TPBank thu gần 289 tỷ đồng từ nghiệp vụ bảo lãnh, 'ôm' hơn 43.000 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn

Theo báo cáo tài chính Soát xét 6 tháng đầu năm 2023 tại TPBank, tính đến cuối quý 2/2023, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại nhà băng này ghi nhận hơn 43.797 tỷ đồng, tăng tới 24% so với đầu năm.

TPBank thu từ nghiệp vụ bảo lãnh gần 289 tỷ đồng, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn hơn 43.000 tỷ

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – Mã: TPB) đạt gần 3.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 39% kế hoạch kinh doanh cả năm. Phía ngân hàng cho biết kết quả kinh doanh của ngân hàng đặt trong bối cảnh khó khăn chung của ngành cũng như nền kinh tế.

Trong 6 tháng đầu năm, nguồn thu chủ yếu của ngân hàng vẫn đến từ nguồn thu nhập lãi thuần như thu nhập lãi từ lãi tiền gửi tăng 104% so với cùng kỳ; thu nhập từ lãi cho vay tăng 42%; thu nhập từ nghiệp vụ bảo lãnh tăng 27% đạt gần 289 tỷ đồng;...

Tuy nhiên, tỷ trọng thu nhập ngoài lãi có sự cải thiện tích cực khi tăng lên mức 28% trên tổng thu nhập. Trong đó, thu nhập thuần từ dịch vụ tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ khi đạt 1.500 tỷ đồng tính đến ngày 30/6, tương đương tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

TPBank thu gần 289 tỷ đồng từ nghiệp vụ bảo lãnh, 'ôm' hơn 43.000 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn
Nguồn: Báo cáo tài chính Soát xét 6 tháng đầu năm 2023 tại TPBank

Ngoài con số lợi nhuận, “nghĩa vụ nợ tiềm ẩn” tại TPBank cũng đáng chú ý khi ghi nhận hơn 43.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2023, tính đến cuối quý 2/2023, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại TPBank ghi nhận hơn 43.797 tỷ đồng, tăng tới 24% so với đầu năm.

Trong đó tăng mạnh nhất là bảo lãnh vay vốn từ 455 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 2.663 tỷ đồng, tương đương tăng gấp gần 6 lần so với đầu năm; bảo lãnh khác cũng tăng 20% từ 32.222 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 38.723 tỷ đồng và chỉ có cam kết trong nghiệp vụ LC giảm 12% còn hơn 2.411 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ ‘nợ tiềm ẩn/cho vay khách hàng’ chiếm đến 25% và tỷ trọng ‘bảo lãnh khác’ chiếm 22%.

TPBank thu gần 289 tỷ đồng từ nghiệp vụ bảo lãnh, 'ôm' hơn 43.000 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn
Nguồn: Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2023 tại TPBank

Đối với các ngân hàng thương mại, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn chủ yếu bao gồm các khoản bảo lãnh vay vốn, cam kết trong nghiệp vụ L/C, các khoản bảo lãnh khác như thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu… Trong đó, cam kết trong nghiệp vụ L/C nhìn chung có tính an toàn cao hơn so với các khoản bảo lãnh vay vốn hay các khoản bảo lãnh khác.

Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn không được phản ánh trực tiếp trong bảng cân đối kế toán mà chỉ được ghi nhận ngoại bảng. Mặc dù việc quản lý dư nợ cho vay hiện nay đã được đẩy mạnh kiểm soát, song rủi ro từ các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của nhóm ngân hàng thương mại vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Còn nhớ vào năm 2012 đã xảy ra vụ việc bên nhận bảo lãnh không thanh toán tiền khiến Ngân hàng Agribank phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên được bảo lãnh là Công ty TNHH Cao Trường Sơn số tiền 38,5 tỷ đồng.

Hay vào năm 2020, Công ty TNHH Sao Vàng có đơn gửi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đề nghị làm rõ nghĩa vụ bảo lãnh 8 tỷ đồng của BIDV chi nhánh Đông Đô trong cam kết bảo lãnh thanh toán. Kết quả, TAND quận Cầu Giấy đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Sao Vàng, buộc Ngân hàng BIDV phải trả số tiền cả gốc và lãi hơn 9,5 tỷ đồng.

Tuy vậy, thời điểm cuối năm 2022, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank từng chia sẻ, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn sẽ đóng góp 1 phần thu nhập về dịch vụ tốt cho ngân hàng. Ngân hàng nào có tỷ lệ nghĩa vụ nợ tiềm ẩn so với tổng tài sản lớn thì được đánh giá là tốt bởi ngân hàng đấy hoạt động nhiều trên dịch vụ chứ không phải dựa chính vào vay. Ở những ngân hàng lớn trên thế giới khoảng trên dưới 20%, các ngân hàng tốt ở Việt Nam trên 10%. Khi nào ngân hàng có nợ xấu tiềm ẩn cao thì mới là xấu, còn nghĩa vụ nợ tiềm ẩn cao thì lại tốt.

TPBank thu gần 289 tỷ đồng từ nghiệp vụ bảo lãnh, 'ôm' hơn 43.000 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn

Tổng giám đốc TPBank còn phân tích, “nghĩa vụ nợ tiềm ẩn’ là thuật ngữ chuyên môn chỉ các khoản mục ngoại bảng của ngân hàng thương mại, phần lớn dưới dạng các cam kết như phát hành bảo lãnh, phát hành LC (thứ tín dụng trong thanh toán quốc tế), ngân hàng mới chỉ cam kết mà chưa phải bỏ tiền ra nên mới gọi là ‘ngoại bảng’ và do chưa phải là nghĩa vụ nên mới gọi là ‘tiềm ẩn’. Do ngữ nghĩa của từ ‘tiềm ẩn’ hơi thiên về tiêu cực nên dễ gây hiểu nhầm, lẽ ra nên gọi là ‘các cam kết có thể trở thành nghĩa vụ’ thì chính xác hơn, nhưng vì quá dài nên ‘nghĩa vụ nợ tiềm ẩn’ lâu nay vẫn được giới chuyên môn sử dụng và đều được hiểu là không hề mang ý nghĩa tiêu cực. Mặc dù rất hiếm khi xảy ra trường hợp mà ‘cam kết’ biến thành ‘nghĩa vụ’ nhưng các ngân hàng đều ràng buộc các khách hàng có các hình thức đảm bảo phù hợp để khi tình huống này nếu có xảy ra thì ngân hàng cũng ít bị ảnh hưởng nhất có thể.

TPBank chi nhánh TP Hồ Chí Minh bị tố vì không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?

Theo Tạp chí Điện tử Kiểm Sát đưa tin, cách đây ít ngày, Công ty Bất động sản Tân Á Đại Thành – Meyland đã có đơn gửi Thanh tra giám sát Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM phản ánh về việc Ngân hàng TPBank chi nhánh TP. HCM trốn tránh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, gây ảnh hưởng và thiệt hại lớn cho doanh nghiệp; đồng thời tiến hành các thủ tục khởi kiện TPBank chi nhánh TP. HCM ra toà án.

Theo Công ty CP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland, ngân hàng TPBank chi nhánh TP. HCM (có trụ sở tại 456A Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM) đã không thực hiện đúng cam kết, kéo dài thời gian thanh toán, hoàn trả tiền tạm ứng cho khách hàng theo nghĩa vụ thanh toán tại chứng thư bảo lãnh tiền tạm ứng.

Đại diện Công ty CP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland cho biết, ngày 8/8/2022, công ty CP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland và Công ty TNHH xây dựng nhôm kính Viettech ký hợp đồng thi công hệ nhôm kính mặt ngoài cho 254 căn nhà tại khu dân cư đô thị cao cấp Hưng Phát, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Theo các điều kiện và điều khoản của hợp đồng, Công ty CP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland đã thanh toán số tiền tạm ứng 12,5 tỷ đồng cho công ty Viettech. Ngân hàng TPBank chi nhánh TP. HCM là đơn vị phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước cho hợp đồng này.

Trong chứng thư bảo lãnh số BG 0092233 ký ngày 11/8/2022, Ngân hàng TPBank chi nhánh TP. HCM đồng ý phát hành thư bảo lãnh này và khẳng định rằng Ngân hàng sẽ thay mặt cho Bên được bảo lãnh cam kết vô điều kiện và không hủy ngang thanh toán cho Bên nhận bảo lãnh số tiền tối đa không vượt quá 12,5 tỷ đồng ngay sau khi nhận được các văn bản từ Bên nhận bảo lãnh. Bảo lãnh lần đầu có hiệu lực đến 18/3/2023 và được gia hạn qua các lần, có hiệu lực đến ngày 30/7/2023 thông qua chứng thư tu chỉnh số BG 0127936.

TPBank thu gần 289 tỷ đồng từ nghiệp vụ bảo lãnh, 'ôm' hơn 43.000 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn
TPBank thu gần 289 tỷ đồng từ nghiệp vụ bảo lãnh, 'ôm' hơn 43.000 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn
Chứng thư bảo lãnh số BG 0092233 ký ngày 11/8/2022 của Ngân hàng TPBank chi nhánh TP. HCM

Tuy nhiên, hợp đồng thi công xây dựng giữa Công ty CP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland và Công ty TNHH xây dựng nhôm kính Viettech đã không thực hiện được theo cam kết, do Công ty TNHH xây dựng nhôm kính Viettech không đảm bảo tiến độ thi công. Đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH xây dựng nhôm kính Viettech đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ theo Hợp đồng đã ký và không đủ khả năng bồi hoàn tiền tạm ứng đã được Công ty CP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland ứng trước.

Ngày 16/07/2023, Công ty CP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland gửi Công văn đề nghị ngân hàng TPBank chi nhánh TP. HCM thực hiện nghĩa vụ của bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng tương ứng số tiền: 11,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân hàng TPBank chi nhánh TP. HCM đã không thực nghĩa vụ của mình, nhiều lần từ chối thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền tạm ứng.

Đáng chú ý, theo đại diện của Công ty CP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland, Công ty đã hoàn thiện đủ thủ tục, trình tự theo quy định để được trả tiền bảo lãnh. Tuy nhiên, TPBank chi nhánh TP. HCM đã không thanh toán đúng theo cam kết bảo lãnh, kéo dài thời gian thanh toán. Nhiều lần Công ty đôn đốc bằng văn bản cũng như làm việc trực tiếp tại Chi nhánh TP. HCM, nhưng ngân hàng né tránh trách nhiệm và không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

Nợ ‘cận xấu’ hơn 6.000 tỷ đồng

Xét về chất lượng tín dụng, số dư nợ xấu tại TPBank tính đến cuối quý 2/2023 đã tăng vọt 188% so với đầu năm, lên gần 3.913 tỷ đồng. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu của TPBank tăng mạnh từ mức 0,84% vào đầu năm lên 2,21%.

Đáng nói, bên cạnh nợ xấu tăng thì nợ ‘cận xấu’ – nợ cần chú ý (nợ nhóm 2 - với khoản vay quá hạn 10- 90 ngày) tại TPBank tăng tới 101% so với đầu năm, từ 3.091 tỷ đồng hồi đầu năm lên mức hơn 6.215 tỷ đồng.

Nợ nhóm 2 dù chưa được xếp vào nợ xấu nhưng tình trạng dư nợ khoản vay quá hạn nhảy vọt bất thường cho thấy nhiều người đi vay không có khả năng trả nợ đúng hạn, rủi ro nợ tiềm ẩn trong tương lai của ngân hàng.

