Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội: Thêm lựa chọn cho người lao động
4 cách tra cứu giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế Ngân hàng thắng đậm nhờ bán bảo hiểm |
TS. Nguyễn Văn Đáng cho rằng, rút bảo hiểm xã hội một lần cho thấy sự bất an kinh tế của một bộ phận người lao động, đặc biệt với nhóm thu nhập thấp và không ổn định. (Ảnh: NVCC).https://suckhoeviet.org.vn/ |
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2016-2021 có hơn 4,25 triệu lao động ở nước ta tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) nhưng cũng có tới 4,06 triệu người rút một lần, tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11%.
Trong đó, khu vực doanh nghiệp chiếm đa số người rút BHXH một lần (gần 2,9 triệu, tương đương 90,7%); khu vực nhà nước có khoảng 257.000 người, tương đương 8%; và 38.800 người (1,2%) là lao động tham gia BHXH tự nguyện.
Những người rút BHXH một lần cũng chủ yếu thuộc nhóm lao động khá trẻ: độ tuổi trung bình của nam là 34 và nữ là 32 tuổi, trong đó, nhóm từ 20-40 tuổi chiếm tới 77,5% và sau độ tuổi 40 chiếm 22,5%.
Chấp nhận những rủi ro trong tương lai để xin rút BHXH một lần cho thấy sự bất an kinh tế của một bộ phận người lao động, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp và không ổn định.
Bất an kinh tế xuất hiện khi người lao động mất việc làm trong một khoảng thời gian dài hoặc buộc phải làm những công việc khác có thu nhập thấp hơn, hoặc họ phải đối diện với một khoản chi phí tăng đột biến nào đó. Khi không còn lựa chọn nào khác khả dĩ hơn để vượt qua trạng thái khó khăn, người lao động buộc phải rút BHXH một lần, cho dù họ có thể biết sẽ phải đối diện với những thiệt thòi và rủi ro về lâu dài.
Trạng thái bất an kinh tế có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trước hết do tình trạng làm việc không có tích lũy, cùng những áp lực từ khó khăn trước mắt, hoặc những tính toán khác cho cuộc sống sau này. Giảm bất an kinh tế đòi hỏi những can thiệp chính sách tổng thể, chứ không thể chỉ trông chờ vào việc sửa đổi một bộ luật.
Vì thế, những đề xuất sửa đổi Luật Bảo hiểm là một trong những nỗ lực đáng ghi nhận của các nhà hoạch định chính sách ở nước ta trong việc dung hòa giữa đáp ứng nguyện vọng hiện nay của người lao động với bảo đảm sự an toàn về cuộc sống của họ trong tương lai.
Vấn đề hiện nay là làm thế nào để khuyến khích người lao động gắn bó với chương trình BHXH để sau này được nhận lương hưu, đảm bảo cuộc sống an toàn bền vững hơn?
Điều chỉnh đáng chú ý nhất trong Dự thảo Luật bảo hiểm (sửa đổi) là phương án can thiệp mang tính hành chính, giảm thời gian đóng và chỉ cho rút tối đa 50% số năm đóng BHXH. Mặc dù điều chỉnh này có thể khiến người lao động cân nhắc, nhưng nếu xét về logic tâm lý và hành vi, cùng quan sát thực tế cho thấy, động lực chính của những người xin rút BHXH một lần không hẳn chỉ là những chi tiêu trước mắt.
Thay vào đó, cá nhân xin rút BHXH một lần thường sẽ quan tâm hơn đến một khoản kinh phí nhất định để có thể tính toán cho các kế hoạch khác. Đặc biệt là tự tạo dựng một công việc khác, chủ động, ổn định và bền vững hơn cho mình. Bởi thế, có thể dự đoán tổng số tiền được nhận mới là yếu tố hàng đầu để người lao động quyết định rút BHXH một lần hay không, chứ không phải các quy định mới được điều chỉnh.
Điều chỉnh đáng chú ý thứ hai là các hình thức hỗ trợ tài chính, chủ yếu là các chế độ trợ cấp hằng tháng, trợ cấp hưu trí xã hội và bảo hiểm y tế, cũng chưa đủ tạo thành động lực mạnh để người lao động kiên nhẫn với BHXH.
Với những người đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện nhận lương hưu, muốn đợi đến tuổi được nhận lương hưu thì mức trợ cấp hàng tháng tối thiểu là 500.000 đồng cùng bảo hiểm y tế là không đáng kể, chưa tính đến khả năng họ còn phải lo cho người phụ thuộc.
Do đó, đề xuất nêu trên sẽ gặp rất nhiều thách thức nếu tính đến thực tế có tới 3/4 số người rút BHXH một lần thời gian qua thuộc nhóm dưới 40 tuổi. Với nhóm lao động còn thời gian làm việc khá dài như vậy có thể dự đoán khả năng sẽ ít người thực sự quan tâm đến các hình thức hỗ trợ hằng tháng này. Nói cách khác, tác động của biện pháp can thiệp tài chính đến hành vi rút BHXH một lần của người lao động có thể sẽ rất hạn chế.
Chúng ta sẽ nghĩ đến một lựa chọn thay thế khác, có thể khuyến khích người lao động tiếp tục gắn bó với BHXH, là bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, không chỉ nguy cơ chây ỳ của các doanh nghiệp trong việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, các quy định pháp lý hiện tại cũng khiến loại bảo hiểm này chưa phải là điểm tựa đáng tin cậy khi người lao động gặp khó khăn về việc làm và thu nhập.
Cụ thể, như các quy định sau đây khiến người lao động muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ khó thực hiện: họ phải "có tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp", hay họ “chỉ hưởng tối đa 12 tháng”.
Để giảm bất an kinh tế, giúp người lao động không phải thực hiện những quyết định “lợi bất cập hại” thì phúc lợi từ ngân sách Nhà nước, cụ thể nhất là các chương trình bảo hiểm và trợ cấp xã hội, luôn giữ vai trò hàng đầu.
Theo kinh nghiệm tại một số nước, sự hỗ trợ tài chính phải bằng khoảng 35% thu nhập trước đó của người lao động thì họ mới có thể duy trì cuộc sống tối thiểu. Khi sự hỗ trợ cho các thành viên trong hộ gia đình đang rơi vào trạng thái bất an kinh tế chưa đủ và không kịp thời để duy trì cuộc sống thì những hiện tượng không mong đợi như rút BHXH một lần sẽ vẫn diễn ra.
Thách thức lớn nhất với các loại phúc lợi do Nhà nước bảo đảm ở các nước đang phát triển như nước ta là vấn đề nguồn lực. Cho đến nay, cũng chỉ các nước giàu có, phát triển hàng đầu thế giới mới có thể bảo đảm sự an toàn về kinh tế cho mọi người dân trong những tình huống khó khăn bất ngờ.
Cũng bởi thế, về lâu dài, chúng ta cần tính đến các mô hình hỗ trợ cộng đồng để người dân có điều kiện có thể đóng góp, tạo thành các quỹ tự nguyện. Qua đó, có thể san sẻ gánh nặng với Nhà nước trong việc hỗ trợ những người gặp khó khăn, giúp bảo đảm an toàn cuộc sống cho người lao động trong mọi tình huống.
Nguồn: Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội: Thêm lựa chọn cho người lao động
Tin liên quan
Điều gì giúp cụ bà 98 tuổi ở Nghệ An sống sót sau ca bỏng nặng?
15:36 | 31/10/2024 Tin tức
Đắk Lắk triển khai mô hình Kiosk tự phục vụ trong ngành y tế
15:13 | 31/10/2024 Tin tức
Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững
13:56 | 31/10/2024 Thông tin đa chiều
Cùng chuyên mục
Tác dụng thần kỳ của thịt dê trong y học cổ truyền
11:12 | 31/10/2024 Tin tức
Quy định các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
10:31 | 31/10/2024 Tin tức
TP HCM đề xuất tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi
09:18 | 31/10/2024 Sức khỏe
Quảng Ninh: Bắt giữ 900kg nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ
07:50 | 31/10/2024 Tin tức
Cập nhật những tiến bộ mới nhất vào điều trị ung thư thực quản
22:09 | 30/10/2024 Tin tức
Kon Tum: Kết quả chấm Giải Búa liềm vàng năm 2024 về xây dựng Đảng.
18:47 | 30/10/2024 Tin tức
Các tin khác
Đắk Lắk: Thành phố Buôn Mê Thuột sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025
18:47 | 30/10/2024 Tin tức
Gia Lai: Tập huấn giao tiếp ứng xử, đổi mới phong cách phục vụ người bệnh
18:20 | 30/10/2024 Tin tức
Thừa Thiên Huế triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
17:11 | 30/10/2024 Tin tức
Đề xuất áp dụng thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày đối với một số bệnh, nhóm bệnh
15:39 | 30/10/2024 Tin tức
Vietramed Expo 2024: Cơ hội giao thương, kết nối sản phẩm dược liệu
14:14 | 30/10/2024 Tin tức
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City
11:18 | 30/10/2024 Tin tức
Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bão
10:31 | 30/10/2024 Tin tức
Tuyên Quang: Huyện Yên Sơn phát triển kinh tế gắn với công tác bảo vệ rừng nâng cao đời sống cho người dân
10:00 | 30/10/2024 Tin tức
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?
09:30 | 30/10/2024 Dấu ấn Việt Nam
Thượng tá Lê Minh Hải giữ chức Phó Trưởng Công an quận Hà Đông (Hà Nội)
20:02 | 29/10/2024 Tin tức
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức