Tăng cường hợp tác thu hút hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghệ Hydro xanh

Việt Nam được lựa chọn là một trong những Trung tâm tái tạo năng lượng của thế giới. Để cam kết thực hiện phát thải ròng bằng không vào năm 2050 (Net zezo), Việt Nam cần tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị lớn của khu vực và thế giới về năng lượng tái tạo để tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và hợp tác hiệu quả với các tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch, bền vững.
Mở ra tiềm năng phát triển hydro tại Việt Nam

Được sự bảo trợ của Chính phủ Úc, với tư cách là nhà tổ chức sự kiện năng lượng tái tạo hàng đầu toàn cầu, Leader Associates sẽ chủ trì phối hợp với H2Innovate Next tổ chức Hội nghị và triển lãm “Kết nối công nghệ Hydro xanh khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) năm 2023” trong hai ngày 25 và 26 tháng 7 năm 2023 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Melbourne (Australia). Tham dự Hội nghị có trên 2000 đại biểu đến từ hơn 20 quốc gia, bao gồm đại biểu đại diện cho Chính phủ Úc: Thứ trưởng Liên bang, Bộ Năng lượng và Tài nguyên Liên bang Úc; Bộ trưởng Tiểu bang, Bộ Năng lượng và Tài nguyên, Tiểu bang Queensland, Tiểu bang Tasmania, Úc; Đại diện Liên minh Châu Âu; Đại diện các Chính phủ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam (Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ); giám đốc, chủ tịch các tập đoàn năng lượng và công nghiệp hàng đầu thế giới: Exxon Mobil, Marubeni, Rio Tinto, Posco, Siemens Energy, Arena, KOGI …Sự kiện quy tụ trên 100 diễn giả quốc tế và hơn 60 tập đoàn hàng đầu thế giới tham gia trưng bày, triển lãm các sản phẩm về công nghệ Hydrogen và năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Tăng cường hợp tác thu hút hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghệ Hydro xanh
Ảnh minh họa

Sau Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại Hiroshima, Nhật Bản (từ 19-21/5/2023), “Kết nối công nghệ Hydro xanh APAC năm 2023” là hội nghị và triển lãm công nghệ Hydro xanh lớn nhất tại Úc và Châu Á Thái Bình Dương, diễn ra trong bối cảnh cả thế giới đang bị ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện của cuộc xung đột quân sự Nga - Ucraina, đứng trước nguy cơ mất an ninh năng lượng toàn cầu; được tất cả chính phủ các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Hội nghị và triển lãm công nghệ Hydro xanh tại Úc là dịp để các nước trong khu vực và trên thế giới trao đổi về các vấn đề: Chính sách, đầu tư, chuỗi cung ứng, năng lượng tái tạo, Hydro xanh ở từng quốc gia, trong khu vực và trên toàn cầu; là nơi các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà phát triển, nhà đầu tư, chuyên gia và nhà cung cấp giải pháp/sản phẩm trong nước Úc và quốc tế gặp gỡ, cập nhật thị trường, tham luận và học hỏi kinh nghiệm trong thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng toàn cầu. Tham dự sự kiện và kết quả của Hội nghị sẽ giúp các quốc gia, đặc biệt các tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới cùng học trao đổi, hỏi kinh nghiệm, hợp tác đổi mới công nghệ, sáng chế ra các sản phẩm công nghệ mới về năng lượng sạch; giúp các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam tìm cơ hội để tiếp cận nhanh với công nghệ và chuyển giao công nghệ giảm khí thải carbon và tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo, hướng mục tiêu có mức phát thải ròng bằng không (Net zero) vào năm 2050.

