Bài thuốc dân gian từ các loại rau gia vị

Rau gia vị (rau thơm) giúp tăng hương vị cho món ăn. Không những thế chúng còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh. Các loại rau gia vị có tác dụng chữa bệnh rất tốt trong đông y.
6 bài thuốc dân gian chữa bệnh từ rau mùi Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

1. Rau răm

Còn có tên gọi là thủy liễu, hương lục... Rau răm vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hóa, kém ăn, làm dịu tình dục. Rau răm được trồng khắp nơi và thường được mọi người dùng làm rau sống và gia vị vào canh để có thể sát trừ một số độc chất có trong hải sản (tôm, cá...). Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.

Bài thuốc dân gian từ các loại rau gia vị
Rau răm.

Một số bài thuốc từ cây rau răm

Trị chứng tiêu hóa kém: Mỗi ngày dùng 15-20g cả thân và lá rau răm tươi, rửa sạch, vắt lấy nước cốt uống.

Trị say nắng: Kết hợp rau răm với sâm bố chính tẩm nước gừng 30g, đinh lăng 16g, mạch môn 10g, đem sao vàng, sắc với 600ml nước cô lại 300ml, uống trong ngày, chia làm 2 lần.

Trị rắn cắn: Lấy khoảng 20 ngọn rau răm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã còn lại dùng đắp vào chỗ rắn cắn.

2. Cây thì là (thìa là)

Còn gọi là thời la, đông phong. Thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.

Bài thuốc dân gian từ các loại rau gia vị
Rau thì là.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thì là

Trị chứng đái rắt (đái són): Lấy một nắm thì là tẩm với nước muối, sao vàng, tán thành bột. Khi dùng, lấy bánh dầy quết với bột trên, ăn. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm đối với những người hay đi tiểu không có chừng mực, khi đi tiểu thấy đau buốt.

Trị chứng sốt rét: Những người đi rừng lâu ngày bị sốt rét ác tính, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Để trị chứng này, lấy hạt thì là tươi, giã, vắt lấy nước uống hay phơi khô hạt, tán thành bột, sắc lấy nước uống.

Trị chứng thận suy, tỳ yếu: Lấy quả thì là sắc uống hằng ngày, mỗi ngày 50-100g.

3. Rau mùi

Còn được gọi là ngò ta, hương tuy. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc... Rau mùi được trồng phổ biến ở miền bắc và thường có trong mùa đông.

Bài thuốc dân gian từ các loại rau gia vị
Rau mùi (ngò ta).

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau mùi

Trị chứng sởi khó mọc: Nếu trẻ còn nhỏ, lấy rau mùi tươi giã nát, sao nóng, gói vào vải xô hoặc vải mềm chà xát khắp cơ thể của trẻ thì sởi sẽ mọc đều. Nếu trẻ lớn hơn, nấu nước rau mùi để ấm cho trẻ uống. Sau đó đắp chăn kín như xông hơi cho ra mồ hôi, sởi cũng mọc nhanh hơn.

Trị chứng kiết lỵ: Một vốc hạt mùi, sao vàng, tán nhỏ. Pha 7-8g mỗi lần với nước, ngày uống 2 lần. Nếu lỵ ra máu thì uống với nước đường; lỵ đàm thì uống với nước gừng, ngày uống 2 lần.

Trị chứng loét niêm mạc lưỡi: Kết hợp rau mùi với rau húng chanh, ngâm 2 loại trên với nước muối pha loãng rồi nhai kỹ, nuốt lấy nước, nuốt dần dần, rất công hiệu.

4. Cây mùi tàu

Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa...

Bài thuốc dân gian từ các loại rau gia vị
Rau mùi tàu.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây mùi tàu

Trị chứng đầy hơi, ăn không tiêu: Rau mùi tàu 50g, kết hợp với gừng tươi. Rau thái dài 4cm, gừng đập dập. Cho 2 thứ vào siêu đất, đổ chừng 400ml nước, sắc lại còn 200ml, chia làm 2 lần uống cách nhau 3 giờ.

Trị chứng khí trướng, thở mệt: Rau mùi tàu phơi khô tự nhiên, ngày sắc 40g với 2 bát (bát ăn cơm) nước, cô lại còn 2/3 bát, khi uống chia làm 2 lần.

Trị chứng sốt nhẹ: Mùi tàu 30g, thịt bò tươi 50g, vài lát gừng tươi. Tất cả thái nhỏ, nấu chín với 600ml nước, ăn nóng, khi ăn thêm ít tiêu bột, rồi đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

5. Cây húng chanh

Còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.

Bài thuốc dân gian từ các loại rau gia vị
Húng chanh.

Một số bài thuốc từ cây húng chanh

Chữa hen suyễn: Lá húng chanh 12g, lá tía tô 10g. Hai thứ rửa sạch, sắc uống. Khi uống thuốc nên kiêng các thức ăn chiên xào, đồ uống lạnh, hải sản.

Chữa ho cho trẻ: Húng chanh kết hợp với lá hẹ, mật ong. Cả 3 thứ đem hấp, cho trẻ uống rất sạch miệng và đỡ ho.

Chữa rết, bọ cạp cắn, ong đốt: Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ hoặc nhai kỹ, cho một ít muối vào rồi đắp lên vết thương, rất công hiệu.

6. Rau húng quế

Húng quế là loại thảo mộc sống lâu năm hoặc sống lâu năm cứng cáp cao khoảng 100 cm chứa đầy các chất dinh dưỡng thực vật có lợi cho sức khỏe đáng chú ý. Cây húng quế có mùi nồng, hăng, thường ngọt và có vị hơi giống hoa hồi.

Bài thuốc dân gian từ các loại rau gia vị
Rau húng quế.

Các bài thuốc từ húng quế

Làm dịu dạ dày: lấy 1/2 thìa lá húng quế khô hoặc tươi trong nước thường xuyên có thể giúp làm dịu chứng khó tiêu cũng như giảm bớt cảm giác no.

Xông hơi mặt trị đau đầu: Xông hơi mặt cùng với lá húng quế khô có thể giúp giảm đau đầu. Cho một thìa lá húng quế khô vào 2 cốc nước sôi trong nồi lớn. Cẩn thận nghiêng người trong chậu, dùng khăn trùm kín đầu và hít hơi nước trong vòng 5-10 phút cho đến khi cơn đau đầu giảm bớt.

Vết đốt và vết cắn: Trong trường hợp bạn đang làm việc bên ngoài và bị côn trùng cắn, bạn có thể nhai lá húng quế cũng như đắp lên vết cắn có thể giúp giảm đau cũng như loại bỏ nọc độc.

Đường huyết: Húng quế có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu nếu ăn thường xuyên cũng như uống như nước trái cây hoặc trà.

Giảm căng thẳng: bạn nên cho 2 tách trà Lá húng quế vào bồn tắm nước ấm để giảm căng thẳng cũng như giúp thư giãn.

Sốt: Lá húng quế rất hữu ích để làm dịu cơn sốt, đặc biệt là những cơn sốt liên quan đến bệnh sốt rét cùng với những cơn sốt bùng phát, truyền nhiễm khác điển hình cho những khu vực kỳ lạ. Đun sôi lá với một ít thảo quả trong khoảng hai lít nước, sau đó kết hợp với đường và sữa, hạ nhiệt độ. Chiết xuất lá húng quế trong nước ngọt cần được cung cấp sau mỗi 2 đến 3 giờ; giữa các liều, bạn có thể cho từng ngụm nước lạnh. Quá trình này đặc biệt hiệu quả để giảm sốt ở thanh thiếu niên.

Trị ho: Húng quế là một thành phần quan trọng trong siro trị ho cũng như thuốc long đờm. Nó cũng có thể làm giảm chất nhầy trong bệnh hen suyễn cũng như viêm phế quản. Ngậm lá húng quế có thể dễ dàng làm giảm cảm lạnh cũng như các triệu chứng cúm.

Đau họng: Nước đun sôi cùng với lá húng quế có thể được dùng như một loại thuốc bổ hoặc thậm chí được sử dụng như một loại nước súc miệng khi bạn bị đau họng.

Rối loạn hô hấp: Đun sôi lá húng quế cùng với mật ong cũng như gừng rất tốt để điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, ho, cảm lạnh và cúm. Đun sôi lá, đinh hương cũng như muối biển trong một vài nước có thể giúp giảm nhanh bệnh cúm. Những loại hỗn hợp này cần được đun sôi trong khoảng hai lít nước cho đến khi chỉ còn một nửa nước để nguội uống trong ngày.

Sỏi thận: Trong trường hợp bị sỏi trong thận, nước ép của lá húng quế kết hợp với mật ong và uống mỗi ngày trong vòng 6 tháng chắc chắn sẽ thải chúng ra khỏi hệ thống tiết niệu.

7. Rau tía tô

Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ấm, lợi vào kinh tỳ, phế. Tác dụng phát tán phong hàn, hóa đờm, giải uất, giải độc, an thai, chữa hen suyễn, tê thấp, trị ho, thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau… Có thể sử dụng toàn cây làm thuốc, dưới dạng dùng tươi, thuốc sắc, tinh dầu hoặc dạng bột mịn.

Bài thuốc dân gian từ các loại rau gia vị
Rau tía tô.

Bài thuốc từ tía tô

Chữa cảm lạnh: Tô diệp (lá tía tô khô) 8g, trần bì 6g, hương phụ 8g, cam thảo 4g, gừng tươi 2 lát, sắc uống.

Tiêu đờm giảm ho: Tô diệp 15g, gừng khô 3g sắc uống mỗi ngày. Nước sắc đem chia thành 2 lần uống.

Chữa hen suyễn, ho nhiều đờm: Hạt tía tô, hạt cải thìa , hạt củ cải, liều lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Ngày uống 9g, chia 3 lần

Chữa đau bụng do ngộ độc thực phẩm:Lá tía tô tươi, giã nát, lọc lấy nước uống. Hoặc dùng tô diệp (lá tía tô khô) 10g sắc uống.

Chữa trúng độc "tô tử giải độc thang": Tô diệp 10g, cam thảo 4g, gừng tươi 8g sắc với600ml nước, còn 200ml. Chia thành 3 phần, uống khi thuốc còn nóng.

Chữadị ứng mẩn ngứa: Lá tía tô tươi, giã nát, xát vào chỗ bị bệnh hoặc dùng nước sắc từ cây tía tô đem rửa bên ngoài.

Chữa chướng bụng, kiện vị, cầm nôn: Lá tía tô giã lấy nước đem hòa với một ít muối và uống trong 1 lần. Nếu nôn mửa do thai nghén, nên dùng nước sắc từ cành tía tô để uống.

Chữa sưng vú: Lá tía tô 30g đem sắc nước uống, dùng bã đắp lên vú.

Làm đẹp da:Vò nát lá tía tô hòa vào nước tắm

Chữa tiêu chảy, miệng nôn trôn tháo: Lấy lá tô tử cho vào nồi đun, sau đó bỏ bã và nấu đặc thành cao. Đậu đỏ rang vàng, tán bột mịn rồi trộn với thuốc cao tía tô hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần dùng 50 viên, chia 2 lần.

L.Anh (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo – lưu giữ trò chơi truyền thống độc đáo của miền đất nhiều di sản văn hóa

Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo – lưu giữ trò chơi truyền thống độc đáo của miền đất nhiều di sản văn hóa

Ngày 23/11, Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo năm 2024 được tổ chức tại Nhà thi đấu thể dục thể thao huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng với sự tham gia đông đủ của những đội được tuyển chọn từ các xã, thị trấn trực thuộc huyện.
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200 - Danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam.
VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu

VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu

Sáng ngày 21/11/2024, tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP HCM, lễ khai mạc Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các Sản phẩm từ Dược liệu toàn quốc lần thứ hai - VIETRAMED EXPO 2024 - đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Cùng chuyên mục

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm y tế quận, huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh.
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Cây huyết dụ, một loại cây quen thuộc thường dùng làm cây cảnh, không chỉ mang vẻ đẹp mộc mạc mà còn ẩn chứa những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

Lá vối là một vị thuốc quý, được dùng nhiều để điều trị một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đường tiêu hóa, mỡ máu và gout.
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 24/2024/TT-BYT sửa đổi Thông tư 16/2020/TT-BYT về tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 14/12/2024.

Các tin khác

Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Ngũ tạng, gồm tâm, can, tỳ, phế, thận là 5 cơ quan quan trọng nằm ở vùng ngực và vùng bụng trong cơ thể con người. Tâm, can, tỳ, phế, thận có sự gắn kết hợp thành một thể hoàn chỉnh, cùng hoạt động trong cơ thể con người, nuôi dưỡng cơ thể phát triển và phòng tránh các loại bệnh tật.
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

Trong bối cảnh y học hiện đại ngày càng phát triển, y học cổ truyền vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong việc, khám chữa bệnh của người dân. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ và mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế ban hành dự thảo thông tư cập nhật danh mục các thuốc đông y được BHYT chi trả, trong đó bổ sung thêm nhiều bài thuốc, dược liệu, dạng bào chế và loại bỏ các sản phẩm từ nguồn gốc động thực vật hoang dã.
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trẻ nhỏ, người già và những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất. Bạn có thể dùng những loại thảo dược vườn nhà để hỗ trợ điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Trị ho bằng thảo dược từ lâu được sử dụng rộng rãi nhờ hiệu quả trị bệnh cao, an toàn lại rất dễ tìm. Những cây thuốc chữa ho này có công dụng trị ho khan, ho có đờm, giảm đau rát cổ họng, giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị

Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị

Nghệ tây, hạt thì là đen, rau mùi, cỏ xạ hương... là những gia vị có tác dụng tốt trong việc bảo vệ hệ thần kinh.
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền

Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền

Thời gian qua, tỷ trọng sử dụng thuốc y học cổ truyền trong cơ cấu chi chung của thuốc đã giảm từ 7,5%, xuống 4,5%. Bộ Y tế đang triển khai các biện pháp để phát huy thế mạnh của y học cổ truyền.
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe

Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe

Gừng đen có tên khoa học là Kaempferia parviflora. Loại này có giá trị dược liệu cao, còn được mệnh danh là “nhân sâm Thái” nên được bán với giá cao.
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng

Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng

Trong bối cảnh hiện đại, ung thư đã trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu, gây ra lo lắng và những thách thức cho bệnh nhân cũng như gia đình họ. Dù rằng hiện tại chưa có phương pháp điều trị nào đảm bảo hoàn toàn cho căn bệnh này, nhiều người đã xem xét các phương pháp hỗ trợ tự nhiên, trong đó các loại thảo dược truyền thống có thể đóng vai trò quan trọng.
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An

Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An

Nghệ An, mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử, không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn được xem là một trong những địa phương có nguồn nguyên liệu cây dược liệu phong phú nhất cả nước. Với hơn 1.000 loài cây dược liệu quý hiếm, Nghệ An được xem là một trong những địa phương có nguồn nguyên liệu dược liệu phong phú và đa dạng bậc nhất cả nước.
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe

Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe

Thảo dược đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay để chữa bệnh và duy trì sức khỏe. Ngày nay, việc sử dụng thảo dược ngày càng phổ biến do những ưu điểm vượt trội như chi phí rẻ và ít tác dụng phụ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về các loại cây thảo dược tốt đối với sức khỏe con người, bao gồm các lợi ích chính, công dụng và thông tin an toàn có liên quan.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động