Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao
Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao do lạm dụng, sử dụng không hợp lý thuốc kháng vi sinh vật |
Bộ Y tế vừa tổ chức Hội nghị triển khai chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc và hưởng ứng "Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc" diễn ra tại Hà Nội, từ ngày 18 đến ngày 24/11/2023, với chủ đề là "Cùng nhau ngăn chặn kháng thuốc".
Hiện nay kháng thuốc vẫn đang là mối lo ngại ở Việt Nam, bất chấp những tiến bộ khoa học đã đạt được trong 10 năm qua.
Thậm chí, xu hướng kháng kháng sinh ngày càng tăng trong thập kỷ qua. Nhiều thách thức vẫn còn tồn tại, bao gồm năng lực hạn chế của các phòng xét nghiệm trong việc tiến hành giám sát và phân tích dữ liệu, kê đơn thuốc kháng sinh không phù hợp và thiếu việc thực thi các quy định về bán thuốc kháng sinh.
Hiện, Việt Nam là 1 trong 6 nước đầu tiên thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về những nỗ lực trong phòng chống kháng thuốc
Chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành để bảo vệ hiệu quả của thuốc kháng vi sinh vật và giải quyết mối đe dọa phức tạp và ngày càng gia tăng của kháng thuốc tại Việt Nam.
Kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn đáp ứng với thuốc, khiến cho việc điều trị nhiễm trùng ngày càng trở nên khó khăn hoặc không thể điều trị được.
Chiến lược đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường giám sát, thúc đẩy sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trong y tế và nông nghiệp, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về hậu quả của việc lạm dụng và sử dụng quá mức thuốc kháng vi sinh vật ở cả con người và động vật.
TS. Angela Pratt, đại diện tổ chức WHO tại Việt Nam chia sẻ, Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao do lạm dụng, sử dụng không hợp lý thuốc kháng vi sinh vật, đặc biệt là thuốc kháng sinh; hiệu thuốc bán thuốc kháng sinh không kê đơn và bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh không hợp lý.
Tuy nhiên, TS. Angela Pratt đánh giá cao cách tiếp cận của Chính phủ Việt Nam và sự hưởng ứng trong Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc từ 18-24/11/2023 với chủ đề là "cùng nhau ngăn chặn tình trạng kháng thuốc".
Tại Hội nghị, lãnh đạo Bộ Y tế kêu gọi cùng chung tay thực hiện và hỗ trợ những sáng kiến của Chiến lược này nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân cũng như sức khỏe của các thế hệ tương lai.
Chiến lược này là một bước quan trọng hướng tới việc làm chậm sự tiến triển kháng thuốc, vốn là một thực trạng mà Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố là 1 trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng hàng đầu mà nhân loại phải đối mặt.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân chỉ nên dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc chống vi sinh vật khác do bác sĩ kê đơn, luôn tuân thủ theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng kháng sinh; không bao giờ dùng chung hoặc sử dụng kháng sinh còn thừa của người khác; ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chuẩn bị thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, thực hành tình dục an toàn và tiêm chủng đầy đủ.
Kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn đáp ứng với thuốc, khiến các bệnh nhiễm trùng thông thường trở nên khó điều trị hơn và làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong.
Nhiều yếu tố đã đẩy nhanh mối đe dọa kháng kháng sinh trên toàn thế giới, bao gồm việc sử dụng quá mức và không hợp lý thuốc ở người, vật nuôi và nông nghiệp, cũng như khả năng tiếp cận kém với nước sạch và vệ sinh.
Tin liên quan
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết và Lễ hội xuân năm 2025
17:05 | 23/11/2024 Tin tức
Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
13:58 | 23/11/2024 Thông tin tuyên truyền quảng cáo
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
07:55 | 23/11/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
TP.HCM: Tiêm hơn 3.000 mũi vaccine sởi cho trẻ 6-9 tháng tuổi
20:46 | 23/11/2024 Sức khỏe
[Infographic] Những người nên hạn chế ăn quả lê
15:55 | 23/11/2024 Infographic
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
12:06 | 22/11/2024 Khỏe - Đẹp
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo khám chữa bệnh từ xa cho người dân vùng cao
07:00 | 22/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Khẩn trương điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở
18:31 | 21/11/2024 Sức khỏe
Gia đình 8 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn thịt chó
18:30 | 21/11/2024 Sức khỏe
Các tin khác
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine sởi
19:26 | 20/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Cho phép ngành y tế thành lập Hội đồng thẩm định giá khám chữa bệnh mới
19:57 | 19/11/2024 Sức khỏe
Nhiều quy định mới về khám sức khỏe khi cấp đổi giấy phép lái xe
20:06 | 18/11/2024 Sức khỏe
[Infographic] 7 loại trà thảo mộc dành cho người tiểu đường
06:15 | 18/11/2024 Infographic
Top các loại rau là nguồn thuốc quý
18:00 | 16/11/2024 Khỏe - Đẹp
Đắk Nông: Trong 10 tháng ghi nhận 21 bệnh truyền nhiễm với 6.020 ca mắc, 2 trường hợp tử vong
11:14 | 15/11/2024 Sức khỏe
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
10:08 | 15/11/2024 Tin tức
6 tác dụng của việc uống trà hàng ngày
11:40 | 14/11/2024 Sức khỏe
Kon Tum: Một tháng xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 6 người mắc, 1 người tử vong
11:01 | 14/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM có số ca mắc sởi tăng nhanh
11:01 | 14/11/2024 Sức khỏe
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội