Vì sao nhiều thang thuốc đông y cần có cam thảo?
Cam thảo dược liệu cổ xưa mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe |
Cam thảo thuộc họ đậu. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ cây cam thảo.
Cam thảo vị ngọt, tính bình, quy vào 12 kinh.
1. Một số công dụng của cam thảo
1.1. Bổ trung khí, bổ tỳ vị
Trong Đông Y quan niệm, trung khí là nơi của tỳ vị - là tạng phủ đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu, vận hóa thức ăn từ bên ngoài vào trong cơ thể. Tỳ vị tốt thì ăn ngon miệng, đồ ăn thức uống được hấp thu, chuyển hóa thành chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó chất nạp vào theo 12 kinh lạc đi khắp cơ thể, nuôi dưỡng và duy trì sự sống cho con người.
Tuy nhiên, nếu tỳ vị kém, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa, gây chán ăn, ăn không ngon miệng, miệng nhạt không muốn ăn, không hấp thu được các chất dinh dưỡng có trong đồ ăn, khiến việc cung cấp chất dinh dưỡng bị suy giảm.
Cơ thể không được nuôi dưỡng đầy đủ, người gầy yếu, gân cơ teo nhẽo dần, sắc môi nhợt nhạt, khô héo, dễ mắc các chứng bệnh đường tiêu hóa như: Đau bụng, đi ngoài... Do đó, công năng của tỳ vị đối với cơ thể chúng ta rất quan trọng. Vậy nên trường hợp tỳ vị kém, có thể kê đơn vị cam thảo hỗ trợ trung khí trưởng vượng.
Cam thảo vị ngọt, ứng với thổ tỳ theo ngũ hành, do đó cam thảo sẽ ‘ưu tiên’ vào kinh tỳ vị đầu tiên và có dược tính hiệu quả tối đa, cải thiện tình trạng về đường tiêu hóa. Cơ thể chúng ta sẽ ăn uống ngon miệng hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, không còn tình trạng đau bụng, đi ngoài...
Kết hợp với một số vị thuốc như đảng sâm, bạch linh, bạch truật... cam thảo làm gia tăng công lực bổ trợ trung khí, giúp điều hòa tạng phủ tỳ vị về trạng thái cân bằng, hỗ trợ công năng tỳ vị được tối ưu.
![]() |
Cam thảo có nhiều công dụng hữu ích. |
1.2. Điều hòa vị thuốc đông dược
Một công dụng rất hay của cam thảo đó là có thể bình hòa các vị thuốc trong một thang thuốc Đông y, vừa giúp phát huy tối đa tác dụng dược lý, lại giảm bớt tác dụng không tốt đối với cơ thể.
Cụ thể, phụ tử có tính cay, cực nhiệt mạnh, có thể gây tê tay chân, khó thở, tụt đường huyết, rối loạn nhịp tim... vậy nên cần kê phụ tử liều phù hợp và kết hợp với cam thảo để giảm bớt tác dụng không mong muốn của phụ tử.
Với vị thuốc tính lạnh, công tả hỏa mạnh như đại hoàng, hoàng cầm... khi dùng có thể gây tổn thương tỳ khí, nhưng nếu dùng chung với cam thảo, sẽ giảm bớt tính lạnh, giúp bảo vệ vị khí, bổ trợ trung khí.
Dùng cam thảo với các thuốc cay ấm, phát tán như ma hoàng, quế chi... phòng gây ra mồ hôi quá mức, gây hao tổn tân dịch.
Đối với những nhóm thuốc bổ, cam thảo giúp tác dụng dược lý của thuốc được đưa vào cơ thể một cách từ từ, vừa giúp thuốc phát huy tối đa công dụng, lại giúp cơ thể dần dần điều chỉnh cân bằng âm dương, điều hòa lục phủ ngũ tạng... Ví dụ như giảm tính lạnh, nê trệ bổ âm của thục địa; hạn chế tính ôn ấm của ba kích, phá cố chỉ...
![]() |
Trong các thang thuốc thường có vị cam thảo. |
1.3. Dẫn thuốc khi dùng phối hợp
Trước hết, cam thảo vị ngọt, giúp thuốc về kinh tỳ, sau đó giúp các vị thuốc nhờ vào công năng vận hóa của tỳ mà đến các kinh theo tính vị. Vậy nên cam thảo sẽ đưa bài thuốc vào kinh tỳ trước, sau đó mới theo quy kinh mỗi tính vị riêng. Bài thuốc nhờ công năng tỳ vị vận hóa mà đưa đông dược quy đúng kinh, dược tính vào cơ thể có tác dụng nhanh, mạnh, tốt hơn.
Cam thảo lại vừa có tính thăng, vừa có tính giáng, chạy khắp 12 kinh trên cơ thể, do đó có thể điều dẫn các vị thuốc về đúng kinh lạc, hỗ trợ các vị "đi đúng đường".
2. Những lưu ý khi dùng cam thảo
Mặc dù cam thảo có rất nhiều công dụng, có thể phối hợp với đại đa số vị thuốc trong đông y, tuy nhiên vẫn cần lưu ý một số điều sau khi dùng vị cam thảo:
-
Cam thảo tối kỵ dùng cho người phù nề, người có tăng huyết áp.
-
Không sử dụng cam thảo lâu ngày vì có thể gây tác dụng không mong muốn như: Phù, rối loạn điện giải, mất cân bằng hormon, rối loạn chu kì kinh nguyệt ở nữ,...
-
Không dùng với đại kích, cam toại, nguyên hoa, hải tảo.
-
Việc sử dụng bất kỳ vị thuốc y học cổ truyền nào cũng nên cần sự thăm khám, chẩn bệnh của bác sĩ, được bác sĩ kê đơn và theo dõi trong quá trình dùng thuốc.
Nguồn: Vì sao nhiều thang thuốc đông y cần có cam thảo?
Tin liên quan

Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng 2 sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em
15:01 | 25/04/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Nhà báo Phạm Văn Anh được bổ nhiệm làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử và Ứng dụng
20:31 | 24/04/2025 Tin tức

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2025: Bắc Bộ sáng sớm có mưa rào và dông rải rác
05:05 | 25/04/2025 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục

10 lợi ích sức khỏe của thảo quả
15:18 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Hạt bí: Thần dược từ thiên nhiên với công dụng vàng và cách chế biến đa dạng
15:00 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Bạch biển đậu – Vị thuốc quý trong kho tàng y học cổ truyền
14:36 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

9 bài thuốc chữa bệnh từ vỏ bưởi
14:34 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Hạt lanh: Bí quyết vàng đưa vào chế độ ăn để tăng cường sức khỏe
13:00 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc từ cây Kim ngân hoa
12:29 | 25/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Uy linh tiên có tác dụng gì trong y học hiện đại
11:41 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thạch cao
11:30 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Độc Hoạt thuộc 10 vị thuốc nam chữa xương khớp cực kỳ hiệu quả
11:29 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Hạt óc chó: Siêu thực phẩm vàng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh
11:00 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Những công dụng và cách dùng dược liệu thương truật
10:22 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Hành tây: Bí quyết chế biến thần kỳ để tăng cường sức đề kháng
09:00 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Dâu tây: Siêu thực phẩm cho sức khỏe và sắc đẹp
07:00 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Bưởi: Bí quyết vàng tăng cường sức đề kháng từ thiên nhiên
21:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Dưa hấu: Thần dược giải nhiệt mùa hè và công dụng làm mát cơ thể
19:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Quả kiwi: Siêu thực phẩm vàng cho sức khỏe và cách chế biến đa dạng
17:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
3 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
7 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều