Tiêm vắc xin là biện pháp duy nhất phòng bệnh dại
Bệnh dại: Một căn bệnh "đáng sợ" nhất lịch sử nhân loại |
Gần đây, cả nước ghi nhận nhiều ca tử vong do chó dại cắn vì không tiêm vắc xin phòng dại. Đáng lưu ý, có một số ca tử vong sau nhiều tháng bị chó dại cắn. Tại Việt Nam, do việc quản lý nuôi, nhốt chó, mèo còn hạn chế, tình trạng chó không được tiêm phòng dại, không rọ mõm và thường xuyên thả rông khá phổ biến nên nguy cơ người dân tiếp xúc với vi rút dại khá cao.
Người dân chủ động tiêm vắc xin dại dự phòng trước phơi nhiễm. |
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: Bệnh dại có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, gần như 100% bệnh nhân tử vong khi lên cơn dại. Bệnh lây truyền chủ yếu do bị chó, mèo mang vi rút dại cắn, cào, liếm trên da bị tổn thương. Một số đường lây khác ít phổ biến hơn như tiếp xúc chất tiết, mẫu bệnh phẩm có vi rút dại, ghép tạng…
Bệnh dại có 2 thể, gồm thể cuồng và thể bại liệt. Ở thể cuồng, triệu chứng đầu tiên của người bệnh là sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, cảm giác tê và đau ngay tại vết thương. Khi vi rút xâm nhập sâu vào não bộ, người bệnh có biểu hiện mất ngủ, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ gió, hành vi hung hăng, tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp, lú lẫn, co thắt cơ bắp, ngưng tim. Bệnh tiến triển tăng đến mức người bệnh không thể nhai, nuốt, uống nước. Người bệnh thường chết chỉ sau một tuần kể từ ngày phát bệnh.
Thể bại liệt ít gặp hơn, khiến người bệnh tê liệt toàn bộ cơ thể, rối loạn tiêu tiểu, liệt tay chân. Người bệnh sẽ tử vong ngay nếu liệt lan đến cơ hô hấp. Khi phát dại, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết. Quá trình ủ bệnh của vi rút dại rất phức tạp, có thể chỉ trong vòng 7 đến 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài vài năm, thậm chí là hơn 1 năm, tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ và vị trí vết cắn của động vật.
Bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng từ tháng 5 tới tháng 8 hàng năm do thời tiết nóng ẩm làm vi rút dại phát triển. Trung bình mỗi năm có khoảng 500.000 người phơi nhiễm dại và hơn 70 - 100 người mắc bệnh dại tử vong. Từ đầu năm đến cuối tháng 7, cả nước ghi nhận 43 ca tử vong do bệnh dại. Trong đó, miền Bắc 20 ca, miền Nam 9 ca, miền Trung 5 ca và khu vực Tây Nguyên 11 ca (Gia Lai 8 ca và Đắk Lắk 3 ca).
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, gần đây, 125 Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc ghi nhận số người dân đến tiêm vắc xin dại tăng cao, trong đó có nhiều người chủ động tiêm vắc xin dự phòng trước khi bị chó mèo, cắn. “Theo số liệu thống kê, số người tiêm vắc xin dại cao nhất là ở miền Tây Nam Bộ, tăng gần 600% so với 2 tuần trước”, bác sĩ Chính cho biết.
Bác sĩ Chính cảnh báo, hiện nhiều người dân vẫn còn có quan niệm vết thương chỉ chó dại cắn chảy máu mới gây bệnh, bệnh dại có thể chữa bằng thuốc nam, đắp lá cây, đi thầy lang lấy độc hoặc từ chối tiêm vắc xin dại vì sợ vắc xin dại làm mất trí nhớ, kém thông minh… Các chuyên gia khẳng định, hiện nay chưa có một bài thuốc đông y nào được nghiên cứu và công bố có thể chữa được bệnh dại, việc thực hiện các biện pháp này không có tác dụng. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh dại duy nhất là tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại.
Khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, nạn nhân phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng dưới vòi nước sạch chảy liên tục trong khoảng thời gian 10 - 15 phút và sát trùng vết thương với cồn 70% hoặc cồn iod. Sau đó, nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị vết thương và tiêm vắc xin phòng dại hoặc huyết thanh kháng dại theo tư vấn của bác sĩ càng sớm càng tốt, đúng và đủ liều theo phác đồ điều trị.
Vắc xin dự phòng trước phơi nhiễm dại chỉ cần tiêm 3 mũi, hoàn toàn linh động về mặt thời gian. Trong khi đó, nếu không tiêm phòng dại trước khi bị chó, mèo cắn thì cần phải tiêm 5 mũi với thời gian khắt khe trong một tháng. Đặc biệt, trường hợp bị vết thương nặng, vị trí trọng yếu thì cần phải tiêm huyết thanh, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và lịch sinh hoạt cũng như phải chịu đựng đau đớn hơn và nhiều tác dụng phụ hơn.
"Hiện nay vắc xin phòng dại đã được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, không chứa các tế bào thần kinh nên không gây hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe hay trí nhớ của người dùng", bác sĩ Chính nhấn mạnh. Vắc xin dại thế hệ mới dùng kỹ thuật ly tâm phân đoạn, bảo đảm tạp chất ở mức thấp và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (thấp hơn 10 nanogram mỗi liều). Một số loại vắc xin không sử dụng chất bảo quản thimerosal (thủy ngân), do đó vắc xin dại thế hệ mới cũng giảm tối đa các tác dụng phụ tại chỗ như sưng, đau, sốt… so với vắc xin thế hệ cũ đã ngừng sử dụng.
Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, nhu cầu tiêm vắc xin dại có quanh năm, nhưng thường có chu kỳ tăng đột biến vào một vài thời điểm trong năm. Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC luôn có đầy đủ các vắc xin dại thế hệ mới, an toàn và hiệu quả cao cho trẻ em và người lớn. Người dân có thể chủ động tiêm dự phòng trước và tiêm ngay khi có sự cố xảy ra để kịp thời bảo vệ sức khoẻ và tính mạng. |
Nguồn: Tiêm vắc xin là biện pháp duy nhất phòng bệnh dại
Tin liên quan
[Chùm ảnh] Hà Nội tan hoang sau bão Yagi
09:41 | 08/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Hà Nội: Nhiều thiệt hại sau bão Yagi
09:16 | 08/09/2024 Tin tức
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhiều nơi mưa to
07:45 | 08/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Cùng chuyên mục
Bão số 3 gây nhiều thiệt hại tại Hải Phòng
19:44 | 07/09/2024 Tin tức
Bão số 3 vào đất liền theo kịch bản xấu nhất
14:04 | 07/09/2024 Tin tức
Sắp diễn ra Triển lãm y tế quốc tế Việt Nam - Pharmedi Vietnam 2024
11:33 | 07/09/2024 Kinh tế
Chuẩn bị diễn ra Vietnam Beautycare Expo 2024
11:28 | 07/09/2024 Kinh tế
Giao dự toán chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024
10:33 | 07/09/2024 Tin tức
Bão số 3 đi vào vịnh Bắc Bộ, gây mưa lớn, gió mạnh
07:34 | 07/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Các tin khác
Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải trong bão số 3
22:46 | 06/09/2024 Môi trường & Sức khỏe
Bắc Ninh: Tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực y tế, nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân
16:38 | 06/09/2024 Tin tức
Triển khai công tác phòng chống, ứng phó với bão số 3 tại cơ sở khám, chữa bệnh
16:38 | 06/09/2024 Tin tức
Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mưa bão, lũ lụt
13:30 | 06/09/2024 Tin tức
Ngành y tế Hà Nội triển khai công tác phòng, chống bão số 3
11:17 | 06/09/2024 Tin tức
Xã Tiên Hải: Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai những phương hướng, giải pháp phát triển 6 tháng cuối năm 2024
10:28 | 06/09/2024 Tin tức
Một số kỹ năng cần biết để ứng phó với mưa bão
10:11 | 06/09/2024 Tin tức
Quận Ba Đình (Hà Nội): Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024-2025
09:45 | 06/09/2024 Tin tức
Bão số 3 giật trên cấp 17 tiếp tục tiến gần Bắc Bộ
09:31 | 06/09/2024 Tin tức
Trường Mầm non Happy Kids Garden Nguyễn Sơn: “Lấy trẻ làm trung tâm”
09:00 | 06/09/2024 Tin tức
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
24-08-2024 17:09 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La
21-08-2024 19:29 Hoạt động hội
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
19-08-2024 15:13 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024
30-07-2024 00:00 Hoạt động hội
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT
21-07-2024 14:46 Hoạt động hội