Tác dụng chữa bệnh và bài thuốc từ cây đinh lăng
Đông trùng hạ thảo - dược liệu thần kỳ tốt cho sức khỏe |
Tác dụng của cây bạch hoa xà (bạch tuyết hoa) đối với sức khỏe |
Cây đinh lăng
Đinh lăng còn có tên là cây gỏi cá, nam dương sâm tên khoa học là polyscias fruticosa, panax fruticosum, panax fruticosus là một loài cây nhỏ thuộc chi đinh lăng (polyscias) của họ ngũ gia bì (araliaceae). Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, thức ăn hay làm thuốc trong y học cổ truyền.
Đinh lăng là một loại cây nhỏ có chiều cao trung bình từ 0.8 đến 1.5m. Thuộc giống cây lá kép, mọc so le, lá có 3 lần xẻ lông chim còn phía mép có răng cưa.
Phần hoa của cây thường có màu trắng xám, mọc tụ lại ở đầu cành. Phần quả nhỏ có kích thước từ 3 đến 4mm. Thông thường mùa hoa quả sẽ tập trung từ tháng 4 đến tháng 7
Cây đinh lăng có thể trồng làm cảnh trong nhà và phù hợp với hầu như mọi vùng miền ở nước ta. Chính vì vậy đây là một trong những loại cây rất quen thuộc đối với nhiều người.
Lá đinh lăng dạng lá xẻ lông chim, viền có răng cưa và mọc so le/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe
Theo Y học cổ truyền
Y học cổ truyền xem lá đinh lăng có tính mát, vị hơi đắng, có tác dụng tốt đối với việc giải độc, chống dị ứng, chữa táo bón,...
Lá có công năng giải độc, kháng dị ứng được sử dụng để giải độc thức ăn, chữa ho ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt sưng tấy
Thân và cành đinh lăng được sử dụng để chữa đau lưng và phong tê thấp
Rễ có tác dụng bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch được sử dụng để lợi tiểu, làm thuốc bổ và trị cơ thể gầy yếu, suy nhược.
Theo y học hiện đại
Dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:
Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta; tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng
Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ
Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.
Nhìn chung, dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Các nghiên cứu cũng cho thấy bột rễ hay dịch chất rễ đinh lăng có khả năng làm tăng sức chịu đựng của cơ thể con người trong điều kiện nóng ẩm, tốt hơn Vitamin C và chè giải nhiệt. Đó là tác dụng làm tăng lực của cây thuốc này.
Nước sắc, rượu lá đinh lăng có tác dụng ức chế sự sinh trưởng các vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột. Nên các chế phẩm đó có tác dụng chống tiêu chảy, nhất là trên gia súc.
Dịch chiết rễ và bột rễ đinh lăng có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.
Lá đinh lăng thường được sắc để cơ thể khoẻ mạnh, rễ đinh lăng thường được ngâm rượu để bồi bổ cơ thể, tăng lực và khí huyết / Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc sử dụng cây đinh lăng
Các bài thuốc tốt cho sức khỏe từ lá đinh lăng
Đối với bệnh tiêu hóa
Khi hỏi về lá đinh lăng có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa, ít ai biết rằng nó có khả năng chữa tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,... cực kỳ tốt. Để thực hiện mục đích này, bạn hãy lấy một nắm lá đinh lăng tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối sau đó cho vào nồi, đổ nước xâm xấp và đun sôi lên, cuối cùng chắt lấy nước uống khi còn ấm. Cần duy trì cách làm này trong vài ngày liên tục để cải thiện các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa mà bạn đang gặp phải.
Đối với bệnh đau lưng do thời tiết
Có không ít người mỗi khi thời tiết thay đổi là bị đau nhức xương khớp, nhất là cột sống. Lúc này hãy nấu nước lá đinh lăng uống vài ngày bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.
Cách chữa đau lưng bằng lá đinh lăng rất đơn giản: chỉ cần lấy 30g lá và cành đinh lăng tươi rửa sạch, nấu cùng 15g mỗi loại sau: cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ và 800ml nước. Bạn đun hỗn hợp này cho sôi rồi để lửa nhỏ đến khi chỉ còn 30ml nước thì chắt lấy nước chia thành 3 lần uống trong ngày, thực hiện 5 ngày liên tiếp.
Đối với bệnh dị ứng da
Người bị dị ứng da có thể uống nước đinh lăng để cải thiện tình trạng nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Bài thuốc để thực hiện mục đích này như sau: lấy 150g lá đinh lăng tươi rửa sạch hãm với 200ml nước sôi trong 5 - 7 phút rồi chắt ra lấy nước, uống khi còn ấm, mỗi ngày 3 lần, duy trì 5 - 7 ngày hoặc cho đến khi hết các triệu chứng dị ứng.
Đối với chứng rối loạn kinh nguyệt và đau tử cung
Có thể lý giải lá đinh lăng có tác dụng gì với chứng đau tử cung và rối loạn kinh nguyệt như sau: các hoạt chất trong loại lá này giúp phụ nữ sau sinh tăng cường sức đề kháng nên giảm thiểu được các cơn đau ở cổ tử cung. Ngoài ra, lá đinh lăng còn cải thiện lưu thông khí huyết nên hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
Cách thực hiện bài thuốc như sau: dùng cành và lá đinh lăng tươi đem sắc cùng nước rồi chắt uống khi còn ấm. Nên duy trì cách làm này trong một thời gian dài thì mới thấy được hiệu quả mà dược liệu đinh lăng mang lại.