“Kết nối công nghệ Hydro xanh APAC năm 2023” gồm Hội nghị thượng đỉnh chiến lược và Hội nghị thượng đỉnh công nghệ. Hội nghị thượng đỉnh chiến lược tập trung vào thảo luận các vấn đề: (1.) Khai thác tiềm năng của Hydro - Trụ cột quan trọng của nền kinh tế phát thải ròng bằng không; (2.) Tăng cường cơ sở hạ tầng Hydro cho chuỗi cung ứng và sản xuất hiệu quả và ổn định hơn. (3.) Thúc đẩy xuất khẩu Hydro với chuỗi cung ứng mạnh mẽ. (4.) Xác định và đánh giá các mô hình kinh doanh khả thi để sản xuất Hydro xanh ở quy mô lớn. Hội nghị thượng đỉnh công nghệ tập trung thảo luận, trao đổi các vấn đề: (1.) Ổn định công suất và giảm chi phí sản xuất Hydro thông qua đổi mới công nghệ để đảm bảo tính ứng dụng của Hydro; (2.) Con đường thiết lập mạng lưới vận chuyển Hydro toàn cầu và kho lưu trữ thông minh.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Hội nghị dành một khu trưng bày, triển lãm các sản phẩm công nghệ Hydro xanh của một số tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới.

Trao đổi trước thềm Hội nghị, Ông Peter Hồng, Ủy viên ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng Thư ký BAOOV, Chủ tịch tập đoàn KOGI cho biết: “Kết nối công nghệ Hydro xanh APAC 2023” là một hội nghị và triển lãm có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về công nghệ Hydro xanh - Một giải pháp hữu hiệu góp phần thực hiện hiệu quả cam kết đưa phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Với vai trò là Chủ tịch Tập đoàn, là một trong 14 diễn giả chính tại Hội nghị thượng đỉnh công nghệ (Ngày 26/7), tôi rất tự hào vì lần đầu tiên có một tập đoàn mới (KOGI) của Việt Nam gồm các nhà nghiên cứu người Việt Nam cả trong và ngoài nước tiên phong nghiên cứu, sản xuất các công nghệ về năng lượng xanh, sạch và đang sở hữu sáng chế “ Hệ thống và phương pháp sản xuất khí Hydro cung cấp cho động cơ đốt trong” (System And Method for producing Hydrogen Gas to supply Internal combustion Engines) đã được Mỹ cấp bằng sáng chế và bảo vệ sở hữu trí tuệ toàn cầu (đang chờ WIPO và Nhật Bản, Úc cấp bằng), được một số nhà nghiên cứu, tập đoàn công nghệ năng lượng, ô tô hàng đầu của Mỹ, Úc, Nhật, Trung Quốc, Ả rập xê út quan tâm tìm hiểu, mong muốn hợp tác, được mời tham dự Hội nghị với tư cách Tập đoàn năng lượng của Việt Nam tiên phong trong sản xuất công nghệ hydro xanh và một số sản phẩm công nghệ sạch khác.

Tham luận của Ông Peter Hồng về nội dung “Ổn định công suất và giảm chi phí sản xuất hydro thông qua đổi mới công nghệ để đảm bảo tính ứng dụng của Hydro; Con đường thiết lập mạng lưới vận chuyển Hydro toàn cầu và kho lưu trữ thông minh” sẽ giới thiệu một cách tổng quát những ưu thế nổi trội của công nghệ sản xuất Hydro xanh cộng do người Việt Nam nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, Ông Peter Hồng và Đoàn Công tác có chương trình tiếp xúc làm việc, trao đổi, tìm cơ hội hợp tác đầu tư, phát triển công nghệ Hydro xanh và một số sản phẩm công nghệ năng lượng xanh khác với đại diện EU (Green Hydrogen Organisation), Chính phủ Úc (Arena), Nhật Bản (New Energy and industrial Technology Developement Organisation), Hàn Quốc (Korean Ministry of Trade, Industry and Energy); Tập đoàn EXXo Mobbil (Mỹ); các tập đoàn Rio Tinto, Australia Gas Ifrastructure Group, và Giáo sư Michael Brear, Giám đốc Viện Năng lượng Melbourne, Đại học Melbourne (Úc). Điều quan trọng, thông qua Hội nghị, Chính phủ và các công ty của Việt Nam có cơ hội tiếp xúc, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu, tìm hiểu và kết nối với những tập đoàn hàng đầu thế giới về năng lượng sạch, công nghệ sản xuất hydro xanh để hợp tác, giới thiệu, thu hút về Việt Nam đầu tư.