Lê Thanh

Tin liên quan

MSB báo lãi 1.200 tỷ đồng ngay trong quý đầu năm 2024

MSB báo lãi 1.200 tỷ đồng ngay trong quý đầu năm 2024

Kết thúc quý I/2024, ngân hàng MSB báo lãi nhờ kinh doanh ngoại hối gấp 4 lần cùng kỳ. Tỷ lệ CASA lên hơn 29%. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có xu hướng giảm, trong khi cho vay kinh doanh bất động sản tăng mạnh.
Ngân hàng liên tục rao bán nhà ở, biệt thự giảm giá mạnh vẫn khó tìm người mua

Ngân hàng liên tục rao bán nhà ở, biệt thự giảm giá mạnh vẫn khó tìm người mua

Loạt ngân hàng lớn liên tục thông báo rao bán gồm nhà ở, biệt thự có giá trị từ vài tỷ đến vài trăm tỷ đồng để thu hồi nợ xấu nhưng vẫn khó tìm người mua.
Bộ đệm dự phòng tại MB, TPBank ngày càng mỏng dần trong khi nợ xấu phình to

Bộ đệm dự phòng tại MB, TPBank ngày càng mỏng dần trong khi nợ xấu phình to

Hiện nay, số dư dự phòng rủi ro tín dụng tại nhiều ngân hàng đang không theo kịp tốc độ gia tăng của nợ xấu khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu sụt giảm mạnh.

Cùng chuyên mục

Techcombank: Số dư CASA duy trì ở mức cao kỷ lục, tỉ lệ an toàn vốn đứng đầu ngành

Techcombank: Số dư CASA duy trì ở mức cao kỷ lục, tỉ lệ an toàn vốn đứng đầu ngành

Ngày 22/7/2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, với kết quả ấn tượng ở những hạng mục kinh doanh cốt lõi, với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm. Kết quả kinh doanh ấn tượng đã đưa Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam nhận hat-trick giải thưởng danh giá “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” từ 3 tổ chức uy tín hàng đầu thế giới là Euromoney, FinanceAsia và Global Finance.
Bac A Bank ưu tiên tín dụng lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

Bac A Bank ưu tiên tín dụng lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

Trong giai đoạn tới, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) thực hiện kế hoạch phát triển bền vững, ổn định, hiệu quả. Đặc biệt, chú trọng hoạt động tư vấn đầu tư và cho vay các doanh nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nông thôn và các ngành phụ trợ cho nông nghiệp, dược liệu sạch, y tế và giáo dục.
Loạt ngân hàng tích cực huy động vốn trái phiếu

Loạt ngân hàng tích cực huy động vốn trái phiếu

Các ngân hàng lớn như MB, ACB, TPBank... đang mở lại đường đua phát hành trái phiếu, huy động hàng nghìn tỷ đồng chỉ trong thời gian ngắn.
Hé lộ kết quả kinh doanh quý II/2024 tại 14 ngân hàng

Hé lộ kết quả kinh doanh quý II/2024 tại 14 ngân hàng

Trong quý II/2024, kết quả kinh doanh tại nhóm ngân hàng được dự báo sẽ phân hóa, trong đó lợi nhuận tăng cao sẽ nghiêng về ngân hàng có tăng trưởng tín dụng tốt.
OCB vừa phát hành lô trái phiếu đầu tiên năm 2024, thu về hơn 1.000 tỷ đồng

OCB vừa phát hành lô trái phiếu đầu tiên năm 2024, thu về hơn 1.000 tỷ đồng

Năm 2023, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) phát hành thành công 19 lô trái phiếu, huy động hơn 22.000 tỷ đồng. Bước sang tháng 6/2024, OCB tiếp tục huy động thành công 1.300 tỷ đồng từ trái phiếu với kỳ hạn 3 năm.
10.000 tỷ đồng trái phiếu "đổ về" ACB trong 2 ngày

10.000 tỷ đồng trái phiếu "đổ về" ACB trong 2 ngày

ACB phát hành 9 lô trái phiếu, huy động gần 19.000 tỷ đồng trong năm 2023. Đầu tháng 6/2024, ACB tiếp tục huy động 10.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu.

Các tin khác

Shinhan Bank dồn dập huy động hàng nghìn tỷ đồng từ trái phiếu

Shinhan Bank dồn dập huy động hàng nghìn tỷ đồng từ trái phiếu

Vừa tất toán các lô trái phiếu vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2024, Shinhan Bank lại dồn dập phát hành 4 lô trái phiếu mới thu về 4.000 tỷ đồng.
NCB đã tìm được nhà đầu tư chuyên nghiệp mua cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ

NCB đã tìm được nhà đầu tư chuyên nghiệp mua cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua Danh sách dự kiến các nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng vốn điều lệ thêm 6.200 tỷ đồng.
OCB: Chồng là Chủ tịch, vợ cũng rất nổi tiếng trên thương trường

OCB: Chồng là Chủ tịch, vợ cũng rất nổi tiếng trên thương trường

Mỗi khi nhắc đến gia đình ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã: OCB), không thể không nhắc tới bà Cao Thị Quế Anh, người vợ khá nổi tiếng trên thương trường.
Techcombank về đích sớm trong mục tiêu tăng vốn điều lệ năm 2024

Techcombank về đích sớm trong mục tiêu tăng vốn điều lệ năm 2024

Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã chứng khoán: TCB) chính thức tăng vốn điều lệ từ mức 35.225 tỷ đồng lên 70.450 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Đây là một nội dung quan trọng năm 2024, trong kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thường niên TCB vừa thông qua hồi tháng 4 vừa qua.
Hơn 3.500 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB trong 2 tháng

Hơn 3.500 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB trong 2 tháng

Từ ngày 27/3 đến 27/5/2024, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB, mã: MBB) đã phát hành thành công 11 lô trái phiếu, huy động thành công 3.551 tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2023, MB phát hành tới 12 lô trái phiếu, huy động 3.449 tỷ đồng.
Eximbank bất ngờ tung gói cho vay bất động sản nhiều ưu đãi

Eximbank bất ngờ tung gói cho vay bất động sản nhiều ưu đãi

Mới đây, Eximbank đưa ra gói cho vay bất động sản siêu ưu đãi, lãi suất chỉ từ 6%/ năm, hỗ trợ mức vay lên đế 85% giá trị tài sản đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng. Hiện, Eximbank là một trong những nhà băng thế chấp tài sản bằng bất động sản lớn, với tỷ trọng chiếm trên 80%.
Hoạt động kinh doanh vàng của Eximbank ra sao?

Hoạt động kinh doanh vàng của Eximbank ra sao?

Trong 11 năm (từ 2012-2023), thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng tại Eximbank liên tục biến động. Đặc biệt, năm 2023 vừa qua, thu về hơn 38 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh vàng, mức thấp nhất từ trước đến nay.
VietABank kinh doanh ra sao trước thời điểm niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE?

VietABank kinh doanh ra sao trước thời điểm niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE?

Giai đoạn 2014-2022, lợi nhuận tại VietABank liên tục tăng trưởng, song đến năm 2023 bất ngờ đứt chuỗi 9 năm tăng liên tiếp...
Giá vàng tăng phi mã, hoạt động kinh doanh vàng tại các ngân hàng ra sao?

Giá vàng tăng phi mã, hoạt động kinh doanh vàng tại các ngân hàng ra sao?

Trong 10 năm trở lại đây, thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng liên tục biến động, chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.
"So găng" thu nhập lãi thuần tại các ngân hàng

"So găng" thu nhập lãi thuần tại các ngân hàng

Trong cơ cấu tổng thu nhập hoạt động, mảng thu nhập lãi thuần (NII) đóng vai trò chính giúp ngân hàng thu lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, kết thúc quý I/2024, tăng trưởng thu nhập lãi thuần tại nhiều ngân hàng biến động trái chiều.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động