Đối với chứng đau đầu, mất ngủ
Lá đinh lăng rất tốt đối với việc đả thông kinh lạc, cải thiện đề kháng. Vì thế, với những người bị đau đầu hay mất ngủ, việc dùng lá đinh lăng sẽ giúp an thần để ngủ ngon giấc hơn, giảm đau hiệu quả.
Muốn dùng lá đinh lăng để đạt được công dụng này bạn cần: lấy mỗi loại 20g gồm: lá đinh lăng khô, rau má, tam điệp, cỏ mực, lá vông; 16g lá trinh nữ; 10g mỗi loại gồm: hoàng bá, hoàng liên và bạch linh. Tất cả dược liệu được chuẩn bị đem rửa sạch và sắc cùng 700ml nước cho đến khi còn 300ml thì chắt nước chia thành 2 lần uống trong ngày.
Các bài thuốc sử dụng rễ cây đinh lăng
Sử dụng rễ đinh lăng thái mỏng, phơi khô với hàm lượng 0.5 gam, thêm 100ml nước và đun sôi trong khoảng thời gian 15 phút. Sau đó, để nguội và chia thành 2-3 lần để uống trong ngày.
Sử dụng 30 gam đến 40 gam cùng với 500ml nước và sắc hỗn hợp này đến khi còn 250 ml. Nên uống nóng nước sắc và uống trong thời gian từ 2 đến 3 ngày. Tác dụng của bài thuốc này giúp thông tia sữa, căng vú sữa từ đó giúp cho vú hết nhức, và sữa chảy bình thường.
Có thể sử dụng đinh lăng được giã nát và đắp lên trên vết thương, thành phần trong đinh lăng có tác dụng chữa lành vết thương.
Sử dụng 40 gam đinh lăng, giã nhuyễn, và đắp vào vết thương hoặc chỗ sưng đây. Như vậy, có khả năng chữa sưng đau cơ khớp.
Sử dụng đinh lăng phơi khô và có thể sử dụng lót trong vỏ gối hoặc trải xuống giường cho trẻ nằm như vậy có thể giúp trẻ phòng chống được các cơn co giật.
Sử dụng 20 gam đến 30 gam đinh lăng sau đó sắc lấy nước và uống khoảng 3 lần trong ngày. Có thể sử dụng phối hợp với cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây để tăng khả năng chữa đau lưng mỏi gối ở những người mắc bệnh liên quan đến xương khớp.
Sử dụng 12 gam rễ đinh lăng, 12 gam kỷ từ, 12 gam, cám nếp, 8 gam trâu cổ, 8 gam cao ban long, 6 gam sa nhân. Đem hỗn hợp này đi sắc lấy nước uống. Hỗn hợp này có tác dụng chữa liệt dương.
Sử dụng 12 gam rễ đinh lăng, 12 gam biển đậu, 12 gam rễ cỏ tranh, 8 gam nghệ. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống mỗi ngày một thang. Bài thuốc này có tác dụng tốt đối với bệnh viêm gan.
Sử dụng 100 gam rễ đinh lăng tán thành bột và sắc uống hàng ngày có tác dụng chữa bệnh thiếu máu.
Sử dụng 10 gam đinh lăng khô sắc chung với 200ml mước và uống hàng ngày có tác dụng chữa dị ứng, ban sơi, ho và kiết lỵ.
Sử dụng 8 gam rễ đinh lăng, 8 gam đậu săng, 8 gam tang bạch bì, 8 gma nghệ vàng, 8 gam tần dày lá, 6 gam bồ công anh, 4 gam gừng khô, cùng với 600 ml được đem đi sắc để lấy 250ml. Chia hỗn hợp này ra làm 2 lần uống trong ngày và uống khi còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng chữa ho suyễn lâu năm.
Củ đinh lăng ngâm rượu là cách dùng thông dụng hiện nay/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Một số lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng
Tương tự như các loại cây có nhựa mủ, thì đinh lăng cho nhựa nhiều ở phần vỏ. Phần nhựa này cũng nằm trong thành phần dược chất được chiết xuất từ đinh lăng. Và liều lượng dùng quá mức quy định có thể gây độc đối với người dùng. Liều chết LD50 xác lập trên chuột của đinh lưng là 32.9 gam/kg, còn với nhân sâm 16.5 gam/kg; ngũ gia bì 14.5 gam/kg.
Ngoài ra, thành phần độc tố saponin trong đinh lăng có thể gây vỡ hồng cầu. Nếu uống quá nhiều đinh lăng có thể dễ gặp phải tình trạng say, mệt mỏi và tiêu chảy.
Trong lá đinh lăng có nhiều saponin nên nếu lạm dụng sử dụng quá nhiều rất dễ gặp phải một số tác dụng phụ chóng mặt, hoa mắt, khó chịu, mệt mỏi,... Vì thế, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cân nhắc liều lượng sử dụng cho phù hợp, không được uống kéo dài.
Trẻ em không nên uống nước lá đinh lăng mà chỉ nên dùng ngoài da vì hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nếu lạm dụng uống nước lá đinh lăng có thể ảnh hưởng xấu tới tổng trạng cũng như hệ tim mạch.
Tuy là dược liệu thiên nhiên ít độc nhưng khi dùng với liều lượng nhiều vẫn có nguy cơ bị ngộ độc, nhất là ở phổi, gan, dạ dày, tim, ruột,...
Thai phụ trong 3 tháng đầu không nên uống lá đinh lăng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Tin liên quan
Một số cây thuốc nam chữa bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả
19:54 | 28/09/2024 Sức khỏe
Hội thảo khoa học “Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam”
10:51 | 18/03/2024 Y học cổ truyền
Phát huy giá trị y học cổ truyền trong đời sống đương đại
13:00 | 10/02/2024 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội