Bạc hà và những công dụng chữa bệnh tuyệt với
Xuyên tâm liên và những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe Cây ngải cứu và những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời |
Bạc Hà
Cây bạc hà hay bạc hà băng có tên khoa học Mentha arvensis L., thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae) là loại cây sống lâu năm, thuộc loại thân thảo và có các đặc điểm như sau:
Thân cây mềm hình vuông, mang mầm lá mọc bò lan và có chiều cao khoảng 40 – 50cm.
Lá cây có răng cưa mọc đối, hoa có nhiều màu gồm màu hồng, trắng hoặc tím hồng;
Quả cây thuộc loại quả bế có 4 hạt, các bộ phận của cây trên mặt đất đều có lông.
Môi trường sống thích hợp của bạc hà ở độ cao từ 1300 – 1600m.
Bạc hà tươi được thu hái cất tinh dầu hoặc phơi khô sau khi thu hoạch, bảo quản ở môi trường khô ráo. Tất cả các bộ phận trên mặt đất của bạc hà băng đều chứa tinh dầu với hàm lượng khoảng từ 1 – 3%, trong đó chủ yếu là limonen, menthol, methyl acetat, cimen, myrcen...
Bạc hà bắt nguồn từ châu Âu và Trung Đông, nhưng hiện nay chúng mọc phổ biến khắp thế giới. Cây bạc hà thích hợp mọc ở những vùng ẩm ướt và có bóng râm. Bởi vì trong cây bạc hà đều có chứa tinh dầu thơm, nên khi thu hoạch thường lấy lá bạc hà tươi và ngọn hoa vì có chứa nhiều chất menthol nhất. Tinh chất trong rau bạc hà còn được sử dụng như chất tạo gia vị trong nhiều sản phẩm bánh kẹo, kem, nước uống, xà phòng, dầu gội.
Bạc hà giúp bạn giảm căng thẳng và ngủ ngon / Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tác dụng của bạc hà
Tác dụng theo Y học cổ truyền: Dược liệu bạc hà có công dụng trừ phong giảm đau, tăng tiết mồ hôi, kiện vị, chỉ ho, kích thích tiêu hóa, thúc ban sởi mọc. Vì vậy, dược liệu này được dùng trị ho, cảm mạo phong nhiệt, người bệnh sốt cao, đau đầu, nghẹt mũi và ít hoặc không tiết mồ hôi.
Tác dụng theo dược lý hiện đại: Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng một liều nhỏ bạc hà trong điều trị cho thấy tác dụng kích thích khu thần kinh, tăng độ hưng phấn, giãn nở mạch máu, tăng tiết mồ hôi và làm hạ thân nhiệt. Sử dụng liều lớn hơn bạc hà cho tác dụng kích thích tủy sống, tê liệt phản xạ vận động và gây tê cục bộ. Bên cạnh đó, dược liệu bạc hà còn cho tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn như Bacillus subtilus, Staphylococcus aureus, micrococcusglutamicus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Diplococcus pneumonie, Shigella, Salmonella Typhy, flexneri... và một số vi nấm như: Aspergillus fumigatus, Cadida albicans, A niger...
Rau bạc hà có nhiều công dụng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau đây là những tác dụng của rau bạc hà, bao gồm:
Trị bệnh cảm lạnh thông thường
Nhiều người tin dùng tinh dầu bạc hà như là một loại thuốc thông mũi hiệu quả có thể loại bỏ tắc nghẽn và cải thiện hơi thở.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng tinh dầu bạc hà có tác dụng làm thông mũi, tan đờm và chất nhầy, giúp dễ tống đờm ra khỏi cơ thể hơn khiến người dùng cảm giác thở dễ dàng, đặc biệt ở những người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu trên chuột cho thấy những con chuột được cho ăn bạc hà đã giảm được 26% lượng đường trong máu sau 30 ngày. Các nghiên cứu trên người cũng cho kết quả khả quan, điều này cho thấy bạc hà có những tác động tích cực đến lượng đường trong máu, rất có triển vọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Kháng viêm
Trong bạc hà có các loại tinh dầu như eugenol, linalool, citronellon có đặc tính kháng viêm, giúp chống lại các chứng viêm trong cơ thể như viêm khớp hay các vấn đề ở ruột. Ngoài ra acid rosmarinic cũng đã được nghiên cứu về khả năng làm giảm các triệu chứng dị ứng theo mùa.
Bạc hà có công dụng trừ phong giảm đau / Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Giảm đau dạ dày và chứng khó tiêu
Bạc hà có hiệu quả trong việc giảm các vấn đề tiêu hóa khác như đau bụng và khó tiêu. Chứng khó tiêu xảy ra khi thức ăn nằm trong dạ dày quá lâu trước khi đi vào phần còn lại của đường tiêu hóa.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc thức ăn đi qua dạ dày nhanh hơn khi mọi người dùng dầu bạc hà trong bữa ăn. Do đó, sử dụng bạc hà như một loại rau trong bữa ăn có thể làm giảm các triệu chứng khó tiêu này.
Một nghiên cứu lâm sàng ở những người mắc phải chứng khó tiêu cho thấy việc kết hợp tinh dầu bạc hà và dầu caraway được dùng trong viên nang có tác dụng tương tự như các loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu. Sự kết hợp này có hiệu quả trong việc giảm đau dạ dày và các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa khác.
Làm sạch răng và giảm hôi miệng
Theo một nghiên cứu, tinh dầu bạc hà được sử dụng trong kẹo bạc hà hoặc kẹo sao su bạc hà, giúp giảm bớt mùi hôi trong khoang miệng được vài giờ. Tuy nhiên, nó lại không làm giảm lượng vi khuẩn hoặc các hợp chất khác gây hôi miệng.
