Bài thuốc dân gian từ cây rau sam
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau mồng tơi? Cây me đất - Thảo dược quý từ thiên nhiên |
Cây rau sam còn được gọi là trường thọ thái, mã xỉ hiện hay mã xỉ thái, tên khoa học là Portulaca oleracea L. - thuộc họ rau sam (Portulacaceae).
Hầu hết các bộ phận của cây rau sam đều được dùng làm thuốc, trừ rễ.
Hầu hết các bộ phận của cây rau sam đều được dùng làm thuốc. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Theo y học cổ truyền, cây rau sam có tính hàn, vị chua không có độc, quy vào kinh Phế, Tâm và Tỳ. Rau sam chứa kháng sinh tự nhiên, có khả năng tiêu thũng giải độc nên có công dụng như sau:
Dược liệu vị chua nên rất tốt trong kích thích tiêu hóa, tính hàn có công dụng thanh nhiệt để điều trị các chứng nóng ngoài, nóng trong vào mùa hè.
Hàm lượng kháng sinh tự nhiên trong dược liệu có công dụng sát khuẩn, điều trị các bệnh lý như viêm đường tiết niệu, mẩn ngứa ngoài da, giun sán đường ruột và các chứng lỵ...
Rau sam có khả năng tiêu thũng giải độc nên có công dụng điều trị chứng đầy bụng, trướng bụng, mụn nhọt mẩn ngứa ngoài da, sưng đau ngoài da.
Tác dụng của cây rau sam theo y học hiện đại
Rau sam có công dụng ức chế sự phát triển của trực khuẩn lỵ và vi khuẩn thương hàn. Cồn chiết xuất từ rau sam có tác dụng ức chế trực khuẩn E.coli.
Hàm lượng axit béo trong Omega 3 có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol máu, bảo vệ mạch máu và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.
Các chất khoáng trong dược liệu như mangan, kẽm, đồng và magie công dụng chống khối u.
Hoạt chất trong dược liệu rau sam có công dụng hoạt hóa thần kinh dopamine, DOPA từ đó giúp cải thiện mức độ tập trung và tăng cường trí nhớ.
Công dụng thải trừ độc tố bisphenol A giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng.
Rau sam giàu chất xơ. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Hàm lượng vitamin E, vitamin C, alcaloid, flavonoid, glutathione và beta-carotene trong cây rau sam giúp ngăn ngừa các gốc tự do và chống lại quá trình lão hóa.
Hàm lượng omega-3 cao và các chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng tóc, da, móng và khớp.
Chất nhầy trong rau sam có công dụng làm dịu đường tiêu hóa, từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý thường gặp về đường tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cao giúp ngăn ngừa táo bón, dự phòng nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
Một số bài thuốc dân gian từ cây rau sam
Trị nổi mề đay mẩn ngứa, sốt phát ban: Lấy một nắm cây rau sam rửa qua nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất. Sau đó, giã nát toàn bộ rau sam, chắt lấy phần nước cốt để uống, phần bã để chà xát lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện mỗi ngày 1 lần để cải thiện bệnh lý về da.
Trị ngộ độc thuốc: Dùng một nắm cây rau sam tươi rửa sạch nhiều lần, sẽ tốt hơn nếu rửa chúng với nước muối pha loãng. Cho vào máy xay để xay nhuyễn. Chắt lấy phần nước để uống, phần bã dùng để đắp vào rốn.
Chữa dịch sản hậu ra nhiều: 60g rau sam khô đem rửa sạch sắc lấy nước dùng. Chia làm 2 lần dùng. Nếu không có khô bạn có thể dùng với 200g rau sam tươi.
Cây rau sam có tác dụng với nhiều bệnh lý thường gặp. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Trị giun: 50g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Uống nước ép rau sam vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng trước khi ăn khoảng 4 giờ. Uống liền trong 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy giun ra ngoài theo phân. Phương cách này hữu hiệu với giun kim và giun đũa.
Trị chướng bụng: 300 - 500g rau sam, rửa sạch, chia làm 2 lần dùng, mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành một thứ canh hơi sệt.
Trị phụ nữ bị bạch đới: 30g rau Sam rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt trộn chung với 2 lòng đỏ trứng gà, trộn đều rồi bắc lên bếp đun sôi để uống.
Trị chứng ngứa âm đạo: Dùng rau sam khô hoặc rau sam tươi. Đem rau sam tươi hoặc khô sắc để lấy nước ngâm rửa âm đạo. Thực hiện mỗi ngày hai lần vào buổi trưa và tối trước khi đi ngủ.
Trị vết thương do côn trùng, rắn rết cắn: Lấy một nắm cây rau sam. Đem phần rau sam rửa sạch nhiều lần với nước rồi giã nát lấy phần nước cốt để uống, phần bã dùng để đắp lên vị trí bị tổn thương. Khi dùng thuốc, cần đưa bệnh nhân về ngay trạm y tế gần nhất. Bởi đây chỉ là biện pháp hỗ trợ.
Trị mụn nhọt: Chuẩn bị một miếng màn hoặc miếng vải mỏng, giặt sạch phơi khô. 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát, sau đó gói vào miếng vải trước đo đã chuẩn bị, đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Duy trì đắp đến khi mụn nhọt nhín và vỡ ra.
Trị chứng bạch cầu cấp: Bạch chỉ 12g + mã xỉ hiện 30g + hà thủ ô, a giao mỗi vị cân lấy 16g.Rửa sạch cho vào sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
Trị tiểu rát, tiểu máu: 100g rau sam + 50g rau dền. Rưa sạch thái nhỏ nấu canh như bình thường, ăn chung với cơm. Duy trì sử dụng liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu sẽ được cải thiện.
Phòng ngừa bệnh gout: Dùng nước sắc rau sam để thay cho nước lọc. Sử dụng liên tục khoảng 30 ngày và kết hợp cùng với thuốc trị bệnh gout.
Cây rau sam là một loại rau dân dã, có vị chua, tính mát. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng: Bại tương thảo, thổ phục linh, kê nội kim, mã xỉ hiện, khổ sâm và bạch thược mỗi vị 20g + cam thảo 6g + xạ hương 4g + tam lăng, xuyên hậu phác và huyền hồ mỗi vị 10g + hồng đằng 12g. Đem các vị trên đi rửa sạch rồi sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thành, duy trì sử dụng bện sẽ thuyên giảm.
Trị kiết lỵ: Rau sam, cỏ sữa mỗi vị 100g. Hai loại này rửa sạch, thêm vào khoảng 400ml nước rồi sắc, sắc đến khi nào cạn còn chừng 100ml thì gạn nước ra để uống, chia làm 2 lần dùng, dùng trong ngày. Nếu có thêm đi ngoài ra máu thì thêm cỏ nhọ nồi 20g đun lẫn.
Trị bỏng: Lấy rau sam khô tán thành bột mịn, thêm một ít mật ong rồi bôi lên vùng da bị bỏng.
Trị môi, miệng bị lở loét: Lấy rau sam đã được làm sạch giã nát lấy phần nước cốt để bôi lên vị trí môi miệng bị lở loét. Hoặc dùng rau sam sắc đặc để cải thiện tình trạng lở loét.
Trị đau răng: Dùng nước cốt hoặc nước cốt sắc đặc từ rau sam tươi để ngậm súc miệng cải thiện tình trạng đau răng.
Trị nấm tóc, nấm chân, nấm da đầu: Có thể dùng cây rau sam tươi hoặc rau sam khô. Nếu dùng rau sam tươi thì đem nấu thành cao rồi bôi lên vị trí bị nấm. Đối với rau sam khô thì đốt thành than để rắc lên vùng da bị nấm.
Trị ho ra máu: Lấy 1 - 2 nắm rau sam. Đem giã nát để lấy nước cốt để dùng hoặc đem sắc đặc. Thêm vào đó, người bệnh nên kết hợp cùng với rau sam luộc, xào hoặc nấu canh.
Trị ho gà: Dùng 100g rau sam cùng với 30g đường phèn. Rau sam cần được làm sạch trước khi đem đun cùng với 200ml nước. Tiếp tục thêm 30 gram đường phèn và đun còn khoảng 100ml. Chia phần sắc được thành 3 phần nhỏ để dùng trong ngày. Sau lộ trình 3 ngày, người bệnh giảm liều dùng còn 50ml.
Chữa bệnh trĩ: Lấy 300 – 350 gram rau sam tươi. Đem rau sam đã được rửa sạch nhiều lần với nước rồi đem nấu lấy rau để ăn, nước để xông hoặc ngâm hậu môn. Thực hiện mỗi ngày 1 lần để cải thiện bệnh trĩ.
Tin liên quan
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
19:05 | 22/11/2024 Doanh nghiệp
VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu
15:47 | 22/11/2024 Kinh tế
Kháng thuốc đang đe dọa nhiều thành tựu của y học hiện đại
15:52 | 22/11/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội