Tác dụng của cây bạch hoa xà (bạch tuyết hoa) đối với sức khỏe
Tác dụng và bài thuốc từ cây bạch đồng nữ |
Nhụy hoa nghệ tây và những lợi ích đối với sức khỏe |
Bạch hoa xà
Bạch hoa xà hay còn gọi nhài công, đuôi công hoa trắng, cây mộng mắt, bươm bướm, lài dưa, lá đinh, bạch tuyết hoa, pít pì khao (Tày), lài dây, cỏ nhả cam (Thái), kèng péo mía (Dao). Tên khoa học Plumbago zeylanica là một loài thực vật thuộc họ Plumbaginaceae.
Công dụng: Bạch hoa xà trị hắc lào, mụn nhọt, nấm da (lá, rễ ngâm rượu bôi). Tê thấp (thân ngâm rượu uống), thuốc kháng khuẩn. Chú ý cây có độc và làm bỏng da.
Bạch hoa xà là cây thân thảo cao 60-70 cm, có thân rễ, thân có đốt và nhẵn, lá mọc so le, hình trứng đầu nhọn, phía cuống hơi như ôm vào thân, mép nguyên, không có lông, nhưng mặt dưới hơi trắng nhạt. Thân bạch hoa xà hóa gỗ ít hoặc nhiều khúc khuỷu có khía dọc rất mảnh và có đốt rõ. Lá bạch hoa xà mọc so le, hình trứng hoặc bầu dục thuôn, gốc gần bằng, đầu nhọn; cuống lá như ôm vào thân. Cụm hoa mọc thành chùm bông ở ngọn gồm nhiều hoa màu trắng, tràng hoa hình đinh, nhị 5 chỉ nhị hình chỉ, bao phấn thuôn màu vàng. Quả bạch hoa xà thường lép, mùa ra quả gần như quanh năm, nhưng chủ yếu vào tháng 5-6.
Bạch hoa xà được xác định là có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Chúng phân bố ở khắp các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt. Bạch hoa xà được tìm thấy và được trồng ở một số nước như Nhật Bản, miền Nam Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, những nước Châu phi,… Tại Việt Nam, bạch hoa xà mọc hoang ở khắp nơi và thường được trồng để làm cảnh, làm thuốc.
Bạch hoa xà còn được gọi là đuôi công hoa trắng/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Công dụng của cây bạch hoa xà
Theo Y học cổ truyền, bạch hoa xà có các tác dụng trị lành vết thương, vết lở loét. Thường dùng rễ hay lá giã nhỏ với cơm cho thành một thứ bột nhão, đắp lên những nơi sưng đau. Có nơi sắc rễ lấy nước bôi ghẻ, lá Bạch hoa xà giã nát đắp lên đầu chốc lở đã rửa sạch hễ thấy nóng thì bỏ ra. Do nhựa của cây Bạch hoa xà làm chậm sự thành sẹo cho nên một số dân châu Phi đã dùng nhựa cây này bôi lên các hình vẽ trên người bằng dao cạo để cho hình nổi lên, nó có tác dụng tăng sinh trưởng những tổ chức đã bị rách.
Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, trong cây bạch hoa xà có chứa đến 171 hợp chất gồm 32 iridoid, 26 flavonoid, 24 anthraquinone, 26 phenolic và các dẫn xuất của chúng, 50 loại dầu dễ bay hơi và 13 hợp chất khác. Trong đó, anthraquinone, flavonoid và terpenoid chiếm phần lớn.
Đã có những nhiều nghiên cứu về tác dụng của cây bạch hoa, tuy nhiên, phần các nghiên cứu chỉ dừng lại ở thử nghiệm trên động vật hoặc trong ống nghiệm. Nghiên cứu có thấy cây bạch hoa xà có thể có những tác dụng sau đây:
Giúp chống ung thư
Nhiều nghiên cứu cho thấy trong cây bạch hoa xà có chứa nhiều hợp chất như iridoid, anthraquinone, stigmasterol, alkaloid, flavonoid… những hợp chất này có thể giúp ngăn chặn sự tăng sinh khối u, từ đó có thể chống lại sự phát triển và di căn của một số loại ung thư.
Điều hòa miễn dịch
Chất flavonoid trong bạch hoa xà có tác dụng thúc đẩy tăng sinh dòng tế bào bạch cầu để điều hòa hệ miễn dịch trong cơ thể.
Chống oxy hóa
Các chất flavonoid và iridoid trong cây bạch hoa xà là những chất chống oxy hóa có khả năng chống lại sự phát triển của các tế bào có hại và bảo vệ tế bào khỏe mạnh.
Kháng viêm
Một số nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, chất flavonoid và iridoid từ chiết xuất của cây bạch hoa xà có thể ức chế hoạt động của các cytokine gây viêm và phản ứng oxy hóa khử.
Bảo vệ thần kinh
Chất flavonoid và iridoid cũng là những hợp chất bảo vệ thần kinh, chính vì thế nhiều người tin rằng cây bạch hoa xà có tác dụng bảo vệ thần kinh quan trọng.
Bạch hoa xà là một dược liệu để bào chế thuốc trong Y học cổ truyền / Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc dân gian sử dụng bạch hoa xà để điều trị bệnh
Trong Y học cổ truyền, bạch hoa xà là thảo dược có vị ngọt, đắng, tính mát. Tác dụng của cây bạch hoa xà là giúp khử phong, giảm đau, tán ứ, tiêu thũng, giải độc, sát trùng. Chính vì thế, loại thảo dược này thường được sử dụng phổ biến trong y học dân gian để trị bệnh.
Chữa huyết áp cao
Một trong những tác dụng của cây bạch hoa xà có thể hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp. Để chữa cao huyết áp bạn có thể dùng 16g toàn cây bạch hoa xà, 20g lá dâu, 12g hoa đại, 16g quyết minh tử, cỏ xước và ích mẫu mỗi vị 12g, sắc uống ngày 1 thang.
Trị bong gân, sai khớp, tê thấp nhức mỏi
Cây bạch hoa xà là một loại thảo dược trị bong gân, sai khớp rất hiệu quả. Dùng 20g rễ bạch hoa xà và 16g cam thảo đất, đem sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc dùng 100g rễ bạch hoa xà đã phơi khô, thái mỏng, sao vàng. Sau đó, đem ngâm với 500ml rượu trắng trong 20 - 30 ngày là có thể dùng được, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 - 20ml trước bữa ăn.
Nếu xương khớp đau nhức, tê thấp, bạn cũng có thể sử dụng rễ bạch hoa xà phơi khô, thái nhỏ, tán bột, trộn với dầu vừng để xoa bóp khi nhức mỏi.
Phụ nữ trễ kinh
Trễ kinh (hay chậm kinh) là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể sử dụng 16g toàn cây bạch hoa xà, 40g lá móng tay, 20g củ nghệ đen và 16g cam thảo đất. Tất cả nguyên liệu đem sắc uống ngày 1 thang đến khi kinh nguyệt trở lại bình thường thì dừng uống.
Chữa táo bón, đại tiện không thông
Táo bón là một trong những vấn đề sức khỏe thường xuyên xảy ra ở nhiều người, gây cản trở sinh hoạt và hạn chế làm các công việc hằng ngày. Do đó, để phòng ngừa táo bón bạn có thể dùng lá bạch hoa xà nấu chín, ăn cái, nước dùng để uống sau 1 giờ đi đại tiện được, người không mệt. Ngoài ra, giã nát hay vò lá bạch hoa xà rồi lọc lấy nước uống đều được.
Chữa mụn nhọt, lở loét, sưng đau do chấn thương
Một tác dụng khác của cây bạch hoa xà là giúp chữa mụn nhọt, lở loét hay sưng đau do chấn thương.
Bạn cần chuẩn bị lá tươi hoặc rễ non cây bạch hoa xà, đem giã nát. Sau đó, quấn xung quanh vết thương 2 - 3 lớp gạc, rồi cho phần giã nát đắp lên, trong khoảng 30 phút rồi tháo ra. Trong trường hợp chưa đến 30 phút mà cảm giác vùng da đang đắp nóng lên thì bạn nên lấy phần dược liệu này ra ngay lập tức, tránh trường hợp bị bỏng da gây đáng tiếc.
Trị đau dạ dày, nóng gan
Trong dân gian còn sử dụng cây bạch hoa xà để trị dạ dày, nóng gan. Bạn có thể sử 12g rễ bạch hoa xà, 20g nhân trần và 16g cam thảo đất. Tất cả nguyên liệu này bạn đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bạn cũng có thể sử dụng bài thuốc này để giúp mát gan, giải độc gan.
Bạch hoa xà thường có hoa mọc đầu cành, màu trắng/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Lưu ý khi dùng bạch hoa xà
Để có thể sử dụng bạch hoa xà đạt hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Bạch hoa xà và bạch hoa xà thiệt thảo là 2 vị thuốc thường được sử dụng trong Đông y. Do đó, cần phân biệt kỹ trước khi dùng để tránh nhầm lẫn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không được dùng cây bạch hoa xà.
Rễ cây bạch hoa xà có chất Plumbagin có thể gây bỏng da, xung huyết da. Do đó, nếu đắp rễ bạch hoa xà lên vết thương thấy bỏng rát thì phải rửa sạch ngay lập tức và ngưng sử dụng.
Liều lượng và cách dùng sẽ khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn để có bài thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất.
Như vậy, cây bạch hoa xà vốn là loại thảo dược được sử dụng nhiều trong y học dân gian từ rất sớm. Các nghiên cứu y học hiện đại cũng cho thấy nhiều công dụng của cây bạch hoa xà có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng bạch hoa xà chữa bệnh bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để đảm bảo đúng liều lượng và an toàn.
Bạch hoa xà (bên trái) và bạch hoa xà thiệt thảo (bên phải) / Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tin liên quan
Bạch hoa xà thiệt thảo - vị thuốc chính trong các bài thuốc điều trị ung thư
11:00 | 17/08/2023 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội