nam ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học cho hệ sinh thái rừng. Phấn đấu diện tích trồng Sâm Việt Nam đạt khoảng 31.000 ha vào năm 2030 và 100% diện tích Sâm Việt Nam được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý. Đến năm 2045, Sâm Việt Nam phấn đấu trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho các địa phương, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất Sâm lớn trên thế giới. Để đạt được mục tiêu này, việc nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển, quảng bá Sâm là cần thiết và đang được các bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm.
Đây sẽ là những tiền đề để quy hoạch và phát triển nguồn dược liệu nước ta trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước. Trên cơ sở đó, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư vào trồng cây dược liệu.
Chia sẻ với phóng viên về quá trình phát triển cây dược liệu của Tập đoàn TH, ông Trịnh Hiền Trung, Tổng giám đốc Công ty CP Dược liệu TH Herbals cho biết, Việt Nam có tiềm năng cây dược liệu lớn nhưng chưa khai thác được triệt để. Trên cơ sở nhìn thấy thực trạng này doanh nghiệp có cách tiếp cận là nhìn vào các tài nguyên thiên nhiên và trí tuệ Việt Nam kết hợp với khoa học công nghệ thế giới. Do đó, Tập đoàn TH đã mời giáo sư, nhà khoa học của các trường đại học hàng đầu thế giới như Anh, Mỹ, Israel về tham quan trực tiếp các vùng dược liệu của Việt Nam. Sau đó, dựa trên các tư vấn, định hướng của họ để TH phát triển cây dược liệu.
Ông Vũ Văn Tâm, Chủ tịch Công ty TNHH Dược liệu Vũ Gia chia sẻ, công ty đã xây dựng Công viên Trà Hoa vàng ở Ninh Bình thành nơi bảo tồn tất cả các giống Trà hoa vàng Việt Nam. Trà hoa vàng chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc, được đánh giá là dược liệu quý, tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người.
“Chúng tôi mong muốn bảo tồn tất cả các loài Trà hoa vàng của Việt Nam, để phát triển thành vùng sản xuất nguyên liệu. Lấy doanh thu từ thương mại để phục vụ cho công tác bảo tồn. Ở đó, những người yêu Trà hoa vàng, các nhà khoa học trong nước và quốc tế có thể tham quan, trao đổi, học hỏi”, ông Vũ Văn Tâm nhấn mạnh.
Khó “cất cánh”
Mặc dù đã có nhiều chính sách được ban hành để phát triển kinh tế dược liệu, nhưng “mỏ vàng” này chưa được khai thác đúng mức, bởi những hạn chế và khó khăn trong quá trình trồng trọt, chế biến, phát triển sản phẩm.
Theo ông Vũ Văn Tâm, để bảo tồn được loài hoa quý hiếm này doanh nghiệp phải đứng ra hợp tác với người dân, thuê người dân trồng cây dược liệu. Phải đầu tư rất nhiều vốn và nguồn lực ở vùng sâu, vùng xa, tỷ suất đầu tư lớn hơn nhiều so với miền xuôi. Trong khi đó, các chính sách của nhà nước với các văn bản ban hành rất chung chung, khiến doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn.
TS. Vũ Văn Thoại, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm trăn trở: “Doanh nghiệp muốn được vay vốn ngân hàng để đầu tư trồng cây dược liệu, thì phải được tỉnh cấp phép. Mình trồng cây trên chính mảnh đất của mình, những giống cây được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép trồng, thế mà còn phải đi xin tỉnh cấp phép. Đơn cử, chúng tôi phải bỏ một dự án tại Phú Yên vì mất 6 tháng không thể hoàn thành các thủ tục xin cấp phép. Giấy phép trồng cây dược liệu ở đây đòi hỏi cần có chữ ký của 8 sở ban ngành, sau đó mới lên đến Chủ tịch UBND tỉnh ký”.
Chia sẻ về những khó khăn mà Tập đoàn TH đang gặp phải, ông Trịnh Hiền Trung cho rằng, làm kinh tế dược liệu là câu chuyện sản xuất và bán sản phẩm ra thị trường, thu về lợi nhuận, nên sự vào cuộc của doanh nghiệp là rất quan trọng. Song những khó khăn của doanh nghiệp gặp phải hiện rất nhiều. Đó là việc thiếu thông tin về thế mạnh trong phát triển dược liệu của Việt Nam, sản lượng thế giới dự kiến bao nhiêu, nhu cầu thị trường nào đang nhiều?… Đồng thời, chi phí đầu tư, nhất là chi phí đầu tư ở vùng sâu vùng xa có tỷ suất cao hơn sẽ khó khăn, rủi ro hơn. Đầu tư chế biến sâu cũng cần những cơ sở hạ tầng về điện nước, kho bãi... Đây là những hạn chế đang cản đà doanh nghiệp phát triển cây dược liệu của Việt Nam cần sớm được Chính phủ và các bộ, ngành tháo gỡ.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, nhu cầu về dược liệu tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu rất lớn, tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu thảo dược Việt Nam được ước lượng khoảng 400 triệu USD/năm. Một trong những lý do dược liệu Việt Nam chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trong thị trường dược liệu toàn cầu là do phần lớn dược liệu Việt Nam được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô, thiếu công nghệ lõi cho chế biến dược liệu, đặc biệt là công nghệ chiết xuất. Thêm vào đó, những sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh như: quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe... vẫn còn manh mún, quy mô nhỏ, theo kiểu mạnh ai nấy làm.
Nguồn: Rào cản khiến dược liệu khó “cất cánh”
Tin liên quan
[Chùm ảnh] Hà Nội tan hoang sau bão Yagi
09:41 | 08/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Hà Nội: Nhiều thiệt hại sau bão Yagi
09:16 | 08/09/2024 Tin tức
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhiều nơi mưa to
07:45 | 08/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Cùng chuyên mục
Bão số 3 gây nhiều thiệt hại tại Hải Phòng
19:44 | 07/09/2024 Tin tức
Bão số 3 vào đất liền theo kịch bản xấu nhất
14:04 | 07/09/2024 Tin tức
Sắp diễn ra Triển lãm y tế quốc tế Việt Nam - Pharmedi Vietnam 2024
11:33 | 07/09/2024 Kinh tế
Chuẩn bị diễn ra Vietnam Beautycare Expo 2024
11:28 | 07/09/2024 Kinh tế
Giao dự toán chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024
10:33 | 07/09/2024 Tin tức
Bão số 3 đi vào vịnh Bắc Bộ, gây mưa lớn, gió mạnh
07:34 | 07/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Các tin khác
Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải trong bão số 3
22:46 | 06/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Bắc Ninh: Tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực y tế, nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân
16:38 | 06/09/2024 Tin tức
Triển khai công tác phòng chống, ứng phó với bão số 3 tại cơ sở khám, chữa bệnh
16:38 | 06/09/2024 Tin tức
Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mưa bão, lũ lụt
13:30 | 06/09/2024 Tin tức
Ngành y tế Hà Nội triển khai công tác phòng, chống bão số 3
11:17 | 06/09/2024 Tin tức
Xã Tiên Hải: Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai những phương hướng, giải pháp phát triển 6 tháng cuối năm 2024
10:28 | 06/09/2024 Tin tức
Một số kỹ năng cần biết để ứng phó với mưa bão
10:11 | 06/09/2024 Tin tức
Quận Ba Đình (Hà Nội): Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024-2025
09:45 | 06/09/2024 Tin tức
Bão số 3 giật trên cấp 17 tiếp tục tiến gần Bắc Bộ
09:31 | 06/09/2024 Tin tức
Trường Mầm non Happy Kids Garden Nguyễn Sơn: “Lấy trẻ làm trung tâm”
09:00 | 06/09/2024 Tin tức
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
24-08-2024 17:09 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La
21-08-2024 19:29 Hoạt động hội
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
19-08-2024 15:13 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024
30-07-2024 00:00 Hoạt động hội
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT
21-07-2024 14:46 Hoạt động hội