Tác dụng hỗ trợ và điều trị ngộ độc thức ăn của dược liệu đạm trúc diệp
Đặc điểm vị thuốc đạm trúc diệp
Tên tiếng việt: Cỏ lá tre, Đạm trúc diệp, Cỏ lông lợn, Nhả mạy phẻo, Mác pang pầu (Tày), Co tạng pầu (Thái), Sàng cay nua dòi (Dao)
Tên khoa học: Lophatherum gracile Brongn
Họ: Poaceae (Lúa)
Công dụng: rễ có tác dụng thanh lương giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, chống nôn, long đờm, chữa trẻ em sốt cao co giật, viêm tuyến nước bọt, viêm đường tiết niệu, đái ra máu (Rễ).
Đạm trúc diệp là một loại cỏ sống lâu năm, có rễ phình thành củ, nhiều nhánh, cứng. Thân cao 0,6-l,5m, mọc thẳng đứng, đốt dài. Lá mềm, hình mác dài nhọn, dài 10-15cm, rộng 2-3cm, những lá phía trên lơ thơ ở mặt trên có ít lông, mặt dưới nhẵn, cuống lá gầy tiếp liền với bẹ dài, ôm lấy thân. Hoa mọc thành chuỳ thưa, dài 15- 45cm, bông nhỏ dài 7-12mm. Quả hình thoi dài chừng 4mm.
Loài này có nhiều dạng, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, nhiều nhất là ở những nơi rừng thưa hay đồi cỏ. Còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia.
Vào tháng 5-6 cuối mùa hoa, người ta hái toàn cây mang về, cắt bỏ rể con, bó thành từng bó nhỏ phơi hay sấy khô. Vị thuốc nhiều khi còn có cả rễ con và đôi khi cả cụm hoa.
![]() |
Tác dụng hỗ trợ và điều trị ngộ độc thức ăn của dược liệu đạm trúc diệp |
Tác dụng dược lý
Năm 1937, hai tác giả là Hutchins và Swith đã dùng nhũ dịch 15% men tiêm dưới da gây sốt cho chuột bạch, rồi thí nghiệm tác dụng giảm sốt của 17 thứ thuốc khác nhau đã đi đến kết luận là cho vào dạ dày cao nước đạm trúc diệp với liều l-2g trên 1kg thể trọng có tác dụng giảm sốt, nhưng thuốc chế bằng rượu không có tác đụng giảm sốt; vậy chất chữa sốt tan trong nước.
Năm 1956, Chu Hàng Bích và một số tác giả khác (Trung Quốc sinh lý khoa học hội, 1956) dùng dung dịch có E.coli tiêm dưới da gây sốt cho mèo và thỏ rồi thí nghiệm tác dụng chữa sốt của đạm trúc diệp thì thấy với liều 2g trên 1kg thể trọng, đạm trúc diệp có tác dụng chữa sốt ngang với liều 33mg phenaxetin cho 1kg thể trọng. Ngoài ra lại còn có tác dụng lợi tiểu và tăng lượng đườmg trong máu.
Công dụng của đạm trúc diệp
Theo y học hiện đại
Có nhiều thí nghiệm trên các loài chuột bạch, thỏ, mèo đã chứng minh rằng đạm trúc diệp có khả năng hạ sốt và những thành phần này tan chủ yếu trong nước.
Đạm trúc diệp có khả năng lợi tiểu nhưng yếu hơn mộc thông, trư linh.
Tuy nhiên các tác dụng trên vẫn còn đang được nghiên cứu thông qua thí nghiệm trên động vật nên cần thêm nhiều bằng chứng lâm sàng hơn nữa.
Theo y học cổ truyền
Đạm trúc diệp có vị ngọt nhạt, tính hàn. Tác dụng lợi tiểu, hạ sốt, tiêu viêm, thanh nhiệt. Chủ trị tiểu khó và ra máu, chữa khát, viêm họng, sốt.
Xem thêm: Nước hoa hồng Dear, Klairs Supple Preparation Unscented Toner |
![]() |
Công dụng của đạm trúc diệp |
Các bài thuốc từ đạm trúc diệp
Bài 1: Chữa trị các chứng bệnh liên quan đến nhiệt, ra nhiều mồ hôi, sốt cao, miệng khô, âm lưỡng thương, môi khô:
Nguyên liệu gồm: Đạm trúc diệp và nhân sâm mỗi vị 12g; 24g thạch cao; bán hạ và mạch đông mỗi vị 16g; 6g cam thảo, 32g ngạnh mễ. Sắc với nước rồi uống.
Bài 2: Chữa nóng sốt, đổ mồ hôi trộm:
Nguyên liệu: Đạm trúc diệp và thạch cao mỗi vị 12g; 20g cát căn. Sắc hỗn hợp trên và uống ngày 2 lần.
Bài 3: Chữa loét miệng do nóng trong người:
Nguyên liệu: Hoàng liên và cam thảo mỗi vị 5g; đạm trúc diệp, hoàng bá, hoàng cầm, chi tử mỗi vị 10g. Sắc hỗn hợp trên và uống mỗi ngày 2 lần.
Bài 4: Chữa đau họng:
Nguyên liệu: 3 củ thông bạch; 16g đạm đậu xị; sơn chi, cát cánh, đạm trúc diệp mỗi vị 12g; bạc hà và liên kiều mỗi vị 8g; 6g cam thảo. Sắc hỗn hợp trên và uống ngày 2 lần.
Bài 5: Chữa chứng mê man nói nhảm:
Nguyên liệu: Ý dĩ và hoạt thạch mỗi vị 24g; đạm trúc diệp tươi và phục linh mỗi vị 12g; bạch đậu khấu nhân và liên kiều mỗi vị 8g, 6g thông thảo. Sắc uống.
Bài 6: Vị thuốc đạm trúc diệp trị chứng mệt mỏi, chân tay rã rời:
Nguyên liệu:Đảng sâm và tô ngạnh mỗi vị 8g;thạch hộc và mạch môn đông 10g; hoàng liên và cam thảo mỗi vị 4g; đạm trúc diệp tươi và tri mẫu mỗi vị 12g; 32g ngạnh mễ. Sắc uống.
Bài 7: Chữa viêm niệu đạo, tiểu buốt, tiểu rắt:
Nguyên liệu: 20g đạm trúc diệp; thông thảo, thiên hoa phấn, hoàng bá mỗi vị 10g; 6g sinh cam thảo 6g. Sắc mỗi ngày 1 thang uống 2-4 lần/ngày.
Bài 8: Trị ngộ độc thức ăn:
Nguyên liệu: Đạm trúc diệp, lá thường sơn, lá đơn răng cưa, lá găng trắng mỗi vị 10g.
Đem giã nát hỗn hợp trên rồi cho vào ít nước, lọc bỏ bã rồi uống mỗi ngày 3 lần.
Đạm trúc diệp là vị thuốc có nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên trên lâm sàng, các bằng chứng về tác dụng vẫn chưa được chứng minh đầy đủ. Do đó trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ theo liều lượng đã được chỉ định.
Xem thêm: Collagen NuBest Bổ sung Collagen cho Da, Móng, Tóc Chắc Khỏe |
![]() |
Các bài thuốc từ đạm trúc diệp |
Những lưu ý khi sử dụng đạm trúc diệp
Tham khảo ý kiến bác sĩ: trước khi sử dụng đạm trúc diệp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt nếu bạn đang có bệnh lý nền hoặc đang dùng thuốc điều trị.
Kiên trì trong điều trị: hiệu quả của đạm trúc diệp có thể không thấy ngay lập tức. Bạn cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt được kết quả tốt nhất.
Theo dõi tình trạng sức khỏe: nếu có dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng nặng hơn, hãy ngừng sử dụng và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ.
Đạm trúc diệp là một dược liệu quý với nhiều tác dụng hữu ích trong việc hỗ trợ và điều trị ngộ độc thức ăn. Từ khả năng kháng viêm, giải độc đến làm dịu dạ dày, đạm trúc diệp không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe. Hãy thử áp dụng những bài thuốc từ đạm trúc diệp để trải nghiệm những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe của bạn.
Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi) |
Tin liên quan

A Ngùy: Thảo dược có công dụng chữa đầy hơi, chướng bụng
16:57 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc trị gai cột sống với nguyên liệu cây dền
00:00 | 30/05/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng hỗ trợ và điều trị cảm mạo của vị thuốc ngưu bàng tử
00:00 | 30/05/2025 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục

Cây đu đủ - Dược liệu quý từ thiên nhiên
19:19 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số bài thuốc Nam gia truyền - Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị sởi hiệu quả cao
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Bất ngờ với tác dụng của cây dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành
19:14 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số lưu ý khi sử dụng Sử quân tử
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của Thành ngạnh đối với sức khỏe
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Quả cóc hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa như thế nào?
07:56 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Những bệnh nào nên kiêng ăn bưởi?
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây Vàng đắng
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc quý từ cây Ưng bất bạc
15:55 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội