Vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ra những bệnh gì, nguy hiểm không?
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết vi rút hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial virus: RSV) là tác nhân chính gây nên các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi, người có bệnh nền.
Triệu chứng đặc trưng
Tương tự như vi rút đường hô hấp khác, RSV có thể tái nhiễm nhiều lần. RSV có thể lây nhiễm từ người sang người qua dịch tiết, giọt bắn đường hô hấp như người bệnh ho, hắt hơi, chạm vào bề mặt nhiễm vi rút như tay nắm cửa, đồ chơi, mặt bàn… tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, hôn, mớm thức ăn...
"Ở trẻ nhỏ khi nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp sẽ có các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi khò khè, viêm tiểu phế quản, diễn tiến suy hô hấp... Ở người lớn khi nhiễm RSV cũng sẽ có các triệu chứng tương tự như sốt, ho, sổ mũi và đặc trưng bởi triệu chứng khò khè, các cơn co thắt phế quản, ở mức độ nặng bệnh có thể gây suy hô hấp", bác sĩ Tiến chia sẻ.
![]() |
Sốt, ho, sổ mũi, khò khè, các cơn co thắt phế quản là triệu chứng đặc trưng khi nhiễm RSV. Pexels |
Nhiều trẻ nhiễm RSV
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, trong các trường hợp trẻ mắc bệnh hô hấp có khoảng 25% do tác nhân RSV. Các triệu chứng thường kéo dài trong khoảng 1 tuần. Tỷ lệ người bệnh trở nặng khoảng 5%.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh trở nặng như nhịp thở tăng, thở mệt, co kéo rút lõm ngực... Ở trẻ nhỏ cần chú ý các dấu hiệu như quấy khóc, cáu gắt, mệt mỏi bất thường, bú kém hoặc không chịu bú, khó thở, thở ngắn, nông, nhanh...
Không tự ý mua kháng sinh điều trị tại nhà
Bác sĩ Tiến cho biết, người bệnh nhiễm RSV sẽ được điều trị triệu chứng, nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, cung cấp oxy... Hiện trên thế giới đã có vắc xin phòng RSV và dự kiến trong thời gian tới tại Việt Nam sẽ có vắc xin phòng bệnh.
"Người bệnh không nên tự ý mua kháng sinh điều trị tại nhà mà cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ tại các cơ sở y tế. Ở người trưởng thành các triệu chứng khi nhiễm RSV thường nhẹ. Tuy nhiên nếu tái nhiễm nhiều lần có thể có nguy cơ gây nên tình trạng hen suyễn", bác sĩ Tiến chia sẻ.
![]() |
Cần rửa tay thường xuyên bằng nước với xà phòng trong ít nhất 20 giây để phòng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp. Pexels |
Ngoài ra, để phòng ngừa nhiễm RSV, bác sĩ khuyến cáo cần rửa tay thường xuyên bằng nước với xà phòng trong ít nhất 20 giây, hoặc sử dụng dung dịch rửa tay sát khuẩn; Tránh đưa tay lên mặt, chạm mắt, mũi, miệng; Tránh tiếp xúc gần với người bệnh như ôm, hôn, bắt tay; Không dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác; Che miệng mũi khi hắt hơi, ho bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay; Khử trùng bề mặt thường xuyên tiếp xúc như mặt bàn làm việc, tay nắm cửa, điện thoại, máy tính, thang máy, lan can cầu thang…
"Những người nghi ngờ bản thân nhiễm RSV cần tránh tiếp xúc gần với người khác, có thể đeo khẩu trang nếu thấy cần thiết và không nên tiếp xúc với các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nặng như trẻ nhỏ và người lớn tuổi, người có bệnh nền", bác sĩ Tiến khuyến cáo.
Thời tiết thất thường thuận lợi cho RSV phát triển
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), TP.HCM có thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường. Đây là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh đường hô hấp phát triển trong đó có RSV. Vi rút này thường gây viêm phổi, khò khè, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp…
RSV có thể tấn công xuống đường hô hấp dưới gây ra các triệu chứng như khó thở, thở nhanh hơn bình thường và thở khò khè, ho, viêm họng, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt, viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Ngoài ra một đặc điểm đáng chú ý là RSV còn gây viêm tai giữa, viêm phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi...
Tin liên quan

Dự báo thời tiết ngày 23/3/2025: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng
05:05 | 23/03/2025 Môi trường xanh

BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm
09:14 | 22/03/2025 Doanh nghiệp

Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
21:31 | 21/03/2025 Thông tin đa chiều
Cùng chuyên mục

DÂN GIAN ĐIỀU TRỊ CHỨNG CHẤN CHIÊN PHONG TRẠO (PARKINSON)
17:21 | 12/03/2025 Tư vấn

CHẨN ĐOÁN PARKINSON VÀ CHỨNG CHẤN CHIÊN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
17:17 | 12/03/2025 Tư vấn

Sai lầm nguy hiểm: Hành động nhỏ, hậu quả lớn
08:35 | 25/02/2025 Tư vấn

Hướng dẫn phòng ngừa, điều trị và dinh dưỡng cho trẻ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
07:00 | 22/02/2025 Tư vấn

Chuyên gia chia sẻ bí quyết hữu ích cho tất cả cặp đôi sinh con khỏe mạnh
19:18 | 14/02/2025 Tư vấn

Chuyên gia lý giải nguyên nhân gia tăng ca mắc cúm mùa
14:58 | 13/02/2025 Tư vấn
Các tin khác

Kinh nghiệm chẩn đoán chứng Đởm thạch (Sỏi mật) dưới góc nhìn Y học hiện đại
16:19 | 07/02/2025 Tư vấn

Nên ăn uống và tập luyện như thế nào sau khi mổ cắt túi mật?
10:35 | 04/02/2025 Tư vấn

6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản
09:53 | 29/11/2024 Tư vấn

Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn

Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn

Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn

Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn

Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn

Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn

Chi hội Nam y tỉnh Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển Y học cổ truyền trong kỷ nguyên mới
5 ngày trước Hoạt động hội

Thái Bình: Chương trình nhân ái yêu thương “Tư vấn sức khỏe - Trao quà từ thiện”
6 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dự lễ khai hội Đền Xưa và dâng hương tưởng niệm Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh
14-03-2025 21:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp phối hợp khám bệnh và cấp phát thuốc YHCT miễn phí
27-02-2025 14:40 Hoạt động hội

Hà Nội: Chi hội Dưỡng Sinh Viện tổ chức du xuân, gặp mặt đầu năm Ất Tỵ
16-02-2025 10:00 Tin tức