“Kết nối công nghệ Hydro xanh APAC năm 2023” diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Úc đang tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Úc (1973-2023), thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược toàn diện vào thời điểm thích hợp; đặc biệt khi Thủ tướng Australia Anthony Albanese vừa công bố gói hỗ trợ 105 triệu AUD cho quy hoạch cơ sở hạ tầng bền vững, phát triển các nguồn năng lượng sạch và ngành khai khoáng Việt Nam. Đây chính là cơ sở để giúp Việt Nam tránh được sức ép về “Net zero”, tiếp cận được với những đối tác, tập đoàn hàng đầu về sản xuất công nghệ của Úc cũng như các nước phát triển trong hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ của hai quốc gia hiệu quả trong quá trình đạt cân bằng phát thải vào năm 2050 bằng nguồn ODA này.

Để thực hiện tốt vai trò là trung tâm tái tạo năng lượng của khu vực và trên thế giới, đề nghị Chính phủ thành lập Ban tư vấn và thực hiện đề án đảm bảo an ninh năng lượng. Ngoài đại diện cơ quan chức năng của các bộ, ngành liên quan, cần có thêm các thành phần là các chuyên gia hàng đầu về công nghệ năng lượng xanh, người đứng đầu một số tập đoàn trong nước cũng như nước ngoài về công nghệ năng lượng, doanh nhân, trí thức kiều bào; một số Trường Đại học khoa học công nghệ hàng đầu của Việt Nam tham gia… để tham mưu cho Chính phủ các giải pháp (công nghệ, vốn, hướng, đối tác hợp tác thực hiện…) hiệu quả, nhanh, thiết thực; đồng thời Đảng, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách đặc thù khuyến khích, ưu tiên, hỗ trợ các nhà khoa học, các tập đoàn, công ty Việt Nam tiên phong nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng các sáng chế, sản phẩm công nghệ không chỉ về năng lượng và môi trường mà còn các sáng chế khác đảm bảo phát thải ròng bằng không vào năm 2050, phục vụ hiệu quả cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Nguồn: Tăng cường hợp tác thu hút hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghệ Hydro xanh

Hoàng Xuân Tám/dangcongsan.vn
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2

Ngày 21/11, Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2 - VIETRAMED EXPO 2024 khai mạc tại TPHCM.

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Sáng ngày 24/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero".
Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch

Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch

Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế không khí sạch vì bầu trời xanh 7/9, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế đầu tư vào không khí sạch để cứu sống được nhiều người và chống biến đổi khí hậu.
Kế hoạch quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon

Kế hoạch quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 11/6/2024 ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát.
Quản lý hóa chất không chặt chẽ gây thất thoát lãng phí, cùng nhiều sai phạm khác, chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang bị cách chức

Quản lý hóa chất không chặt chẽ gây thất thoát lãng phí, cùng nhiều sai phạm khác, chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang bị cách chức

SKV - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa ký quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Nguyễn Hữu Hoài Phương, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang do để xảy ra nhiều sai phạm.
Đông Nam Á hướng tới năng lượng mặt trời, Việt Nam ở vị thế tiên phong

Đông Nam Á hướng tới năng lượng mặt trời, Việt Nam ở vị thế tiên phong

Nikkei Asia dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng các thành viên Đông Nam Á nên hợp tác cùng nhau để đưa khu vực trở thành trung tâm sản xuất năng lượng mặt trời.
Quy hoạch ngành về năng lượng, khoáng sản hướng đến kinh tế xanh

Quy hoạch ngành về năng lượng, khoáng sản hướng đến kinh tế xanh

Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng và ngành khai khoáng Việt Nam hiệu quả hơn, bền vững hơn phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Các tin khác

T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh

T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh

Ấp ủ hơn 15 năm trước, phát triển nguồn năng lượng sạch đang dần trở thành ngành kinh doanh mũi nhọn của Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T (Tập đoàn T&T). Tầm nhìn xa trông rộng, nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của thế giới, Tập đoàn T&T đã sớm hoạch định chiến lược phát triển các dự án năng lượng tái tạo, điện khí, cảng và trung tâm khí LNG đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 phù hợp với chiến lược và quy hoạch năng lượng quốc gia.
Băn khoăn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu

Băn khoăn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu

Cả nước, nhất là miền Bắc đang thiếu nguồn điện dự phòng, còn tiềm năng phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu rất lớn.
Bộ Công Thương: Không cấm phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương: Không cấm phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương khẳng định không cấm phát triển điện mái nhà ở khu công nghiệp, bệnh viện, trường học mà chỉ là chưa ưu tiên phát triển ngay.
Gia Lai đề nghị gỡ khó cho các dự án điện

Gia Lai đề nghị gỡ khó cho các dự án điện

Gia Lai đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị hướng dẫn nhà đầu tư dự án điện mặt trời, điện gió trong quá trình đàm phán giá điện để có thể sớm đưa vào vận hành.
Nhật Bản với con đường riêng trung hòa carbon

Nhật Bản với con đường riêng trung hòa carbon

Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gần đây đã cam kết tăng công suất điện gió ngoài khơi lên 150 gigawatt và điện năng lượng mặt trời lên hơn 1 terawatt vào năm 2030. Nhưng một số điều khoản đã bị giảm bớt do những bất đồng giữa Nhật Bản - Chủ tịch G7 năm 2023 và các thành viên khác.
Thiếu điện thúc đẩy cuộc chuyển đổi năng lượng xanh nơi các khu công nghiệp

Thiếu điện thúc đẩy cuộc chuyển đổi năng lượng xanh nơi các khu công nghiệp

Tình trạng thiếu điện, phải cắt điện luân phiên trong tháng 6 vừa qua tại một số tỉnh thành khu vực phía Bắc đã thúc đẩy các nhà máy, khu công nghiệp phải tính đến chuyện chuyển hướng từ sử dụng năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo. Việc chuyển hướng này không chỉ giúp các nhà máy duy trì sản xuất liên tục mà còn góp phần vào nỗ lực của Việt Nam thực hiện cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26 – đưa mức phát thải ròng về không (Net Zero) vào năm 2050.
Phát triển điện mặt trời mái nhà ở trụ sở công

Phát triển điện mặt trời mái nhà ở trụ sở công

Trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ được phép lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Đây là một trong những nội dung tại Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh đã được Quốc hội thông qua.
Trường Sa: Phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo

Trường Sa: Phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo

Những năm qua, quân và dân Trường Sa đã phát triển hệ thống năng lượng tái tạo, cung cấp nguồn năng lượng sạch phục vụ công tác sẵn sàng chiến đấu, sản xuất và sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường trong lành nơi đảo xa.
Kêu gọi tăng đầu tư vào năng lượng xanh ở châu Phi

Kêu gọi tăng đầu tư vào năng lượng xanh ở châu Phi

Châu Phi không chỉ được đánh giá đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng năng lượng xanh mà còn có tiềm năng rất lớn về phát triển năng lượng tái tạo. Chủ tịch được chỉ định của Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) Sultan Ahmed Al Jaber (X.Gia-bơ) kêu gọi tăng cường đầu tư để giúp các quốc gia châu Phi chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Trung Quốc tập trung phát triển năng lượng tái tạo

Trung Quốc tập trung phát triển năng lượng tái tạo

Trung Quốc đang cho thấy nỗ lực rất lớn của mình về chuyển hướng sang phát triển năng lượng tái tạo để dần thay thế cho năng lượng hóa thạch.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động