Bài thuốc trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm thận từ dược liệu tang bạch bì

Viêm phổi, viêm phế quản và viêm thận là những bệnh lý phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Trong y học cổ truyền, tang bạch bì là một dược liệu quý được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ điều trị các bệnh lý này. Bài viết này sẽ khám phá tác dụng của tang bạch bì trong việc điều trị viêm phổi, viêm phế quản và viêm thận, cũng như cách sử dụng dược liệu này một cách hiệu quả.
Dinh dưỡng và bài thuốc cho mùa nóng: Giải pháp giữ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng Bài thuốc điều trị thận âm hư theo y học cổ truyền Bài thuốc đông y chữa chứng bốc hỏa: Liệu pháp tự nhiên để cân bằng cơ thể Bài thuốc đông y chữa viêm gan: Giải pháp giúp khôi phục sức khỏe gan Bài thuốc đông y chữa rong kinh: Giải pháp tự nhiên để khôi phục sức khỏe phụ nữ Bài thuốc chữa mất ngủ theo y học cổ truyền: Giải pháp tự nhiên để khôi phục giấc ngủ Bài thuốc trị tăng huyết áp theo y học cổ truyền

Dược liệu tang bạch bì là gì?

Tang bạch bì dược liệu còn có những tên gọi khác như vỏ rễ dâu, sinh tang bì, tang căn bạch bì, mã ngạch bì... Tên khoa học là Cortex mori Albae Radicis, thuốc thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).

Vị thuốc tang bạch bì là phần vỏ của rễ của cây dâu tằm đã được chế biến loại bỏ lớp vỏ bên ngoài và lõi gỗ bên trong. Dâu tằm là loại cây thân gỗ nhỏ, chiều cao khoảng 2 – 3m, có những đặc điểm sinh thái như sau:

Lá có phiến, mọc so le, có hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy. Phần mép có răng cưa to, cuống lá tròn hoặc hơi bằng, từ cuống tỏa ra 3 gân chính rõ rệt;

Hoa dâu tằm là hoa đơn tính, mọc thành bông;

Quả dâu tằm là loại quả mọng, mọc ở các đài lá, có màu đỏ và chuyển sang màu đen sẫm khi chín và có thể ăn được;

Dâu tằm ra hoa vào tháng 4 – 5 và ra nhiều quả vào tháng 5 – 7 hằng năm;

Loại cây này mọc hoang hoặc trồng ở hầu hết các tỉnh thuộc Trung Quốc. Ở nước ta, dâu tằm được tìm thấy ở một số địa phương với số lượng không nhiều và toàn bộ cây đều được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Tang bạch bì dược liệu được chế biến sau khi thu hái phần vỏ rễ cây dâu tằm với yêu cầu vỏ khô đã được tẩy trắng, không nổi mốc, không vụn. Cây dâu tằm được thu hoạch từ cuối mùa thu đến mùa xuân, khi lấy cần cắt bỏ phần già của cây để sang xuân mọc lên chồi mới.

Sau đó tiến hành đào lấy rễ ở dưới đất, chỉ lấy những rễ to có đường kính từ 5mm trở lên. Vị thuốc tang bạch bì có thể thu hoạch gần như quanh năm. Phần rễ của cây dâu tằm sau khi thu hoạch về, đem đi rửa sạch bằng nước để loại bỏ đất, cát, bụi bẩn và tạp chất. Sau đó dùng dụng cụ để cạo bỏ lớp vỏ màu vàng (giữ lại lớp màu trắng ngà) và loại bỏ phần lõi. Phần còn lại được cắt thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô. Một thời gian sau khi phơi, phần tang bạch bì khi bẻ gãy kêu rắc và giòn là đạt chất lượng, có thể đóng gói bao bì để sử dụng.

Bảo quản vị thuốc tang bạch bì trong bao bì kín, để ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào dược liệu, tránh nơi ẩm mốc. Sau mỗi lần sử dụng cần đóng kín bao bì để sử dụng vào các lần sau.

Xem thêm: Nước tẩy trang đa năng 3in1 làm sạch sâu L'Oreal Paris

Bài thuốc trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm thận từ dược liệu tang bạch bì
Bài thuốc trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm thận từ dược liệu tang bạch bì

Thành phần hóa học của tang bạch bì dược liệu

Các thành phần chính có trong tang bạch bì bao gồm:

  • Albafuran, Albanol, Albafuran B, C;
  • Mulberin, Mulberochomen, Mulberanol, Mulberofuran;
  • Cyclomulberin, Cyclomulberochro;
  • Kuwanon, Oxydihydromorusin (Morusinol).
  • Ngoài ra tang bạch bì dược liệu còn chứa các hoạt chất như:
  • Umbelliferon;
  • P-tocopherol;
  • Sitosterol;
  • Ethyl 2,4 – dihydroxybenzoate;
  • Dihydrokaempferol;
  • Resinotanol

Tang bạch bì dược liệu có vị ngọt, tính hàn, không độc. Quy vào các kinh Phế, Tỳ.

Xem thêm: Hộp Mặt Nạ Sợi Xơ Rau Má Centella Fiber

Công dụng dược liệu tang bạch bì

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, tác dụng của tang bạch bì bao gồm:

  • Chữa ho thông thường;
  • Lợi tiểu;
  • Hạ huyết áp;
  • An thần;
  • Giảm đau;
  • Hạ sốt;
  • Chống co giật;
  • Hỗ trợ ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, các loại nấm tóc;
  • Tang bạch bì hỗ trợ ức chế tế bào ung thư ở tử cung.

Theo y học cổ truyền, tác dụng của tang bạch bì dược liệu bao gồm:

  • Chữa ho, hen suyễn, khó thở;
  • Hạ sốt;
  • Trị chứng tiểu rắt;
  • Sưng phù mặt.

Liều lượng sử dụng tang bạch bì mỗi ngày là khoảng 6 – 12g. Cách dùng phổ biến là sắc lấy nước uống, có thể chia thành nhiều lần sử dụng nếu cảm thấy chưa quen hoặc khó uống.

Xem thêm: Serum giúp phục hồi dưỡng trắng B5 Prettyskin

Bài thuốc trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm thận từ dược liệu tang bạch bì
Công dụng dược liệu tang bạch bì

Các bài thuốc từ tang bạch bì dược liệu

Bài thuốc trị viêm phổi

Có thể sử dụng vị thuốc tang bạch bì chữa viêm phổi theo 2 bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc số 1: Sử dụng các thành phần tang bạch bì, tía tô, hoàng liên mỗi loại 8g, lá tre 12g, kim ngân hoa 16g cùng với thạch cao và sài đất mỗi loại 20g. Đem tất cả các thành phần sắc lấy nước uống, chia làm nhiều sử dụng trong ngày;

Bài thuốc số 2 (Bạch hổ thang gia giảm): Sử dụng 8g vị thuốc tang bạch bì, 4g cam thảo, 16g kim ngân hoa, 20g thạch cao cùng với liên kiều, hoàng liên, tri mẫu và hoàng cầm mỗi loại 6g, đem sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa hen suyễn, viêm phế quản, sốt nhẹ

Bài thuốc số 1: Sắc lấy nước uống với các dược liệu tang bạch bì và lá tỳ bà mỗi loại 12g;

Bài thuốc số 2 (Bột tả bạch): 12g mỗi loại tang bạch bì và địa cốt bì, 20g ngạnh mễ và 8g sinh cam thảo. Đem tất cả sắc lấy nước uống trong ngày;

Bài thuốc số 3: Sắc lấy nước uống với các vị thuốc sau: 20g tang bạch bì dược liệu, 12g hạt tía tô và 8g cam thảo.

Bài thuốc trị phù thũng, viêm thận và tiểu ít

Bài thuốc số 1: sử dụng 20g tang bạch bì và 63g xích tiểu đậu để sắc lấy nước uống;

Bài thuốc số 2: Dùng các vị thuốc tang bạch bì, vỏ gừng, vỏ quả câu mỗi loại 12g cùng với phục linh bì và trần bì mỗi loại 8g để sắc lấy nước dùng, sử dụng trong ngày.

Bài thuốc trị viêm phế quản mãn tính

Sử dụng tang bạch bì cùng với tỳ bà diệp mỗi loại 10g, sau đó tiến hành sắc lấy nước và sử dụng trong ngày.

Bài thuốc trị viêm cầu thận cấp phù (mức độ nhẹ)

Sắc lấy nước uống với các thành phần bao gồm tang bạch bì, sinh khương bì, trần bì, đại phúc bì mỗi loại 10g và 12g phục linh bì. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc và sử dụng liên tục để đem lại kết quả như mong đợi.

Bài thuốc trị ho do nhiệt đàm

Sử dụng tang bạch bì và đại cốt bì mỗi loại 12g cùng với 4g cam thảo để sắc lấy nước uống.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư bao tử và thực quản

Thành phần: 30g vị thuốc tang bạch bì tươi, 100g giấm ăn để nấu trong vòng 1 giờ. Sau đó loại bỏ cặn, chỉ sử dụng phần nước, nếu thấy chua có thể cho ít đường để dễ sử dụng.

Lựa chọn: Các sản phẩm giúp dưỡng và chăm sóc da

Bài thuốc trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm thận từ dược liệu tang bạch bì
Các bài thuốc từ tang bạch bì dược liệu

Lưu ý khi sử dụng dược liệu tang bạch bì

Tham khảo ý kiến bác sĩ: trước khi sử dụng tang bạch bì, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt nếu bạn đang có bệnh lý nền hoặc đang dùng thuốc điều trị.

Kiên trì trong điều trị: hiệu quả của tang bạch bì có thể không thấy ngay lập tức. Bạn cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt được kết quả tốt nhất.

Theo dõi tình trạng sức khỏe: nếu có dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng nặng hơn, hãy ngừng sử dụng và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ.

Tang bạch bì là một dược liệu quý với nhiều tác dụng hữu ích trong việc hỗ trợ và điều trị viêm phổi, viêm phế quản và viêm thận. Từ khả năng kháng viêm, giảm ho đến tăng cường sức đề kháng, tang bạch bì không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe. Hãy thử áp dụng những bài thuốc từ tang bạch bì để trải nghiệm những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe của bạn.

Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Cây thuốc Xuyên Tâm Liên – Kháng sinh tự nhiên hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản

Cây thuốc Xuyên Tâm Liên – Kháng sinh tự nhiên hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản

Trong kho tàng dược liệu quý của Đông y, Xuyên Tâm Liên là một trong những cây thuốc nổi bật với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm hiệu quả. Từ lâu, Xuyên Tâm Liên đã được sử dụng trong y học cổ truyền và hiện đại để hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, góp phần giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian phục hồi, đồng thời tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
Tác dụng hỗ trợ và điều trị cảm mạo của vị thuốc ngưu bàng tử

Tác dụng hỗ trợ và điều trị cảm mạo của vị thuốc ngưu bàng tử

Cảm mạo là một trong những bệnh lý phổ biến, thường gặp trong mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi. Các triệu chứng của cảm mạo bao gồm sốt, ho, đau họng, nhức đầu và mệt mỏi. Trong y học cổ truyền, ngưu bàng tử được biết đến như một vị thuốc quý có tác dụng hỗ trợ và điều trị cảm mạo hiệu quả.
Tác dụng hỗ trợ và điều trị ngộ độc thức ăn của dược liệu đạm trúc diệp

Tác dụng hỗ trợ và điều trị ngộ độc thức ăn của dược liệu đạm trúc diệp

Ngộ độc thức ăn là một tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, thường do việc tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc hóa chất độc hại. Các triệu chứng của ngộ độc thức ăn có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, và đau bụng. Trong khi y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị, dược liệu đạm trúc diệp đã được biết đến với những tác dụng hỗ trợ điều trị ngộ độc thức ăn hiệu quả.

Cùng chuyên mục

Công dụng chữa bệnh của cây Đại hồi

Công dụng chữa bệnh của cây Đại hồi

Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, cây Đại hồi là một dược liệu quý, được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là trong các chứng bệnh về tiêu hóa và cảm mạo. Với đặc tính thơm nồng, vị cay, tính ấm, cây Đại hồi từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian để chữa ỉa chảy, đầy bụng, nôn mửa, cảm hàn – những triệu chứng thường gặp trong đời sống hàng ngày.
Sâm Bố Chính mở ra tiềm năng phát triển kinh tế dược liệu bền vững

Sâm Bố Chính mở ra tiềm năng phát triển kinh tế dược liệu bền vững

Sâm Bố Chính (tên khoa học: Abelmoschus moschatus Medik., thuộc họ Bông – Malvaceae) từ lâu đã được biết đến là cây thuốc quý với nhiều công dụng bồi bổ sức khỏe.
Hoàng liên gai – cây thuốc quý giữa núi rừng đại ngàn

Hoàng liên gai – cây thuốc quý giữa núi rừng đại ngàn

Trong kho tàng dược liệu của Việt Nam, hoàng liên gai (tên khoa học: Berberis wallichiana DC.) được biết đến là một loại cây thuốc quý hiếm, gắn liền với các bài thuốc y học cổ truyền và đời sống của đồng bào vùng núi phía Bắc.
Quả dâu trong y học cổ truyền

Quả dâu trong y học cổ truyền

Quả dâu (còn gọi là dâu tằm, tang thầm – tên khoa học Morus alba L.) từ lâu đã không chỉ được biết đến là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền phương Đông. Với hương vị ngọt dịu, chua nhẹ, quả dâu không chỉ hấp dẫn về mặt ẩm thực mà còn mang lại nhiều lợi ích trong việc bổ huyết, dưỡng âm, chống lão hóa, tăng cường thị lực, an thần và hỗ trợ tiêu hóa.
Cây Cỏ ngọt – Vị thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị huyết áp cao, thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Cây Cỏ ngọt – Vị thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị huyết áp cao, thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Trong kho tàng dược liệu quý của Đông y, Cỏ ngọt (tên khoa học Stevia rebaudiana) là một vị thuốc thiên nhiên có giá trị cao không chỉ trong việc hỗ trợ điều trị huyết áp cao, mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể. Với đặc tính “ngọt mà không sinh năng lượng”, Cỏ ngọt ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong cả y học cổ truyền lẫn hiện đại.
Vị thuốc dân gian quý  từ cây tỏi

Vị thuốc dân gian quý từ cây tỏi

Tỏi (tên khoa học: Allium sativum) là một loại gia vị quen thuộc trong đời sống hàng ngày, đồng thời cũng là một vị thuốc dân gian quý giá được y học cổ truyền và hiện đại công nhận với nhiều công dụng phòng và chữa bệnh. Trong đó, nổi bật nhất là vai trò của tỏi trong việc hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch và điều trị cao huyết áp – hai căn bệnh tim mạch phổ biến và nguy hiểm.

Các tin khác

Một số lưu ý khi sử dụng cây cóc mẳn

Một số lưu ý khi sử dụng cây cóc mẳn

Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, có rất nhiều loại cây cỏ mọc hoang dại nhưng lại là phương thuốc quý, giúp chữa trị hiệu quả nhiều chứng bệnh thông thường. Một trong số đó là cây cóc mẳn – một loài thảo dược dân dã, quen thuộc với nhiều vùng quê, đặc biệt tại miền núi phía Bắc. Không chỉ được biết đến với vị chua dịu dễ chịu khi nhấm nháp, cây cóc mẳn còn là bài thuốc hữu hiệu trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như ho gà, viêm khí phế quản, ho gió và cảm mạo.
[Infographic] 6 loại rau ăn hằng ngày có tác dụng như thuốc chữa bệnh

[Infographic] 6 loại rau ăn hằng ngày có tác dụng như thuốc chữa bệnh

Những loại rau quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày dưới đây đều là những loại dược liệu trong Đông y.
Cỏ lá tre, hỗ trợ tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu

Cỏ lá tre, hỗ trợ tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu

Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, nhiều loại cây cỏ mọc hoang lại sở hữu những công dụng quý báu cho sức khỏe. Một trong số đó chính là cỏ lá tre – loại cỏ dân dã, gần gũi, thường mọc ở bờ ruộng, ven đường, nhưng lại có giá trị cao trong việc hỗ trợ chức năng gan, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.
Cây Chút chít – Vị thuốc dân gian quý từ thiên nhiên

Cây Chút chít – Vị thuốc dân gian quý từ thiên nhiên

Trong kho tàng y học cổ truyền của Việt Nam, cây cỏ tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt ở vùng nông thôn. Một trong những loại cây dại quen thuộc nhưng lại có nhiều công dụng chữa bệnh chính là cây Chút chít – một loại thảo dược bình dị mà hữu dụng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ với khả năng chữa trị hắc lào, lở ngứa, mụn nhọt sưng đau và cả viêm loét dạ dày.
Vị thuốc quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và phong thấp tê bại từ dây thìa canh

Vị thuốc quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và phong thấp tê bại từ dây thìa canh

Trong kho tàng dược liệu quý của Đông y Việt Nam, dây thìa canh (tên khoa học Gymnema sylvestre) được xem là một vị thuốc có giá trị cao trong điều trị bệnh tiểu đường, đồng thời mang lại hiệu quả nhất định trong giảm đau nhức xương khớp, phong thấp, tê bại. Với công dụng đã được ghi nhận qua thực tế sử dụng cũng như qua nghiên cứu khoa học, dây thìa canh ngày càng được người dân tin tưởng và sử dụng rộng rãi.
Cây Ngô thù du – Vị thuốc quý chữa đau dạ dày, đau bụng và đau ngực sườn

Cây Ngô thù du – Vị thuốc quý chữa đau dạ dày, đau bụng và đau ngực sườn

Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông, nhiều loài cây thuốc đã được sử dụng hàng trăm năm để điều trị các chứng bệnh mãn tính, trong đó có cây Ngô thù du – một vị dược liệu nổi bật với công dụng chữa đau dạ dày, đau bụng kèm theo đau ngực sườn. Với những đặc tính y học quý báu, cây Ngô thù du không chỉ được giới lương y đánh giá cao mà còn đang được nhiều người bệnh tìm hiểu và sử dụng trong điều trị.
Một số bài thuốc dân gian với lá sen

Một số bài thuốc dân gian với lá sen

Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông, lá sen (liên diệp) không chỉ được biết đến như một nguyên liệu gần gũi trong ẩm thực mà còn là một vị thuốc quý có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Với đặc tính thanh mát, lá sen được dân gian sử dụng từ lâu để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến rối loạn giấc ngủ, thần kinh căng thẳng, mỡ máu cao và rối loạn chuyển hóa. Trong bối cảnh hiện đại, khi các vấn đề mất ngủ và mỡ máu ngày càng phổ biến do căng thẳng và lối sống ít vận động, lá sen đang trở thành một trong những lựa chọn tự nhiên được ưa chuộng.
Những tác dụng từ cây Khiếm Thực

Những tác dụng từ cây Khiếm Thực

Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông, cây Khiếm thực là một vị thuốc quý có mặt trong nhiều bài thuốc bổ dưỡng, đặc biệt nổi tiếng với công dụng trị suy nhược thần kinh, khí hư, tê thấp, bổ thận, mộng tinh. Không chỉ được tin dùng ở Việt Nam, khiếm thực còn là vị thuốc phổ biến trong y học Trung Hoa và một số nước châu Á khác. Với đặc tính an toàn, lành tính và hiệu quả lâu dài, Khiếm thực ngày càng được các thầy thuốc và người dân quan tâm, sử dụng rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe.
Tổng hợp những vị thuốc nam trị cảm nắng

Tổng hợp những vị thuốc nam trị cảm nắng

Cảm nắng (say nắng, say nóng) là tình trạng cơ thể bị mất nước, mất điện giải và rối loạn điều hòa nhiệt độ do tiếp xúc lâu dưới nắng nóng. Trong Y học cổ truyền, có nhiều vị thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bù nước và giúp cơ thể phục hồi sau khi bị cảm nắng. Dưới đây là một số vị thuốc nam phổ biến.
Bại tương thảo – Vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, tiêu độc hiệu quả

Bại tương thảo – Vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, tiêu độc hiệu quả

Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, có nhiều loại thảo dược dân dã nhưng mang lại giá trị chữa bệnh to lớn. Một trong số đó là Bại tương thảo – loài cây có tên gọi khá lạ nhưng lại được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, lở loét, tiêu độc… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này để hiểu vì sao nó lại được đông y trân trọng như vậy.
Xem thêm
Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Sáng ngày 8/6/2025, Tại Hà Nội: Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030, đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

An Giang, ngày 17/5 - Với tinh thần "Một nắm khi đói bằng một gói khi no", Chi hội Nam y An Giang đã tổ chức thành công buổi trao quà thiện nguyện tại Khóm An Định B, Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nằm trong kế hoạch công tác Quý II năm 2025, thể hiện cam kết bền bỉ của Chi hội trong công tác thiện nguyện và chăm lo đời sống nhân dân tại địa phương.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Phiên bản di động