Tác hại của paraben trong mỹ phẩm
1. Paraben là gì?
Paraben là tên gọi chung của nhóm các dẫn xuất gồm các chất bảo quản hóa học được sử dụng rộng rãi nhất trong mỹ phẩm. Paraben trong mỹ phẩm có vai trò hạn chế tăng sinh vi khuẩn, hạn chế sự phân hủy của các hóa chất, đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng.
ThS. BSCKII. Phạm Ngọc Hảo, Ủy viên Ban chấp hành Hội Da liễu Việt Nam, Trưởng Khoa Da liễu Miễn dịch, Bệnh viện 19-8 cho biết, paraben dùng làm tá dược trong mỹ phẩm với một lượng vừa đủ để bảo quản sản phẩm. Thành phần này có mặt trong hầu hết các sản phẩm mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm, sản phẩm chăm sóc tóc, sản phẩm cạo râu, chất khử mùi, sữa tắm, các loại kem dưỡng thể và mỹ phẩm trang điểm.
Có thể tìm thấy thành phần paraben trong mỹ phẩm dưới các tên phổ biến như butylparaben, ethylparaben, methylparaben và propylparaben.
Paraben bị cấm sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm để ngăn ngừa nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng.
2. Paraben trong mỹ phẩm gây tác hại gì?
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), paraben có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là khi sử dụng các sản phẩm có nồng độ paraben cao.
ThS. BSCKII. Phạm Ngọc Hảo cho biết, paraben trong mỹ phẩm có thể gây tình trạng kích ứng, tổn thương trên da, nhất là đối với người có làn da nhạy cảm. Thành phần methylparaben có thể phản ứng với tia UVB trong ánh nắng mặt trời gây lão hóa sớm và làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.
Ngoài ra, paraben có thể gây ung thư vú ở phụ nữ hoặc làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản do làm tăng lượng estrogen trong cơ thể. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy paraben có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng sinh sản ở nam giới. Theo đó, butylparaben có thể gây giảm chất lượng, số lượng và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tinh trùng. Chính vì những tác hại nêu trên, paraben không được cấp phép sử dụng trong mỹ phẩm.
Từ năm 2015, Cục Quản lý Dược đã loại một số chất sử dụng trong mỹ phẩm, trong đó có butylparaben và các muối, propylparaben và các muối, dạng hỗn hợp các paraben với tổng nồng độ tối đa là 0,8% (tính theo acid) và 05 paraben (isopropylparaben, isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylparaben) được bổ sung vào danh mục các chất không được dùng trong mỹ phẩm.
3. Cách nhận biết paraben trong mỹ phẩm
Để bảo quản mỹ phẩm nên một số cơ sở sản xuất vẫn đưa paraben trong sản phẩm mà không công bố thành phần, nên đã bị đình chỉ lưu hành và thu hồi, như lô sản phẩm Kem dưỡng trắng - Chống nắng (Nhãn hàng HASUMI).
ThS. BSCKII. Phạm Ngọc Hảo khuyến cáo, khi mua và sử dụng bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm nào, cần tìm hiểu kỹ về thành phần trong sản phẩm, nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi lựa chọn.
Nếu bản thân không chắc chắn liệu sản phẩm mỹ phẩm đó có paraben hay không, bạn có thể nhìn vào danh sách các thành phần ở mặt sau của chai sản phẩm. Nếu có, paraben thường được ghi trong mục tá dược, nằm ở dòng dưới cùng trong bảng thành phần.
Một số thành phần paraben phổ biến nhất như methylparaben, propylparaben, butylparaben, isopropylparaben và isobutylparaben...
Tin liên quan
Smart A được giới chuyên môn đánh giá cao tại Hội thảo khoa học: Minh chứng từ thực tiễn
14:01 | 21/12/2024 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 21/12/2024: Bắc Bộ trời rét, ngày nắng
05:05 | 21/12/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản
16:36 | 20/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
13:48 | 07/12/2024 Hoạt động hội
Không phân biệt hạng bệnh viện trong kê đơn thuốc BHYT
13:50 | 05/12/2024 Thông tin đa chiều
Hiểu về đường dextrose: Công dụng và tác động đối với sức khỏe
09:58 | 03/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản
09:53 | 29/11/2024 Tư vấn
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Cần đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện
07:10 | 29/11/2024 Thông tin đa chiều
Các tin khác
Việt Nam làm chủ được nhiều kỹ thuật mới trong điều trị ung thư máu, huyết học
21:02 | 28/11/2024 Thông tin đa chiều
Thiền năng lượng rung động cộng hưởng: Giải pháp đột phá khai mở tiềm năng con người
21:31 | 27/11/2024 Thông tin đa chiều
Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
14:00 | 22/11/2024 Thông tin đa chiều
[E-Magazine] Ghép tạng ở Việt Nam: Thành tựu và giải pháp
07:15 | 21/11/2024 SKV- Mag
Thúc đẩy vai trò của báo chí trong việc đảm bảo quyền cho nạn nhân chất độc màu da cam
15:05 | 20/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tăng cường truyền thông về vai trò và hình ảnh tích cực của phụ nữ Việt Nam đến thế hệ trẻ Gen Z
23:28 | 19/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp nào để giảm tiêu thụ đồ uống có đường?
08:00 | 17/11/2024 Thông tin đa chiều
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán thuốc trực tuyến
09:27 | 16/11/2024 Thông tin đa chiều
Tạo thuận lợi cao nhất cho người đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
14:28 | 15/11/2024 Thông tin đa chiều
Tháo gỡ vướng mắc của ngành Y tế ngay từ cấp cơ sở
10:52 | 12/11/2024 Thông tin đa chiều
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
2 ngày trước Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội