Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị
Việc điều trị ung thư buồng trứng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diễn biến bệnh và sức khoẻ chung của bệnh nhân. Bệnh nhân thường được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau được kết hợp trong điều trị ung thư buồng trứng như phẫu thuật cắt bỏ, xạ trị, hóa trị....
1. Ung thư buồng trứng là gì?
Ung thư buồng trứng (tiếng Anh là Ovarian cancer) là tình trạng một hoặc cả hai buồng trứng xuất hiện các tế bào bất thường, phát triển thành những khối u ác tính xâm lấn và tấn công phá hủy các mô, cơ quan bộ phận trong cơ thể. Thậm chí, các khối u này có thể di căn đến nhiều cơ quan khác, gây ung thư tại các cơ quan đó. Khoảng 90% ca bệnh được bắt đầu từ lớp ngoài của buồng trứng, gọi là ung thư biểu mô buồng trứng.
Các khối u phát triển bên trong buồng trứng có rất nhiều loại. Một số khối u là ác tính, một số là lành tính. Các khối u lành tính không phải là ung thư, bệnh nhân được điều trị bằng cách phẫu thuật bóc khối u, cắt bỏ một phần hoặc một bên buồng trứng chứa khối u.
Các thể khối u ác tính ở buồng trứng bao gồm:
- Ung thư biểu mô buồng trứng: Là thể ung thư buồng trứng thường gặp nhất, các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào có trên bề mặt buồng trứng.
- Ung thư tế bào mầm: Là dạng ung thư xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng.
- Các loại khác: Ung thư có nguồn gốc từ mô đệm sinh dục, ung thư bắt nguồn từ trung mô và các ung thư di căn đến buồng trứng.
2. Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng
Thông thường, các triệu chứng ban đầu của ung thư buồng trứng thường không rõ ràng nên dễ nhầm lẫn với triệu chứng của nhiều bệnh lý thường gặp khác. Việc chẩn đoán ở giai đoạn đầu cũng khá khó khăn, thậm chí cần sử dụng xét nghiệm phết mỏng tế bào tử cung (Pap smear) đôi khi cũng không thể phát hiện ra.
Do đó, khuyến cáo chị em phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác ngay khi có những thay đổi lạ thường và dai dẳng sau:
- Cảm thấy đầy bụng hoặc đau bụng vùng khung chậu;
- Ăn uống không ngon miệng;
- Sút cân không rõ lý do;
- Rối loạn đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, táo bón;
- Ợ nóng;
- Đau lưng;
- Đi tiểu thường xuyên;
- Hay mệt mỏi và cáu gắt;
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, chảy máu âm đạo sau bất thường sau mãn kinh;
Đau rát khi quan hệ tình dục.
3. Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa bệnh và các yếu tố nguy cơ sau:
- Tiền sử gia đình:
Những người có quan hệ huyết thống bậc 1 như mẹ, chị em gái ruột mắc các căn bệnh ung thư vú, buồng trứng hoặc đại trực tràng cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng từ 2 – 4 lần.- Tiền sử bệnh lý ở bệnh nhân:
Bệnh nhân có tiền sử mắc ung thư vú, ung thư đại trực tràng cũng sẽ có nguy cơ bị ung thư buồng trứng.
- Độ tuổi:
Căn bệnh này thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi, tăng cao ở những người trên 60 tuổi.
- Phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh và sinh đẻ ít:
Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ đã từng mang thai và sinh con thì nguy cơ thấp hơn nhiều so với phụ nữ chưa từng sinh con, đặc biệt, sinh càng nhiều con thì nguy cơ mắc bệnh càng thấp.
- Sử dụng các loại thuốc kích thích phóng noãn:
Việc này có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh.
- Sử dụng bột Talcum:
Đây là một khoáng chất tạo nên từ các thành phần magie, silic và oxy. Khoáng chất này có nhiều trong mỹ phẩm, đặc biệt là phấn rôm nhằm giữ cho da khô thoáng, ngăn ngừa tình trạng phát ban. Tuy nhiên, nếu cơ quan sinh dục ở phụ nữ tiếp xúc nhiều với loại khoáng chất này có nguy cơ hình thành các khối u trong buồng trứng.
- Điều trị hormone thay thế:
Việc điều trị hormone thay thế ở phụ nữ sau mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
4. Các giai đoạn ung thư buồng trứng
Giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1, khối u có mặt ở một hoặc cả hai buồng trứng, ống dẫn trứng, chưa lan đến các hạch bạch huyết và các khu trú khác trong cơ thể. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể bắt gặp khối u phát triển ở bề mặt buồng trứng, hoặc các tế bào ung thư bong ra và xuất hiện ở dịch ổ bụng và vùng chậu.
Giai đoạn 2
Bước sang giai đoạn 2, ung thư buồng trứng đã bắt đầu lan sang các cơ quan khác ở vùng chậu như bàng quang, tử cung, đại trực tràng, chưa lan đến các hạch bạch huyết và khu vực ngoài vùng chậu.
Giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3, ung thư đã hiện diện ở một hoặc cả hai buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc phúc mạc, có di căn phúc mạc ngoài tiểu khung và/hoặc di căn hạch sau phúc mạc.
Giai đoạn 4
Khi đến giai đoạn 4, các tế bào ung thư đã hiện hiện ở dịch xung quanh phổi, gan, xương, lá lách, ruột và các hạch bạch huyết xa hơn.
5. Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không?
Giống như đại đa số các bệnh lý khác, ung thư buồng trứng nếu được phát hiện sớm, can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn 1 thì cơ hội bệnh nhân sống trên 5 năm kể từ lúc phát hiện bệnh lên đến 95%. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, tỷ lệ sống trên 5 năm này sẽ càng thấp hơn, cụ thể là: Ở giai đoạn 2, tỷ lệ sống trên 5 năm còn khoảng 70%; Giai đoạn 3 là 39%; Ở giai đoạn 4, khối u đã di căn nên tiên lượng điều trị khó, tỷ lệ sống trên 5 năm rất thấp.
Mặc dù tỷ lệ sống trên 5 năm này sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, độ tuổi mắc bệnh, tiền sử bệnh tật, khả năng đáp ứng điều trị… nhưng việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn càng sớm thì mang lại hiệu quả và cơ hội sống càng cao.
6. Chẩn đoán ung thư buồng trứng
Ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường và dai dẳng, chị em phụ nữ hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết để có kết quả chính xác.
Xét nghiệm CA 125 trong máu
CA 125 là một loại protein có trên bề mặt của các tế bào ung thư ác tính và một số mô lành tính. Thống kê cho thấy, khoảng 80% bệnh nhân có nồng độ CA 125 cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nồng độ CA 125 cao nhưng chưa đủ để kết luận chắc chắn bệnh nhân có bị ung thư buồng trứng hay không, vì các tình trạng khác như lạc nội mạc tử cung, viêm ruột thừa vẫn có thể làm tăng nồng độ CA 125 trong máu. Do đó, bệnh nhân thường được chỉ định thực hiện thêm một số kỹ thuật khác nhằm tăng độ chính xác cho kết quả chẩn đoán.
Xét nghiệm CA 125 trong máu.
Siêu âm
Bác sĩ có thể chỉ định siêu âm đầu dò với đầu dò được đưa vào âm đạo, hoặc siêu âm ngoài cơ thể với đầu dò được đặt ở bên cạnh dạ dày. Hình ảnh siêu âm sẽ cho thấy được kích thước, cấu trúc, mật độ của khối u. khối u có vách , có nhú không, có tăng sinh mạch máu….
Khám vùng chậu
Kiểm tra này nhằm xác định bộ phận sinh dục nữ giới (âm hộ), âm đạo, tử cung và buồng trứng có điểm gì bất thường hay không. Khối u dính với các cơ quan xung quanh….
Chụp MRI/ chụp CT
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ cho thấy hình ảnh ổ bụng, ngực và vùng chậu, kết hợp tất cả cho ra hình ảnh 3 chiều (3D) rõ nét giúp bác sĩ chẩn đoán được ung thư buồng trứng và đánh giá giai đoạn bệnh.
Chụp X-quang ngực
Kỹ thuật chụp X-quang ngực sẽ sử dụng một loại bức xạ để ghi lại hình ảnh của phổi và màng phổi. Đây là kỹ thuật hữu ích giúp xác định các tế bào ung thư đã di căn phổi hay chưa.
Sinh thiết
Tiến hành xét nghiệm trên mô bệnh phẩm để xác định loại tế bào ác tính và mức độ ác tính của bệnh, từ đó sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
7. Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng
Sau khi có kết quả chẩn đoán ung thư buồng trứng, tùy vào giai đoạn của ung thư cũng như sức khỏe bệnh nhân, mức độ đáp ứng với các phương pháp điều trị và mong muốn của bệnh nhân… mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp được lưa chọn số một để điều trị cho bệnh nhân được chẩn đoán ung thư buồng trứng. Đối với bệnh nhân được chẩn đoán ung thư buồng trứng, đặc biệt là ung thư buồng trứng giai đoạn sớm, phẫu thuật luôn là liệu pháp điều trị được lựa chọn hàng đầu. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ tối đa các tế bào ung thư, lượng tế bào ung thư còn sót lại có thể được điều trị bằng hóa trị hay xạ trị. Thông thường, bệnh nhân sẽ phải cắt buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, cắt mạc nối, và các hạch ở ổ
Tùy vào tình trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định mổ hở hoặc mổ nội soi. Phương pháp mổ nội soi có nhiều ưu điểm như xâm lấn tối thiểu, mang tính thẩm mỹ cao, rút ngắn thời gian nằm viện và bệnh nhân mau chóng hồi phục. Phẫu thuật có thể gây ra các cơn đau ngắn và khiến bệnh nhân đi tiêu, đi tiểu khó khăn.
Phẫu thuật gây ra cơn đau ngắn và tăng nhạy cảm ở vùng phẫu thuật. Vài ngày sau đó, bệnh nhân đi tiểu rất khó khăn, nhu động chưa bình thường trở lại.
Hóa trị liệu
Hóa trị liệu là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Sau phẫu thuật, có thể các tế bào ung thư buồng trứng vẫn còn sót lại hoặc lay lan mà các bác sĩ chưa thể cắt bỏ hết được, hóa trị liệu sẽ giúp tiêu diệt phần còn sót lại đó.
Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư được tiêm vào tĩnh mạch. Một số khác tồn tại dưới dạng viên nén để uống. Hóa trị liệu có thể thực hiện bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.
Có thể tiến hành phẫu thuật xét nghiệm lần hai để quan sát ổ bụng trực tiếp khi phương pháp hóa trị liệu kết thúc. Có thể kiểm tra tác dụng của thuốc lên cơ thể bệnh nhân có xảy ra hay không bằng cách kiểm tra dịch và mẫu mô của bệnh nhân đó.
Hóa trị tác động đến cả tế bào gây bệnh lẫn các tế bào bình thường. Các tác dụng phụ phụ thuộc nhiều vào loại thuốc và liều lượng thuốc được sử dụng.
Khi điều trị bằng phương pháp hóa trị có thể gây nên cảm giác buồn nôn và nôn, chán ăn, ỉa chảy, mệt mỏi, tê và cảm giác kim châm ở bàn tay bàn chân, đau đầu, rụng tóc, xạm da và móng.
Một số thuốc dùng trong ung thư buồng trứng có thể làm bệnh nhân không nghe rõ và gây tổn thương đến thận. Để bảo vệ thận trong khi dùng thuốc, bệnh nhân cần truyền nhiều dịch.
Xạ trị
Xạ trị là dùng tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia phóng xạ có thể xuất phát từ một máy bên ngoài cơ thể hoặc dung dịch phóng xạ được đưa vào ổ bụng bệnh nhân.
Tia xạ có thể ảnh hưởng đến cả tế bào ung thư và tế bào bình thường. Phương pháp này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, tiêu chảy,... Tác dụng phụ thường phụ thuộc vào liều lượng và vùng cơ thể bị chiếu xạ.
Trên đây là những phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng. Ngoài ra còn có một số phương pháp như điều trị đích, miễn dịch .... để kiểm soát căn bệnh này.
Nguồn: Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị
Tin liên quan
Ngành y tế tiếp tục khắc phục hậu quả, đảm bảo công tác khám chữa bệnh sau bão số 3
22:28 | 08/09/2024 Tin tức
Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ
23:39 | 08/09/2024 Tin tức
Phòng, chống bệnh dịch sau bão
23:39 | 08/09/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn
Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn
Các tin khác
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?
06:50 | 23/05/2024 Tư vấn
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
14:13 | 21/05/2024 Tư vấn
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
17:56 | 17/05/2024 Tư vấn
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú
10:20 | 14/05/2024 Tư vấn
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
19:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
07:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não
13:55 | 06/05/2024 Tư vấn
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim
13:48 | 01/05/2024 Tư vấn
Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông
16:50 | 30/04/2024 Tư vấn
Kỹ năng vận động và hướng dẫn dành cho cha mẹ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ
17:14 | 28/04/2024 Tư vấn
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
24-08-2024 17:09 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La
21-08-2024 19:29 Hoạt động hội
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
19-08-2024 15:13 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024
30-07-2024 00:00 Hoạt động hội
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT
21-07-2024 14:46 Hoạt động hội