Theo một bài báo, việc uống trà bạc hà và nhai lá tươi có thể làm giảm vi khuẩn gây hôi miệng nhờ tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu Bạc hà.
Giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tâm thần
Ngoài việc ăn bạc hà, ngửi tinh dầu bạc hà cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện chức năng não, giúp tỉnh táo.
Một nghiên cứu ở 144 người trưởng thành trẻ tuổi đã chứng minh rằng: ngửi mùi thơm của tinh dầu Bạc hà trong 5 phút trước khi làm bài kiểm tra, giúp cải thiện trí nhớ đáng kể.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng: ngửi tinh dầu này trong khi lái xe sẽ giúp tăng sự tỉnh táo và giảm căng thẳng, lo lắng hay mệt mỏi.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác còn chứng minh thêm: hương thơm của tinh dầu bạc hà còn có tác dụng trong việc tăng thêm sinh lực để cơ thể không có cảm giác mệt mỏi mà vẫn không gây ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của não bộ.
Hỗ trợ phòng chống bệnh tim mạch
Sử dụng bạc hà có thể làm giảm huyết áp, phòng chống các bệnh tim mạch hiệu quả. Thành phần eugenol trong bạc hà hoạt động như một chất chẹn kênh canxi tự nhiên, giúp ngăn chặn sự di chuyển của canxi vào tế bào. Theo một nghiên cứu trên động vật, trong bạc hà có chứa carvone hợp chất làm giảm sự co thắt mạch máu, có hiệu quả trong việc hạ huyết áp.
Giảm stress oxy hóa
Stress oxy hóa là hiện tượng xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các chất chống oxy hóa và các gốc tự do, trong đó sự gia tăng các gốc tự do quá cao đe dọa trực tiếp tới ADN và protein trong cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.
Trong bạc hà có rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ như eugenol, limonene, anthocyanins, beta-carotene giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ngăn chặn tổn thương tế bào, làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: ung thư, tim mạch, viêm khớp.
Chống nhiễm trùng và giúp vết thương nhanh lành
Tinh dầu trong bạc hà có đặc tính kháng khuẩn mạnh, các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tinh dầu bạc hà làm giảm một số loại vi khuẩn thường thấy trong miệng và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn sinh ra từ thực phẩm thông thường bao gồm E.coli, Listeria, Salmonella.
Nhờ vào tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau nên chiết xuất từ lá bạc hà còn giúp tăng cường tốc độ hồi phục và chữa lành vết thương.
Bạc hà được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh / Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc dân gian sử dụng bạc hà để điều trị bệnh
Bạc hà mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, vì vậy dược liệu này được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh như sau:
Chống viêm, làm sạch khoang mũi: Dược liệu chứa hàm lượng lớn chất chống viêm rosmarinic axit. Vì vậy, sử dụng vài giọt lá bạc hà tươi hoặc tinh dầu bạc hà pha với nước sôi, xông hơi trực tiếp sẽ có tác dụng làm sạch, thông xoang mũi. Bạc hà còn có công dụng điều trị hen, dị ứng do nhiễm trùng nấm..
Chống say tàu xe: Một ly nước ấm có chứa bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà giúp giảm buồn nôn và tránh buồn nôn. Ngoài ra, sử dụng 3 – 4 giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay và hít đem lại công dụng chống say tàu xe hiệu quả;
Xua đuổi côn trùng: Sử dụng một lượng nhỏ tinh dầu bạc hà cho vào máy xông hơi có tác dụng khử sạch mùi hôi...
Trị hôi miệng: Uống một ly trà bạc hà hoặc nhai trực tiếp vài nhánh bạc hà khi cảm thấy hơi thở có mùi giúp khử mùi hiệu quả;
Giảm căng thẳng: Một ly trà bạc hà uống vào ban đêm (trước khi đi ngủ 30 phút) sẽ giúp dễ ngủ và giảm stress.
Lưu ý khi sử dụng bạc hà
Một số tác dụng phụ khi sử dụng bạc hà băng như buồn nôn, bồn chồn, động kinh, chóng mặt, rát cổ họng, các vấn đề về thị giác và thính giác, tăng huyết áp, phá thai, suy nhược phổi và tổn thương não. Trong trường hợp gặp những tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được thăm khám và có biện pháp điều trị hợp lý.
Một số đối tượng cần lưu ý khi sử dụng bạc hà băng trong điều trị bệnh như sau:
Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú cần tuân thủ quá trình sử dụng (liều lượng, thời gian điều trị) theo đúng như chỉ định của bác sĩ. Lá bạc hà bằng làm xuất hiện kinh nguyệt nên có khả năng đe dọa sảy thai ở phụ nữ đang mang thai, vì vậy để an toàn không nên sử dụng dược liệu này ở phụ nữ mang thai;
Bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị trong trường hợp dị ứng, kích ứng với các thành phần của bạc hà, các loại thảo dược và thuốc khác;
Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang mắc các bệnh lý kèm theo và các loại thuốc bạn đang sử dụng (thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, khoáng chất) để tránh nguy cơ tương tác thuốc;
Không sử dụng bạc hà trong điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Như vậy bạc hà là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên cũng tương tự như những loại thuốc khác, bạc hà có thể tương tác tác với những loại thảo dược và thuốc khi dùng chung, dẫn đến những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tin liên quan
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.
16:47 | 28/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Bạc hà - Thảo mộc "đa năng"
06:45 | 14/07/2024 Khỏe - Đẹp
Cùng chuyên mục
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Giảm ê buốt, mỏi đau vai gáy hiệu quả với liệu pháp dưỡng sinh Đông y mới
09:00 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội