Xây dựng và phát triển sâm thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao
Ngày 15/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức tọa đàm "Định hướng phát triển sâm Việt Nam".
Theo Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), Việt Nam hiện có 3.055ha diện tích trồng sâm, trong đó diện tích sâm Ngọc Linh là 3.000ha; 55ha sâm Lai Châu. Sâm được trồng chủ yếu dưới tán rừng (3.050ha), sản lượng hiện tại khoảng vài tấn/năm. Diện tích sâm trồng trong nhà lưới, nhà màng chiếm diện tích nhỏ (5ha tại tỉnh Lai Châu), chưa có sản lượng do đều là sâm mới trồng.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu cho biết, sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 611/QÐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, tỉnh đã đưa ra nghị quyết về phát triển sâm. Quan điểm của tỉnh là phát triển sâm phải từ vùng trồng đến chế biến.
Theo ông Đặng Văn Châu, ông rất ủng hộ các doanh nghiệp xây dựng và ưu tiên cả hai phương án trồng trong nhà lưới và trong rừng. Tuy nhiên, Nhà nước cần xây dựng quy trình trồng sâm để đồng nhất, đạt hiệu quả bền vững hơn. Bên cạnh đó, ông Châu chia sẻ, chúng ta có nhiều giống sâm quý, có loại sâm được đánh giá tốt nhất thế giới nhưng chưa có các tài liệu, công trình nghiên cứu về chất lượng, hàm lượng hóa học, sinh học... nên việc truyền thông, xây dựng thương hiệu cho cây sâm rất hạn chế.
Trồng sâm dưới tán rừng tại Kon Tum - https://suckhoeviet.org.vn/ |
Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum nêu đề xuất: Nếu như trồng trong nhà màng, chúng tôi rất mong sớm có quy trình để tỉnh áp dụng. Nếu trồng dưới tán rừng, chúng ta phải có tiêu chuẩn quốc gia về trồng sâm dưới tán rừng để làm sao không ảnh hưởng đến rừng mà cây sâm vẫn phát triển được.
Hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về cây sâm còn quá ít, quy trình trồng, phòng chống bệnh cho cây sâm rất hạn chế nên ông Huỳnh Văn Liêm cũng kiến nghị, bên cạnh việc trồng, chế biến sâm, Bộ NN&PTNT cần có hướng dẫn để người dân gắn sản xuất với phát triển du lịch sinh thái sẽ giúp tiêu thụ sản phẩm sâm được nhiều hơn.
Tại tọa đàm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, để chương trình phát triển sâm hiệu quả, bền vững hơn, chúng ta phải thay đổi tư duy. Chúng ta phải tiếp cận cây sâm theo chuỗi ngành hàng.
Bộ trưởng nhấn mạnh: Chúng ta thường chỉ nghĩ đến sâm là một sản phẩm đơn thuần nhưng không phải, sâm phải tích hợp giá trị to lớn của một ngành hàng. Từ sâm có thể chế biến ra nhiều sản phẩm từ thực phẩm đến mỹ phẩm... Chúng ta phải chuyển từ giá trị nông nghiệp sang giá trị công nghiệp. Chúng ta phải đa dạng hóa chế biến, đa dạng hóa sản phẩm để từ một sản phẩm nhiều tiền thành các sản phẩm giá rẻ nhiều người có thể mua được, dùng được.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các doanh nghiệp phải có tinh thần dân tộc, tinh thần đất nước. Chúng ta cùng nhau xây dựng sản phẩm, thương hiệu quốc gia mang biểu tượng của đất nước. Muốn làm được như vậy, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy. Trước tiên chúng ta phải thống nhất gọi tên sản phẩm, thương hiệu là sâm Việt Nam. Sau đó mới truy xuất nguồn gốc về sâm Ngọc Linh hay sâm Lai Châu... đưa ra thị trường để khách hàng lựa chọn mua, tiêu dùng.
Về những vướng mắc trong quá trình phát triển sâm đại biểu nêu tại tọa đàm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, sắp tới Bộ sẽ làm việc với các Bộ ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước thảo luận để đưa ra chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trồng, chế biến sâm tại các tỉnh đúng hướng, hiệu quả, bền vững hơn.
Tin liên quan
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết và Lễ hội xuân năm 2025
17:05 | 23/11/2024 Tin tức
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
07:55 | 23/11/2024 Tin tức
Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo – lưu giữ trò chơi truyền thống độc đáo của miền đất nhiều di sản văn hóa
20:46 | 22/11/2024 Du lịch & Sức khỏe
Cùng chuyên mục
TP.HCM có 41 phường mới từ 2025
09:03 | 23/11/2024 Tin tức
Đắk Lắk: Kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh
09:02 | 23/11/2024 Tin tức
Quảng Nam đăng cai Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism
17:22 | 22/11/2024 Du lịch
Đại hội đại biểu Hội HTGĐLS tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2024-2029 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
17:12 | 22/11/2024 Tin tức
Kháng thuốc đang đe dọa nhiều thành tựu của y học hiện đại
15:52 | 22/11/2024 Tin tức
Thông qua Luật Dược (sửa đổi): Quy định rõ các biện pháp quản lý giá thuốc
15:51 | 22/11/2024 Tin tức
Các tin khác
VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu
15:47 | 22/11/2024 Kinh tế
Nha khoa Alisa Cầu Giấy – Dẫn đầu công nghệ trồng răng implant 5Fast
14:31 | 22/11/2024 Tin tức
Hành trình kiến tạo nụ cười của Bác sĩ Lê Nho Chuyên tại Nha Khoa Alisa
14:30 | 22/11/2024 Tin tức
Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
14:00 | 22/11/2024 Thông tin đa chiều
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo khám chữa bệnh từ xa cho người dân vùng cao
07:00 | 22/11/2024 Sức khỏe
Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2
22:03 | 21/11/2024 Tin tức
Một huyện ở Quảng Nam công bố dịch chó dại
21:31 | 21/11/2024 Tin tức
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu xử lý các sai phạm tại Bệnh viện Y học cổ truyền
20:29 | 21/11/2024 Tin tức
Hỗ trợ thế hệ trẻ học tập kiến thức và kỹ năng cần thiết để theo đuổi giấc mơ
20:17 | 21/11/2024 Tin tức
TP.HCM phấn đấu 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2030
18:30 | 21/11/2024 Tin tức
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội