Mới nhất Đọc nhiều

Trời nồm ẩm trẻ dễ viêm họng, cách trị và phòng ngừa

Sau Tết Nguyên đán, thời tiết miền Bắc đã bắt đầu bước vào những ngày mưa phùn, nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Viêm họng là bệnh lý thường gặp.
Cách chăm sóc sức khỏe khi trời nồm ẩm kéo dài, dễ gây nhiều bệnh Thời tiết miền Bắc chuyển mưa phùn, nồm ẩm

1. Vì sao trẻ dễ viêm họng khi trời nồm ẩm?

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, trong ít nhất 10 ngày tới, miền Bắc tăng nhiệt, trời tiếp tục mưa phùn, nhiều nơi có sương mù vào sáng sớm, độ ẩm không khí tăng cao. Có ngày trời mưa phùn, độ ẩm không khí duy trì trên 95%, có thời điểm đạt đến 97%.

Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch yếu, sức chống chọi với vi khuẩn, virus kém, do đó dễ nhiễm bệnh hơn khi gặp thời tiết nồm ẩm, đặc biệt là viêm họng.

Thời tiết nồm ẩm là điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh...
Thời tiết nồm ẩm là điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh...

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở phía trong cổ họng, khiến cho họng bị đau, đỏ hoặc sưng một cách nhanh chóng. Viêm họng ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Với virus thường do Rhinovirus, ngoài ra còn có virus cúm, á cúm, hoặc Adenovirus.
  • Với vi khuẩn, thường gặp là vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae.

Viêm họng ở trẻ không phải là bệnh nguy hiểm. Thông thường nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ ổn định sau khoảng 1 tuần. Nhưng trong trường hợp không được điều trị và theo dõi sát sao, bệnh nhi có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh khí phế quản và viêm xoang.

Ngoài ra, viêm họng cấp do virus có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Đặc biệt lưu ý đến bệnh viêm do vi khuẩn liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A gây ra. Những trường hợp này nếu không được điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm khớp cấp, viêm cầu thận hay viêm màng trong tim cấp gây hẹp van tim,…

2. Các triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến khi trẻ bị viêm họng khi thời tiết nồm ẩm bao gồm:

  • Đau rát cổ họng.
  • Khó nuốt, nuốt thức ăn, đồ uống hoặc thậm chí nuốt nước bọt thấy đau, vướng.
  • Khàn giọng.
  • Trẻ có thể bị sốt, gây cảm giác ớn lạnh.
  • Toàn thân đau nhức, mệt mỏi.
  • Amidan sưng to, đỏ.
  • Đau đầu, đau tai. Ăn vào sẽ nôn ói.

Đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi chưa thể nói được, trẻ có thể biểu hiện như:

  • Quấy khóc.
  • Biếng ăn, gặp khó khăn trong việc ăn uống, không chịu nuốt thức ăn vì niêm mạc họng của trẻ bị sưng , gây cản trở và đau khi nuốt.
  • Ho nhiều, khó thở, thở gấp, ngủ có tiếng ngáy.
  • Sốt.
  • Chảy nước bọt bất thường.

Khi thấy trẻ có các triệu chứng trên, cần đưa trẻ đến khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trẻ bị viêm họng có amidan sưng to, đỏ...
Trẻ bị viêm họng có amidan sưng to, đỏ...

3. Các biện pháp điều trị

3.1. Biện pháp không dùng thuốc

- Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng, chọn những loại thức ăn mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa;

- Cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả và dung dịch oresol;

- Nên chia nhỏ bữa ăn và lượng thức ăn cũng không nên quá nhiều vì khi đang ốm trẻ sẽ không thể ăn nhiều như bình thường;

- Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa axit, đồ ăn cay chua, đồ ngọt, đồ ăn có chứa nhiều mỡ như nước sốt cà chua, ớt, hạt tiêu, khoai tây chiên… Những loại thực phẩm này có thể khiến cổ họng thêm khô rát, sưng, dịch tiết ra nhiều hơn… làm những tổn thương ở cổ họng nghiêm trọng hơn và các triệu chứng của bệnh không được cải thiện.

- Lau người cho trẻ bằng khăn ấm, chú ý vùng cổ, bẹn, nách khi trẻ sốt.

- Cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối ấm để bảo vệ cổ họng, đường hô hấp của trẻ

- Không tắm trẻ ngay khi trẻ vừa đổ nhiều mồ hôi, dùng nước ấm tắm trẻ và thường xuyên rửa tay trẻ với xà phòng.

Khị trẻ bị viêm họng, nên cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả và dung dịch oresol.
Khị trẻ bị viêm họng, nên cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả và dung dịch oresol.

3.2. Các biện pháp cổ truyền giúp giảm viêm họng

Có thể dùng một số biện pháp cổ truyền để giảm viêm họng cho trẻ trong thời tiết nồm ẩm:

- Chữa viêm họng cho trẻ bằng quất hấp mật ong: Dùng khoảng 10 quả quất chín vừa, rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt, sau đó chưng cách thủy với một chút mật ong. Khi nguội, cho bé uống 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần từ 2 – 3 thìa cà phê. Lưu ý, tránh dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

- Chữa viêm họng cho trẻ bằng lá hẹ hấp đường phèn: Dùng lá hẹ và đường phèn hấp cách thủy, chắt lấy nước uống 2 – 3 lần/ ngày. Phương pháp trị viêm họng này an toàn và hiệu quả đối với trẻ dưới 1 tuổi.

- Chữa viêm họng cho trẻ bằng trà gừng: Gừng cạo sạch vỏ, băm nhỏ, đun sôi cùng nước. Dùng phần nước trà gừng còn ấm cho bé uống hàng ngày. Bố mẹ có thể pha thêm mật ong cho dễ uống.

Có thể cho trẻ uống quất hấp với mật ong để giảm viêm họng.
Có thể cho trẻ uống quất hấp với mật ong để giảm viêm họng.

3.3. Các loại thuốc trị viêm họng

- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Acetaminophen (paracetamol) hoặc thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen. Các thuốc này được dùng mỗi 4 đến 6 giờ khi cần thiết nhưng không được dùng quá 5 lần trong 24 giờ.

Lưu ý, acetaminophen không nên được sử dụng cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi mà chưa có ý kiến của bác sĩ. Ibuprofen có thể dùng mỗi 6 giờ. Ibuprofen không nên được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Aspirin không được khuyến cáo cho trẻ em <18 tuổi do nguy cơ diễn tiến bệnh nặng như Hội chứng Reye.

- Thuốc kháng sinh, như penicillin, amoxicillin. Trẻ bị dị ứng với penicillin sẽ được dùng kháng sinh thay thế. Thuốc kháng sinh thường được dùng ở dạng thuốc viên (đối với trẻ lớn) hoặc dạng lỏng, bột pha hỗn dịch (đối với trẻ nhỏ). Đau họng do nhiễm virus thường kéo dài từ 4 đến 5 ngày. Trong thời gian này, phương pháp điều trị giảm đau có thể có ích nhưng sẽ không giúp loại bỏ virus.

Thuốc kháng sinh không giúp cải thiện tình trạng đau họng do virus gây ra và không được khuyến khích. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chọn lựa loại thuốc phù hợp cho trẻ. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, lưu ý không dùng lại đơn thuốc đã sử dụng từ lần điều trị trước đó, không tự ý nhỏ các loại thuốc co mạch kéo dài cho trẻ. Dùng thuốc sai cách có thể gây ra những hậu quả khó lường, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tác động xấu đến chức năng gan thận của trẻ.

- Viên ngậm: Nhiều loại thuốc ngậm cổ họng giảm khô họng hoặc đau họng. Tuy nhiên, không khuyên dùng viên ngậm họng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, vì trẻ có thể bị sặc hoặc nghẹn. Trẻ trên 5 tuổi khi ngậm kẹo ít nguy cơ mắc nghẹn hơn.

- Thuốc xịt chứa thuốc gây tê tại chỗ có thể điều trị đau họng: Tuy nhiên, thuốc xịt không hiệu quả hơn việc ngậm kẹo cứng. Ngoài ra, thành phần gây tê phổ biến là benzocain có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Không khuyến khích dùng thuốc xịt họng cho trẻ em.

4. Phòng ngừa viêm họng khi trời nồm ẩm thế nào?

Để trẻ tránh mắc viêm họng trong thời tiết nồm ẩm, cần lưu ý:

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ, khô thoáng.
  • Loại bỏ những đồ dùng bị ẩm mốc.
  • Đóng cửa phòng và bật máy hút ẩm hoặc điều hòa chế độ khô. Không nên bật quạt vì sẽ khiến không khí trong nhà ẩm ướt hơn.
  • Giữ quần áo, chăn ga, gối, rèm khô, sạch sẽ.
  • Khi đun nấu, tắm rửa… nên bật quạt thông gió.

5. Lời khuyên của bác sĩ

- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm suy giảm chức năng gan thận của trẻ.

- Vệ sinh họng, miệng cho trẻ sạch sẽ, nhắc nhở trẻ đánh răng đều đặn mỗi ngày, sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

- Nhắc nhở trẻ tránh những thói quen xấu như cho tay lên miệng hoặc thường xuyên ngoáy mũi.

- Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0. 9%, cần làm đúng cách.

- Giữ vệ sinh không gian sống và nơi vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ.

- Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, đặc biệt đối với những trẻ đã bị tái nhiễm bệnh nhiều lần.

- Dù bất cứ mùa nào cũng nên lau khô trước khi mặc quần áo cho trẻ.

- Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với những trường hợp bị bệnh.

Nguồn: Trời nồm ẩm trẻ dễ viêm họng, cách trị và phòng ngừa

BS. Đặng Xuân Thắng
suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Hà Nội ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Hà Nội ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

UBND thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 trên địa bàn với chủ đề: Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em.
Phòng ngừa bệnh trong thời tiết nồm ẩm

Phòng ngừa bệnh trong thời tiết nồm ẩm

Miền Bắc đang ở những ngày nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phòng bệnh khi thời tiết nồm ẩm, có sương mù

Phòng bệnh khi thời tiết nồm ẩm, có sương mù

Người dân nên có những biện pháp phòng bệnh kịp thời để bảo vệ sức khỏe trong những ngày sương mù dày đặc, thời tiết nồm ẩm.

Cùng chuyên mục

Hoài Đức (Hà Nội): Chú trọng nâng cao đời sống công nhân, người lao động

Hoài Đức (Hà Nội): Chú trọng nâng cao đời sống công nhân, người lao động

Ngày 26/4, tại Hà Nội, UBND và Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức đã khai mạc buổi Lễ và Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết’’.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ra những bệnh gì, nguy hiểm không?

Vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ra những bệnh gì, nguy hiểm không?

Người nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, khò khè..., trường hợp nặng có thể gây suy hô hấp.
Bác sĩ khuyến cáo về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Bác sĩ khuyến cáo về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

ThS.BS Phạm Văn Dương - Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Trẻ em ít gặp bệnh lý dạ dày - tá tràng hơn người lớn, vì dạ dày trẻ chưa trải qua nhiều thử thách, tuy nhiễn vẫn có thể gặp viêm dạ dày cấp, mạn tính, viêm tá tràng cấp tính như ở người lớn.
Rối loạn lipid máu: nguyên nhân, biến chứng, điều trị  và phòng ngừa

Rối loạn lipid máu: nguyên nhân, biến chứng, điều trị và phòng ngừa

Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa mỡ máu) là tình trạng mất cân bằng một hoặc nhiều thông số lipid như cholesterol, LDL-C, HDL-C hay triglyceride. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tim mạch và các biến chứng nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả các thông tin về bệnh.
Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Trong rừng tự nhiên từ 1.000 đến 1.500 cây dó bầu mới có một cây có trầm và từ 10.000 đến 20.000 cây có trầm mới có một cây có kỳ nam.

Các tin khác

Nâng cao tay nghề, chất lượng quản lý đường thở

Nâng cao tay nghề, chất lượng quản lý đường thở

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á và Việt Nam. Hội nghị WAAM 2024 diễn ra trong hai ngày 13-14/4, do Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hồng Ngọc, Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, Liên minh Thế giới về Quản lý đường thở (WAAM) và tổ chức từ thiện Facing The World tổ chức.
Dấu hiệu viêm cơ tim mờ nhạt, người bệnh không nên chủ quan

Dấu hiệu viêm cơ tim mờ nhạt, người bệnh không nên chủ quan

Không ít người có cảm nhận thở mệt, đau ngực, buồn nôn nhưng lại chủ quan nghĩ mình mắc bệnh lý tiêu hóa hoặc mệt mỏi bình thường. Đến khi triệu chứng nặng lên nhập viện thì đã qua giờ vàng can thiệp nhồi máu cơ tim, người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng sau điều trị.
Gia tăng trẻ mắc ho gà, chuyên gia y tế khuyến cáo phòng tránh

Gia tăng trẻ mắc ho gà, chuyên gia y tế khuyến cáo phòng tránh

Bệnh ho gà có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, lồng ruột, sa trực tràng, chảy máu nội sọ...
Phản xạ liệu pháp là gì?

Phản xạ liệu pháp là gì?

Phạn xạ liệu pháp là một liệu pháp tập trung vào việc tác động các lực khác nhau lên các điểm cụ thể trên bàn chân. Có rất ít nghiên cứu về phản xạ liệu pháp, nhưng người ta cho rằng các vị trí khác nhau của bàn chân có mối tương quan với một số vùng nhất
Loại thực phẩm tăng cường cho sức khỏe tuyến giáp

Loại thực phẩm tăng cường cho sức khỏe tuyến giáp

Trong tự nhiên có nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể hỗ trợ sức khỏe của tuyến giáp, như thực phầm giàu I-ốt, vitamin D, selen, chất chống oxy hóa và zinc...Đồng thời cũng có những thực phẩm nên tránh như thực phẩm chứa caffeine, thực phẩm chứa đường và thực phẩm xử lý...Việc chọn lựa thực phẩm phù hợp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe của tuyến giáp, đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò của sự cân đối và đa dạng trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Mô hình hỗ trợ người học của Trường Du lịch - Đại học Huế: Cánh cửa mở ra bầu trời mới

Mô hình hỗ trợ người học của Trường Du lịch - Đại học Huế: Cánh cửa mở ra bầu trời mới

SKV - Cánh cửa mở ra bầu trời mới đã giúp khám phá thêm tri thức, để rồi tôi có động lực, hành động. Và “đứa trẻ bắt đầu tập đi” trên con đường nghiên cứu khoa học ấy, từng bước hoàn thiện các bước của một nghiên cứu sinh ở Trường Du lịch - Đại học Huế.
Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa y- dược trường đại học Trà Vinh

Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa y- dược trường đại học Trà Vinh

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng và một số yếu tố liên quan về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền.
Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ

Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhóm máu có thể đóng một vai trò trong việc xác định nguy cơ đột quỵ.
Kinh nghiệm điều trị chứng Nguyệt thủy quá đa bằng bài thuốc nam tại bệnh viện 30.4 Bộ Công an

Kinh nghiệm điều trị chứng Nguyệt thủy quá đa bằng bài thuốc nam tại bệnh viện 30.4 Bộ Công an

Nguyệt thủy quá đa được Y học cổ truyền (YHCT) xếp trong chứng Nguyệt kinh thất điều do kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường (nhóm rối loạn số lượng kinh). Khi điều trị bằng các phương pháp YHCT cần hiểu rõ bản chất thực sự của các hội chứng bệnh YHCT mang bản chất theo Y học hiện đại (YHHĐ), lúc đó chẩn đoán và điều trị mang lại hiệu quả cao. Lý luận YHCT và YHHĐ có các triệu chứng vàng tương thích chặt chẽ, nên từ các triệu chứng vàng thể bệnh YHHĐ có thể chẩn đoán hội chứng bệnh của YHCT, từ đó đưa ra pháp trị và bài thuốc rất khách quan. Tại bệnh viện 30.4 Bộ Công an, việc chẩn đoán và điều trị bước đầu kết luận số bệnh nhân điều trị bằng thuốc nam khỏi đạt 91,7%.
Tác hại do lạm dụng thuốc giảm đau liều cao

Tác hại do lạm dụng thuốc giảm đau liều cao

Có tiền sử đái tháo đường, nhưng bệnh nhân thường xuyên uống Medrol liều cao khiến cơ thể gặp nhiều tác dụng phụ, rơi vào tình trạng suy thượng thận cấp và nhiễm trùng nặng.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động