Bài thuốc hay từ long nhãn

Theo y học cổ truyền, long nhãn có tác dụng dưỡng huyết, an thần, vào hai kinh tâm và tỳ, thường được dùng chữa suy nhược cơ thể, bổ thần kinh, mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, hoảng hốt,...
Bài thuốc hay từ long nhãn
Chè sen long nhãn giúp ngủ ngon

Vị thuốc long nhãn

Tính vị: Vị ngọt, tính bình, ấm, không chứa độc

Quy kinh: Long nhãn có khả năng quy vào 2 kinh Tâm và Tỳ

Tác dụng của long nhãn: Trong Đông y, long nhãn có tác dụng bổ tâm tỳ, an thần, lợi khí, dưỡng huyết. Chủ trị suy giảm trí nhớ, chữa hay quên, rối loạn giấc ngủ, lo âu, thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, kéo dài tuổi thọ.

Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, các thành phần trong long nhãn cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Vitamin C giúp chống cảm cúm, cải thiện hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch.

Thành phần chất đồng được tìm thấy trong quế viên giúp ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.

Hoạt chất Riboflavin có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề về mắt, đặc biệt là căn bệnh đục thủy tinh thể.

Ngoài ra, với thành phần vitamin A, C dồi dào cùng nhiều khoáng chất thiết yếu, long nhãn còn có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da.

Cách dùng và liều lượng

Tùy theo lứa tuổi, thể trạng có thể dùng 9 – 18g long nhãn một ngày. Dược liệu này được dùng phổ biến dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, thuốc hoàn, ngâm rượu hay chế biến thành các món ăn bài thuốc để cải thiện sức khỏe.

Bài thuốc từ long nhãn

Bài 1: Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu: Long nhãn 15g, hạt sen 20g, hồng táo 15g, lạc nhân 15g, gạo nếp 50g. Tất cả các vị trên cho vào nồi để nấu cháo ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Dùng 10 -15 ngày.

Bài 2: Bổ tâm, an thần: Long nhãn 200g, liên nhục 200g, táo tàu 200g, táo nhân 200g, hoài sơn 200g, lá vông nem 150g, cam thảo 130g. Long nhãn, táo tàu, lá vông nem nấu thành cao lỏng; liên nhục, hoài sơn, táo nhân sao giòn, tán nhỏ, rây bột mịn. Trộn cao và bột, đánh đều, làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 20 - 40 viên, chia làm 2 lần.

Bài 3: Chữa mất ngủ: Long nhãn 9g, toan táo nhân 9g, khiếm thực 15g, sắc uống trước khi đi ngủ.

Bài 4: Chữa thiếu máu, mất ngủ, thể trạng mệt mỏi: Long nhãn 16g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 16g. Sắc uống ngày một thang, chia hai lần, uống ấm. Dùng 10 - 15 ngày.

Bài 5: Chữa kém ăn, ra mồ hôi trộm, mệt nhọc: Long nhãn 50g, cao ban long 40g. Sắc long nhãn với nước. Thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để hòa tan. Để nguội, thái thành từng miếng mỏng. Trước khi đi ngủ tối và sáng sớm uống mỗi lần 10g cao này.

Bài 6: Hồi hộp, mệt mỏi, đau lưng mỏi gối: Long nhãn 15g, hạt dẻ 10 - 20 hạt, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ. Hạt dẻ bóc vỏ, đập vụn nấu với gạo thành cháo, khi cháo được cho long nhãn vào, đun sôi đều, khi ăn thêm đường.

Bài 7: Giải nhiệt, an thần: Long nhãn và hạt sen, hai thứ lượng bằng nhau. Hạt sen lột vỏ bỏ tim, luộc chín. Long nhãn ngâm nước khoảng 10 phút cho nở mềm. Hòa nước luộc hạt sen với nước lã cho đủ 1 lít nước, cho đường vào, đặt lên bếp nấu sôi cho đường tan, cho hạt sen và long nhãn vào đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút là dùng được.

Bài 8: Trẻ nhỏ ra nhiều mồ hôi trộm: Long nhãn 30g, hồng táo 15g. Sắc nước uống hàng ngày hoặc ăn cả cái.

Bài 9: Bồi bổ sức khỏe sau bệnh nặng dài ngày: Long nhãn 20g, ba ba 1 con nhỏ, sơn dược 20g. Ba ba làm sạch, cho long nhãn, sơn dược và nước, thêm gia vị hầm cách thủy ăn trong ngày. Tuần ăn 2-3 lần.

Minh Thùy (t/h)
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Phòng khám Đa khoa Đức Trí – Dịch vụ chất lượng cao, nâng tầm chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Phòng khám Đa khoa Đức Trí – Dịch vụ chất lượng cao, nâng tầm chăm sóc sức khỏe cộng đồng

(SKV) - Được biết đến là cơ sở y tế được đầu tư quy mô trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Phòng khám Đa khoa Đức Trí là một trong những địa chỉ chăm sóc sức khoẻ uy tín hàng đầu trong khu vực, phòng khám mang đến những dịch vụ chất lượng cao cùng nhiều lợi ích trong công tác khám, chữa bệnh cho khách hàng trong lĩnh vực Tây và Đông Y.
Thay thế động vật hoang dã trong y học cổ truyền

Thay thế động vật hoang dã trong y học cổ truyền

Trong bối cảnh bảo vệ đa dạng sinh học và tuân thủ pháp luật, việc chuyển đổi từ dược liệu động vật hoang dã (ĐVHD) sang dược liệu thực vật trong y học cổ truyền đang ngày càng trở thành một xu hướng tất yếu.
Thực phẩm chức năng: Lợi ích và cách lựa chọn thông minh

Thực phẩm chức năng: Lợi ích và cách lựa chọn thông minh

Trong nhịp sống hiện đại, việc chăm sóc sức khỏe đã trở thành một ưu tiên hàng đầu của mỗi người. Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống năng động, thực phẩm chức năng đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, với một thị trường đa dạng và phong phú, làm sao để lựa chọn được những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu của mỗi người? Hãy cùng tìm hiểu về lợi ích của thực phẩm chức năng và cách lựa chọn những sản phẩm hiệu quả, an toàn cho sức khỏe.

Cùng chuyên mục

Cây cỏ luồng: Công dụng, cách dùng trị bệnh trong y học cổ truyền

Cây cỏ luồng: Công dụng, cách dùng trị bệnh trong y học cổ truyền

Cỏ luồng còn có tên seo gà, phượng vĩ thảo... Tên khoa học: Pteris multifida Poir, họ Seo gà: Pteridaceae. Cỏ luồng mọc phổ biến ở miền Bắc và Trung Bộ, trên vách đá, vách đất, quanh thành giếng, nơi thoáng ẩm và mát. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, thu hái quanh năm. Sau đây là một số bài thuốc từ cây cỏ luồng.
Những bài thuốc chữa bệnh không ngờ từ cây sim

Những bài thuốc chữa bệnh không ngờ từ cây sim

Cây sim hay còn gọi là dương lê, nẫm tử, sơn nẫm, cương nẫm, đào kim nương, hồng sim, là một dược liệu quý, được dùng làm thuốc chữa bệnh. Rễ, lá và quả của dược liệu có tác dụng điều trị đau dạ dày, tiêu chảy, lị, đau đầu kinh niên, băng huyết, đau nhức, phong thấp,…Sau đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây sim.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ củ nâu

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ củ nâu

Củ nâu hay còn gọi là thự lương, giả khôi,… mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi phía Bắc nước ta, là thảo dược có vị ngọt nhẹ, tính hàn, tác dụng cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và còn được dùng để điều trị khí hư ở phụ nữ, tiêu chảy, kiết lỵ, liệt nửa người…
Cây bòng bong (hải kim sa): Công dụng, cách dùng trị bệnh trong y học cổ truyền

Cây bòng bong (hải kim sa): Công dụng, cách dùng trị bệnh trong y học cổ truyền

Bòng bong hay còn gọi là hải kim sa. Bòng bong có vị ngọt, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, tả thấp nhiệt ở tiểu đường, bàng quang và thông lâm. Vì vậy hải kim sa thường được nhân dân sử dụng để trị chứng tiểu tiện vàng/ đỏ, tiểu khó, sạn đường tiết niệu do thấp nhiệt.
Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu

Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu

SKV - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 172/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Đắk Lắk.
Sốt xuất huyết theo Y học cổ truyền

Sốt xuất huyết theo Y học cổ truyền

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi Aedes là tác nhân trung gian, hiện nay đang có nguy cơ chuyển thành dịch, Y học cổ truyền gọi là Thử Thấp ôn bệnh đặc trưng của mùa Hạ. Đa phần bệnh có thể tự khỏi nhưng có một tỷ lệ nhỏ có khả năng chuyển nặng. Thông qua dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm là giai đoạn phải xử trí kịp thời tránh gây hậu quả không tốt. Do chưa có vắc-xin dự phòng và thuốc đặc hiệu nên điều trị triệu chứng và phòng cắt đường truyền (diệt muỗi)

Các tin khác

Bệnh Bạch hầu và chứng ôn độc toả hầu phong theo y học cổ truyền

Bệnh Bạch hầu và chứng ôn độc toả hầu phong theo y học cổ truyền

(SKV) - Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch. Theo World Health Organization (WHO) tỷ lệ tử vong chiếm 2-5% các ca bị mắc bạch hầu [1,2]. Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành chưa có đáp ứng miễn dịch bạch hầu qua đường hô hấp hoặc lây gián tiếp qua tiếp xúc với đồ vật có vi khuẩn. Bệnh cảnh bạch hầu có tính tương đồng với Toả hầu phong trong Ôn độc xuất hiện mùa Đông mạt Xuân sơ thuộc của Ôn bệnh của Y học cổ truyền (YHCT). Ôn bệnh có tà khí đặc trưng gây bệnh theo mùa gọi là Thời bệnh, tương ứng với các bệnh truyền nhiễm của Y học hiện đại (YHHĐ). [4, 6].
Trigger Point Và A Thị Huyệt theo Y Học Cổ Truyền

Trigger Point Và A Thị Huyệt theo Y Học Cổ Truyền

(SKV) - Trigger point và A thị huyệt theo Y học cổ truyền có những đặc điểm tương đồng cần phân biệt trong chẩn đoán và điều trị. Trigger point là điểm đau kích hoạt có tổn thương thục thể các sợi cơ và A thị huyệt theo Y học cổ truyền (YHCT) lại đau do tổn thương mô khi mô không được tưới máu tốt bao gồm cả tổn thương phần mềm ( mô mềm, cơ, thần kinh, mạch máu) và xương khớp. Điều trị Trigger point bằng thuốc giảm đau không hiệu quả nhưng điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền đặc biệt châm cứu thành công mang ý nghĩa thống kê.
Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Theo Y học cổ truyền bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Y học cổ truyền sử dụng cây bồ anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...
Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng.
Vị thuốc chuối hột rừng

Vị thuốc chuối hột rừng

Theo tài liệu Y học cổ truyền, chuối hột rừng có công dụng sát trùng, lương huyết, an thai, lợi tiểu,…
Danh mục một số cây thuốc  Nam theo nhóm bệnh

Danh mục một số cây thuốc Nam theo nhóm bệnh

Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời trong việc dùng cây cỏ để phòng và điều trị bệnh. Vườn thuốc nam có vai trò thiết thực trong việc sơ cứu và chữa trị một số bệnh thông thường.
12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

Xà sàng tử là tên gọi của vị thuốc được dùng điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như trĩ, lạnh tử cung, bệnh viêm da hoặc vấn đề sinh lý nam.
Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Cây chùm ngây là cây thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe tốt như điều hòa huyết áp, ngăn ngừa ung thư, bệnh loãng xương...
5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

Một số bệnh như: Ho, viêm họng, cảm cúm, đầy bụng, đau mỏi... là những bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày có thể dùng những bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh.
Xem thêm
Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Sáng ngày 8/6/2025, Tại Hà Nội: Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030, đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

An Giang, ngày 17/5 - Với tinh thần "Một nắm khi đói bằng một gói khi no", Chi hội Nam y An Giang đã tổ chức thành công buổi trao quà thiện nguyện tại Khóm An Định B, Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nằm trong kế hoạch công tác Quý II năm 2025, thể hiện cam kết bền bỉ của Chi hội trong công tác thiện nguyện và chăm lo đời sống nhân dân tại địa phương.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Phiên bản di động